Trang chủDi sảnQuần thể danh thắng Tràng AnDi sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh...

Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An: 6 năm một hành trình ghi dấu

Tràng An – một địa danh hãy còn lạ lẫm không chỉ đối với du khách quốc tế mà còn khá xa lạ với người dân trong nước từ trước những năm 2014. Thế nhưng, sau khi được UNESCO công nhận Quần thể Danh thắng Tràng An là di sản “kép” đầu tiên của Việt Nam cùng sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các cấp chính quyền địa phương, Sở Du lịch cùng sự đồng hành của Doanh nghiệp Xuân Trường đã đưa Tràng An trở thành điểm đến hấp dẫn, là địa chỉ “đỏ” trên bản đồ du lịch thế giới.
Quần thể danh thắng Tràng An được ghi danh vào Danh sách Di sản Thế giới năm 2014 không chỉ khẳng định chủ trương quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa và cảnh quan tự nhiên gắn với phát triển du lịch của Tỉnh ủy, HĐND, UBND qua các nhiệm kỳ là hoàn toàn đúng đắn, mà còn là kết quả của cả một quá trình gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản của các thế hệ người dân Ninh Bình, sự giúp đỡ và quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành ở Trung ương, các chuyên gia, các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Quần thể danh thắng Tràng An có tổng diện tích 12.252 ha là tổng hòa của môi trường thiên nhiên tuyệt mỹ với pha trộn hoàn hảo tạo thành bức tranh hoàn hảo giữa của cuộc sống nông thôn truyền thống, với vườn cây và ruộng lúa xen lẫn những ngôi làng nhỏ nối với nhau bởi các con đường mòn, cùng mạng lưới sông, suối và kênh rạch, tạo ra một tác phẩm với nhiều mầu sắc, đa dạng và luôn biến hóa, tôn lên nhờ hình ảnh những người nông dân và ngư dân địa phương đang thực hiện những công việc truyền thống càng làm bức tranh thêm sinh động.

Dòng sông Sào Khê uốn lượn quanh các dãy núi đá vôi tạo thành khung cảnh hùng vĩ của Quần thể Danh thắng Tràng An

Những ngôi Chùa, Đền, Phủ tựa mình bên vách đá với mái ngói cổ kính, rêu phong, thâm trầm tạo ra một yếu tố văn hóa thiêng liêng của tín ngưỡng tâm linh chứa đựng những giá trị bản địa đồng điệu với cảnh quan. Tràng An chứa đựng các bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường, thể hiện sự thích ứng của con người với các điều kiện biến đổi về địa lý và sự khắc nghiệt nhất của môi trường trong lịch sử Trái đất, đặc biệt là những biến đổi khí hậu diễn ra vào cuối và ngay sau thời kỳ băng hà cuối cùng.

Trong các cuộc nghiên cứu khảo cổ học và việc phục dựng lại môi trường cổ đã hé lộ chuỗi phát triển văn hóa và hoạt động của người cổ trong mối quan hệ chặt chẽ với tiến hóa địa chấtvà dấu tích của người Tiền sử sinh sống ở đây trên 30.000 năm trước. Đến thế kỷ thứ 10, ở thung lũng Hoa Lư, cư dân Tràng An không ngừng phát triển bản sắc văn hoá trong sự hoà hợp chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên, họ xây dựng Kinh đô, đắp thành, khép kín thung lũng Hoa Lư để phục hưng văn hoá, lập ra ba triều đại đầu tiên trong nền phong kiến độc lập, làm tiền đề hun đúc Văn minh Đại Việt. 

Tràng An trong những năm qua đã vươn mình trỗi dậy thành địa chỉ “đỏ”, một trong những điểm đến hấp dẫn nhất trên bản đồ du lịch thế giới

Đến nay, sau hơn 6 năm được UNESCO ghi danh là Di sản thế giới, để tiếp tục khẳng định những cam kết, trách nhiệm trong công tác nhận diện, quản lý, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị và chuyển giao Di sản cho các thế hệ tương lai theo đúng tinh thần Công ước Di sản Thế giới, trên nguyên tắc hài hòa giữa bảo tồn gắn với phát huy giá trị của Di sản, góp phần phát triển du lịch, Tỉnh ủy, HĐND, UBNDđã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, chính quyền các địa phương trong khu Di sản làm tốt công tác quản lý, bảo tồn gắn với phát huy giá trị Di sản.

Các quy định, kế hoạch về quản lý, bảo vệ Di sản đã được các cấp, các ngành tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao, đồng thời các cơ quan chức năng đã chủ động, tham mưu, đề xuất các giải pháp quản lý, bảo tồn gắn với phát triển du lịch bền vững và có trách nhiệm. Do đó, ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị Di sản của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Bất kể là du khách trong hay ngoài nước đến với Tràng An đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngất ngây của vùng đất Cố đô

Sự phối hợp giữa các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch ngày một chặt chẽ; an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hạ tầng du lịch được đảm bảo và duy trì; văn hóa, văn minh du lịch đã được nâng cao, chất lượng nguồn nhân lực và công tác phục vụ, đón tiếp khách đã cơ bản đi vào chuyên nghiệp; công tác quảng bá xúc tiến du lịch luôn được chú trọng, đa dạng về nội dung và hình thức, lấy giá trị văn hóa truyền thống và cảnh quan thiên nhiên độc đáo để tạo dựng hình ảnh và thương hiệu của du lịch tại Quần thể danh thắng Tràng An. Danh hiệu Di sản đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân, là trung tâm thúc đẩy phát triển du lịch không chỉ trong tỉnh mà còn là cả nước, góp phần khẳng định được vị trí du lịch Ninh Bình trên bản đồ du lịch thế giới.

Để làm tốt hơn công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, dưới sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, BQL Quần thể Danh thắng Tràng An đẩy mạnh công táctuyên truyền, quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước, các yêu cầu, khuyến nghị của UNESCO và các quy định của tỉnh trong quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản; tạo sự đồng thuận và nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống trong khu Di sản.

Giữ mối quan hệ với các cơ quan của Trung tâm Di sản thế giới, văn phòng UNESCO Hà Nội, Ủy ban UNESCO Việt Nam để trao đổi thông tin về công tác quản lý, bảo tồn Di sản. Sở Du lịch làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh trong việc xây dựng quy hoạch bảo tồn khu Di sản, tập trung quy hoạch, phát triển các loại hình du lịch cộng đồng gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái ở vùng đệm của Di sản.

Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học, các dự án tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo tồn di sản và phát triển du lịch…

Quần thể Danh thắng Tràng An nhìn từ trên cao

Mặt khác, BQL Quần thể danh thắng Tràng An tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản, tuyên truyền, quảng bá, diễn giải Di sản dựa trên các giá trị nổi bật toàn cầu được công nhận. Đồng thời, phân tích và xác định rõ các thị trường tiềm năng trong nước và quốc tế để thực hiện chiến lược quảng bá riêng; tiếp tục tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về quản lý, bảo tồn Di sản gắn với du lịch; phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương liên tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giúp người dân chấp hành nghiêm các quy định về quản lý và bảo tồn Di sản…

Tại Điều 5, Công ước UNESCO năm 1972 về Bảo vệ Di sản Thiên nhiên và Văn hoá Thế giới có ghi: “…Các Quốc gia thành viên cần áp dụng chính sách chung nhằm đặt di sản văn hoá và thiên nhiên thành một chức năng trong đời sống của cộng đồng…”. Với ý thức trách nhiệm trước một Di sản của quốc gia và của nhân loại, những đơn vị trong lĩnh vực văn hóa và du lịch đã, đang và sẽ tiếp tục cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để thực hiện cam kết với mục tiêu cao nhất là quản lý, bảo tồn và giữ gìn các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản để trao truyền cho các thế hệ mai sau, phát huy bền vững và hiệu quả các giá trị của khu di sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân địa phương, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của một khu Di sản thế giới. 

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/di-san-van-hoa-va-thien-nhien-the-gioi-quan-the-danh-thang-trang-an-6-nam-mot-hanh-trinh-ghi-dau-319245.html

Cùng chủ đề

ChatGPT thêm công cụ Deep Research, cạnh tranh DeepSeek

OpenAI khẳng định với công cụ Deep Research mới nhất, ChatGPT có thể 'hoàn thành trong vài chục phút những việc mà con người phải mất đến nhiều giờ'. Theo AFP ngày 3-2, gã khổng lồ công nghệ Mỹ OpenAI công bố một công...

Gần 3,6 triệu hành khách qua các sân bay Việt Nam dịp Tết

Trong dịp Tết Ất Tỵ, có xấp xỉ 3,6 triệu hành khách thông qua các sân bay Việt Nam, tăng 16% so với cùng kỳ 2024. Hành khách quốc tế và nội địa đều tăng so với cùng kỳ. Thông tin từ Cục Hàng...

1,2 triệu lượt khách tham quan, hơn 1.500 bài báo đưa tin

(NLĐO)- Điểm nhấn của Đường hoa Nguyễn Huệ năm nay là linh vật, đã mang lại nhiều cung bậc cảm nhận và nhận được vô vàn lời khen từ người dân và du khách ...

Chủ tịch Samsung được tuyên trắng án

Tòa phúc thẩm Hàn Quốc đã tuyên bố Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong trắng án trong vụ sáp nhập hai công ty con của tập đoàn hồi năm 2015. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan Đảng Trung ương, Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ Quốc hội và Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể Trung ương); về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,...

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai nhiệm vụ trọng tâm đầu năm 2025

(TN&MT) - Sáng 3/2, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 2 và Quý I/2025 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Hội nghị diễn ra trực tiếp và trực tuyến với sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa; Thứ trưởng Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Lê Công Thành; Thứ trưởng Lê Minh Ngân và lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ và lãnh...

Ông Nguyễn Thanh Nghị làm Bí thư Đảng bộ các cơ quan Đảng TP trực thuộc Thành ủy TP.HCM

Sáng 3-2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng theo kế hoạch số 427 ngày 28-1-2025 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM. Cụ thể, Ban Chấp hành Đảng bộ các cơ quan Đảng...

Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm nay

Chiều tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Lạng Sơn, sau khi dành cả ngày để đi thị sát hiện trường hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất,...

Thủ tướng động viên Bộ đội Biên phòng và các lực lượng tại biên giới

Tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), trong chương trình công tác tại Lạng Sơn, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, tặng quà, động viên lực lượng Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ tại Cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). ...

Bài đọc nhiều

Cột Cờ Hà Nội: Chứng Nhân Lịch Sử Qua Những Biến Động Thế Kỷ

Cột Cờ Hà Nội là biểu tượng bất diệt của Thủ đô, lặng lẽ nhưng uy nghi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của lịch sử đất nước qua hơn hai thế kỷ. Được xây dựng dưới triều đại Gia Long vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1812, công trình này không chỉ là một kỳ quan kiến trúc mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần kiên cường của dân tộc Việt Nam....

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Cửa Bắc- Nhân Chứng Lịch Sử Và Tinh Thần Kháng Chiến Hà Nội

Nằm khiêm nhường trên con phố Phan Đình Phùng rợp bóng cây xanh, Cửa Bắc hiện diện như một chứng nhân bất khuất của lịch sử, gắn liền với những giai đoạn hào hùng và đau thương trong cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống lại thực dân Pháp. Xây dựng từ thời Nguyễn, Cửa Bắc là cổng thành duy nhất của Hoàng thành Hà Nội còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, trở thành biểu tượng...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Di sản sống động, kết nối cộng đồng

VHO - Di sản văn hóa phi vật thể thực hành Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở Châu Đốc, An Giang - một lễ hội đặc sắc có từ lâu đời, mang đậm giá trị văn hóa tâm linh của người dân Nam Bộ đã chính thức được UNESCO ghi danh vào cuối năm 2024. Đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh, đồng thời là...

Đầu Xuân trẩy hội Đền Mẫu Thác Bà

VHO - Từ ngày 5-6.2 (tức mùng 8-9 tháng Giêng), tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà, UBND huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái) sẽ tổ chức Lễ hội Đền Thác Bà dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Lễ hội Đền Thác Bà là lễ hội thường niên nằm trong chuỗi lễ hội đầu xuân vùng sông Chảy, khởi động...

Sống trong không gian truyền thống nghi lễ Tết Cung đình

VHO - Ngày 22.1, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã tổ chức giới thiệu và trình diễn tái hiện nghi lễ “Tống cựu nghinh tân” tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. “Việc nghiên cứu, tái hiện nghi lễ cung đình ngày Tết cổ truyền tại Hoàng thành Thăng Long cần được phát huy, để khơi gợi những mạch nguồn văn hóa truyền thống, gắn kết giữa...

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa

Dựng nêu đón Tết tại khu di sản Huế | Văn hóa | Báo Văn Hóa Online   Nguồn: https://baovanhoa.vn/van-hoa/dung-neu-don-tet-tai-khu-di-san-hue-119473.html

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Mới nhất

Dự kiến cuối năm khởi công đường sắt 8 tỷ USD Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Theo kế hoạch dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng sẽ được trình Quốc hội xem xét trước 10/2, khởi công vào cuối năm nay. Tại hội nghị giao ban công tác tháng 1 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tháng 2/2025 diễn ra vào sáng nay (3/2), lãnh đạo Vụ Kế hoạch-Đầu...

Nhiều mác tàu chạy xuyên Tết phục vụ khách du xuân

Lần đầu tiên trên chuyến tàu cuối cùng khởi hành trước thềm năm mới có toa xe cộng đồng được trang trí mang đậm phong vị Tết cổ truyền phương Nam với mai vàng, các trò chơi dân gian... phục vụ hành khách đón Giao thừa năm Ất Tỵ cũng như suốt hành trình tàu. Thời khắc Giao thừa...

3 điểm nổi bật của ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 1/2025 là gì?

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng ngành sản xuất Việt Nam (PMI) đạt kết quả 48,9 điểm trong tháng 1/2025. Sáng 3/2/2025, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 1/2025. Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng...

‘Bát bún riêu giá 400.000 đồng’ và chuyện minh bạch giá cả dịp lễ, Tết

Từ chuyện ba bát bún riêu ở Hà Nội giá 1,2 triệu đồng và bốn con sò điệp Nhật ở Vũng Tàu giá 1,4 triệu đồng, cần đặt ra tính minh bạch của các hàng quán trong dịp lễ, Tết. ...

Mới nhất