Trang chủNewsKinh tếDi dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1:...

Di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Cuộc “đại phẫu” chưa tiền lệ, ngập thách thức


Di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Cuộc “đại phẫu” chưa tiền lệ, ngập thách thức – Bài 1

Không chỉ là khu công nghiệp đầu tiên, Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai) còn là nơi đầu tiên phải thực hiện di dời, chuyển công năng vì ô nhiễm. Chưa có tiền lệ, chưa có chính sách đã dẫn tới quá nhiều thách thức cho cuộc “đại phẫu lịch sử” này. Giải được bài toán sẽ tạo nền tảng cho các khu công nghiệp khác, đồng thời giúp cơ quan chức năng nhìn lại “tầm nhìn” khi quy hoạch đô thị, kinh tế.

Bài 1: Hơn 10 năm quyết tâm, nhưng… lúng túng

Mới đây, tỉnh Đồng Nai lại hạ quyết tâm di dời, chuyển đổi công năng Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 thành khu đô thị, dịch vụ, thương mại; xác định đây là một trong những dự án trọng điểm ưu tiên thực hiện. Thực tế, từ hơn 10 năm trước, Đồng Nai đã có “quyết tâm” này, nhưng dự án chỉ khởi động trên giấy.

Đã sớm nhìn ra từ… 15 năm trước

KCN Biên Hòa 1 nằm ở vị trí đắc địa ngay nút giao giữa Quốc lộ 1 và Quốc lộ 51 – cửa ngõ giao thông của khu vực phía Nam đi các tỉnh lân cận và đi các tỉnh miền Trung. Đây cũng là KCN đầu tiên và lâu đời nhất cả nước, khi hình thành từ năm 1963, với tên gọi là Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Sau năm 1975, Khu kỹ nghệ Biên Hòa được đổi tên thành KCN Biên Hòa 1, diện tích 340 ha.

Hình thành từ rất sớm, KCN Biên Hòa 1 được coi là cái “nôi” của ngành công nghiệp miền Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng, với những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.





Toàn cảnh Khu công nghiệp Biên Hòa 1 nhìn từ trên cao 	Ảnh: Lê Toàn
Toàn cảnh Khu công nghiệp Biên Hòa 1 nhìn từ trên cao Ảnh: Lê Toàn

Thế nhưng tới nay, trải qua 60 năm hoạt động, với sự đầu tư thiếu bài bản, KCN này đã bộc lộ nhiều bất cập.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, do việc kế thừa cơ sở vật chất của các nhà máy cũ trước năm 1975, nên phần lớn nhà máy hiện nay tại KCN Biên Hòa 1 không sử dụng hiệu quả diện tích đất. Đối với các nhà máy có khả năng mở rộng sản xuất, thì thực hiện cơi nới xây mới một cách chắp vá, số còn lại để đất trống trong một thời gian dài do chưa có kế hoạch mở rộng sản xuất – kinh doanh. Với năng lực sản xuất – kinh doanh hiện nay, các nhà máy cũng khó có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất, dẫn đến suất sinh lợi trên đất thấp.

KCN Biên Hòa 1 hình thành năm 1963, với tên gọi là Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Sau năm 1975 thì đổi tên thành KCN Biên Hòa 1. KCN có diện tích tích 340 ha, đến nay đã lấp đầy 100%.

Hiện có 76 doanh nghiệp (6 danh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài, 70 doanh nghiệp trong nước) đang thuê đất để sản xuất.

Do ô nhiễm nước thải ở KCN Biên Hòa 1 đổ ra sông Đồng Nai, từ tháng 10/2009, Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Đồng Nai di dời KCN này ra địa điểm khác.

Tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 260/TTg-KTN đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ.
Tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 111/TTg -CN chấp thuận đưa KCN Biên Hòa 1 ra khỏi quy hoạch các KCN Việt Nam đến năm 2020.

Điều đáng lo ngại hơn, nước thải từ các doanh nghiệp trong KCN Biên Hòa 1 phần lớn xả thẳng ra sông Đồng Nai mà không qua xử lý. Số liệu từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy, thời điểm năm 2009, KCN Biên Hòa 1 đã xả ra lượng nước thải khoảng 15.000 m3/ngày. Trong số này, chỉ có 600 m3 được đấu nối qua KCN Biên Hòa 2 để xử lý, còn lại trên 14.000 m3 nước thải không qua xử lý được xả trực tiếp ra sông Đồng Nai.

Do hệ thống xử lý nước thải của KCN đã cũ kỹ, không đáp ứng được việc xử lý nguồn thải, UBND tỉnh Đồng Nai giao Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) nâng cấp hạ tầng của KCN này và Sonadezi đã thực hiện đấu nối qua KCN Biên Hòa 2 ở gần đó để xử lý. Tuy nhiên, do địa hình tại đây là những đồi cao, mấp mô, nên việc đấu nối hệ thống xử lý nước thải rất khó khăn. Sau nhiều lần nâng cấp hạ tầng, đến năm 2019, chỉ có khoảng 1.000 m3 được đấu nối qua KCN Biên Hòa 2 để xử lý; một lượng lớn nước thải còn lại vẫn xả ra sông Đồng Nai, gây ô nhiễm dòng sông này.

Theo kết quả phân tích của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai), chất lượng nước sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm nặng với hàm lượng chất hữu cơ, DO chưa đạt quy chuẩn, N-NH4+, E.coli, Coliform vượt quy chuẩn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước sạch cung cấp cho TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương

Tình hình ô nhiễm sông Đồng Nai trở nên nghiêm trọng đến mức, năm 2013, chính quyền TP.HCM buộc phải có văn bản đề nghị tỉnh Đồng Nai sớm di dời KCN Biên Hòa 1 để cứu sông Đồng Nai và cứu 20 triệu dân sống trên lưu vực sông, vì nước sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu dân ở TP.HCM thông qua Nhà máy Nước Thủ Đức, Nhà máy Nước Tân Hiệp và Nhà máy Nước Bình An.

Rồi 10 năm… lúng túng

Không phải đến khi chính quyền TP.HCM có văn bản “kêu trời” về việc ô nhiễm môi trường ở sông Đồng Nai do nước thải ở KCN Biên Hòa 1 thải ra, mà từ tháng 10/2009, Chính phủ đã đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Đồng Nai di dời KCN này ra địa điểm khác. Đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 260/TTg-KTN đồng ý cho UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt Đề án Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ.

Dù được Chính phủ đồng ý, nhưng 7 năm sau, Đồng Nai vẫn loay hoay chưa thể di dời, dù đã được đưa vào danh mục dự án ưu tiên đầu tư.

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, tỉnh đã cân nhắc tính toán nhiều phương án, trong đó, việc di dời KCN Biên Hòa 1 là phương án tối ưu nhất, không chỉ khắc phục ô nhiễm môi trường cho Đồng Nai, mà cho cả các địa phương lân cận, đặc biệt là TP.HCM.

Và nguyên nhân chậm di dời, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, do đây là dự án di dời KCN đầu tiên của cả nước, chưa có nơi nào chuyển đổi một KCN sang khu đô thị, nên địa phương cũng lúng túng. Khi được Chính phủ đồng ý phê duyệt di dời vào năm 2014, thì đến năm 2017, Đề án mới hoàn chỉnh và trình UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Đến lúc này, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường và các quy định liên quan không còn phù hợp với đề án đã xây dựng.

Trong đó, việc giao Sonadezi làm chủ đầu tư mà không qua đấu thầu là không đúng quy định. Hơn nữa, theo Luật Bảo vệ môi trường ban hành năm 2014, nếu doanh nghiệp xếp vào loại đặc biệt gây ô nhiễm, thì cần có thời gian để khắc phục và lộ trình chuyển đổi. Vì vậy, việc áp dụng quy định của 10 năm trước để chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 không còn phù hợp với các quy định hiện nay.

Đồng Nai ra “tối hậu thư”

Cuối tháng 2/2024, một lần nữa, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Quyết định số 324/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ. Theo Đề án đã phê duyệt, Đồng Nai ra “tối hậu thư” di dời KCN Biên Hòa 1 với thời hạn cuối cùng là hết tháng 12/2025.

Việc di dời được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn I (hoàn thành trước tháng 12/2024) sẽ di dời, giải phóng mặt bằng toàn bộ đối với 10 công ty và một phần diện tích của 4 công ty khác. Các doanh nghiệp này chủ yếu ở khu I (tiếp giáp với cầu An Hảo), với diện tích 75,1 ha. Giai đoạn II (hoàn thành trước tháng 12/2025) sẽ di dời toàn bộ các doanh nghiệp còn lại.

Sau khi phê duyệt Đề án Chuyển đổi KCN Biên Hòa 1, hiện tại, UBND tỉnh Đồng Nai giao các sở, ngành như Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu các giải pháp hỗ trợ giải phóng mặt bằng; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu giải pháp hỗ trợ người lao động…

“Dự kiến, phương án bồi thường và hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khi di dời sẽ được UBND tỉnh Đồng Nai trình HĐND thông qua trong quý II/2024. Sau khi phương án bồi thường và hỗ trợ được phê duyệt, các cơ quan chức năng liên quan sẽ thông tin đến doanh nghiệp để chủ động trong việc di dời”, ông Nguyễn Hữu Nguyên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đồng Nai thông tin.

Theo phê duyệt Đề án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị, thương mại, dịch vụ mới đây nhất của UBND tỉnh Đồng Nai, tại đây sẽ có hai dự án đầu tư, gồm khu vực Trung tâm Chính trị – Hành chính tỉnh Đồng Nai (diện tích khoảng 44 ha) và Khu đô thị – dịch vụ Biên Hòa 1 (diện tích hơn 286 ha).

Mục tiêu của Đề án là xây dựng một khu đô thị – dịch vụ – thương mại mới văn minh, hiện đại và phát triển bền vững, tạo bộ mặt mỹ quan đặc trưng cho khu vực nói chung và TP. Biên Hòa nói riêng. Đồng thời, cải thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai.

Tại Dự án Trung tâm Chính trị – Hành chính tỉnh Đồng Nai đang triển khai các dự án Trụ sở Công an tỉnh (diện tích gần 6 ha) và Trụ sở Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII, diện tích 0,5 ha.

 Tại Dự án Khu đô thị – dịch vụ Biên Hòa 1 có 2 công trình hiện hữu đề xuất giữ lại, gồm tòa nhà Sonadezi (diện tích khoảng 1,2 ha) và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (diện tích khoảng 2,2 ha).

(Còn tiếp)





Nguồn: https://baodautu.vn/di-doi-chuyen-doi-cong-nang-khu-cong-nghiep-bien-hoa-1-cuoc-dai-phau-chua-tien-le-ngap-thach-thuc—bai-1-d214425.html

Cùng chủ đề

[Emagazine] Agribank – điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ

Agribank - điểm tựa để khách hàng phục hồi sau bão lũ   Đã hơn một tháng kể từ khi cơn bão số 3 (Yagi) xảy ra, hậu quả để lại vẫn còn rất lớn. Là ngân hàng cho vay chủ yếu lĩnh vực tam nông, cả Agribank và khách hàng đều chịu tổn thất nặng nề. Tính...

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 21/8/2024

Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 21/8/2024AIA Việt Nam cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị ngày 21/8/2024. Giá đơn vị quỹ và Quỹ liên kết đơn vị được áp dụng cho dòng sản phẩm Bảo hiểm liên kết đơn vị, gồm sản phẩm bảo hiểm InvestA - Bảo hiểm liên kết đơn...

56 tác phẩm xuất sắc được trao giải Báo chí tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV

Phát biểu khai mạc lễ trao giải báo chí tỉnh Phú Thọ, ông Vũ Xuân Chường, Chủ tịch Hội nhà báo tỉnh Phú Thọ khẳng định: Năm 2024 là năm thứ 14 thực hiện “Đề án giải báo chí tỉnh Phú Thọ”, Hội đồng Giải báo chí tỉnh, Ban tổ...

Mua xe – Trúng xe với “9 ngày vàng

Mua xe - Trúng xe với “9 ngày vàng - Ngập tràn ưu đãi” cùng FE CREDITTừ ngày 15/6 đến 23/6/2024, FE CREDIT tiếp tục triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt “9 ngày vàng – Ngập tràn ưu đãi” với 9 giải thưởng hấp dẫn là 9 chiếc xe máy Honda Vision, tổng giá trị lên đến 297 triệu đồng dành cho khách hàng vay mua xe máy. ...

Hợp tác với CVS, “kỳ lân” MoMo chính thức ra mắt sản phẩm chứng khoán

Hợp tác với CVS, “kỳ lân” MoMo chính thức ra mắt sản phẩm chứng khoánVới việc tích hợp thêm sản phẩm chứng khoán CVS ngay trên siêu ứng dụng, MoMo tiếp tục hoàn thiện hệ sinh thái tài chính - đầu tư, thúc đẩy tài chính toàn diện. Dự kiến, trong thời gian tới, thông qua ví MoMo, CVS sẽ cung cấp dịch vụ cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậm

Ngày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Mưa nhỏ sẽ tiếp tục lan ra miền Trung và duy trì đến hết ngày 28/1 (29 Tết Nguyên Đán). Tết Nguyên đán 2025: Cảnh báo thời tiết lạnh, mưa phùn, rét đậmNgày 26/1/2025, đợt không khí lạnh tăng cường sẽ gây mưa phùn và rét cho các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc...

Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 230/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải PhòngPhó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Sôi động huy động vốn đầu năm 2025

Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Chỉ trong nửa đầu tháng 1/2025, nhiều thương vụ huy động vốn trên thị trường chứng khoán qua kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu đã có tín hiệu đáng chú ý. Nhiều...

Bài đọc nhiều

Giá vàng ngày 19/1/2025: Đồng loạt giảm mạnh

DNVN - Vào ngày 19/1/2025, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự điều chỉnh giảm mạnh đồng loạt. ...

Việt Nam được gọi tên là “người chiến thắng” trong lĩnh vực khuấy đảo toàn cầu

Động thái của các tập đoàn Mỹ đã cho thấy vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực đang tạo nên "cơn sốt lớn" trên thế giới. 'Đại bàng Mỹ' mạnh tay rót vốn Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tích cực rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư , trong năm 2022, Mỹ đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 748,17 triệu USD với 91...

Triển vọng ngành nhôm dưới góc nhìn ‘xanh hoá’

Tìm hướng phát triển cho ngành nhôm Việt Nam Thông tin cảnh báo sớm, “tài sản” đặc biệt cho phòng vệ thương mại ngành nhôm Tuy nhiên, xét về triển vọng dài hạn, ngành công nghiệp sản xuất nhôm sẽ rất hứa hẹn nếu các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và đầu tư theo xu hướng “xanh hoá”. Giá nhôm thế giới tăng trở lại từ đáy 3 năm...

USD hồi phục, vàng suy giảm

Giá vàng thế giới hôm nay niêm yết trên Kitco ở mức 2.059 USD/ounce, giảm 7 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng giảm nhẹ khi chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD. Tuy nhiên, đà giảm của kim loại quý này được hạn chế nhờ kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ sớm nới lỏng chính sách tiền tệ và lo ngại tình hình sẽ leo thang ở...

Cùng chuyên mục

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên tới hơn 900.000 bưu gửi/ngày. Hàng hóa được gửi trong dịp này chủ yếu là thực phẩm, quần áo, hóa...

Kon Tum quy định điều kiện, tiêu chí, quy mô để tách thành dự án độc lập

Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng diện tích khu đất thực hiện dự án. Kon Tum quy định, đối với các dự án có quy mô từ 200.000 m2 trở lên, diện tích đất do cơ quan, tổ chức Nhà nước quản lý chiếm từ 15% trở lên trong tổng...

Thủ tướng chỉ đạo xử lý thông tin nhà máy xi măng thua lỗ

Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 25/01/2025. Thủ tướng Chính phủ giao Phó thủ tướng Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Xây dựng nghiên cứu nội dung về các nhà máy xi măng thua lỗ, nguy cơ dừng sản xuất, báo...

Sầu riêng Việt Nam sẽ soán ngôi Thái Lan tại Trung Quốc?

Theo South China Morning Post, sầu riêng Việt Nam và Malaysia đang trong cuộc chạy đua 'khốc liệt' để soán "ngôi vua" của Thái Lan tại thị trường Trung Quốc. Tờ South China Morning Post đưa tin, sầu riêng từ Việt Nam và Malaysia có thể soán "ngôi vua" của Thái Lan tại Trung Quốc, trong bối cảnh quốc gia này đã nhập khẩu sầu riêng với số lượng ‘kỷ lục’ trong năm 2024. ...

Mới nhất

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Bưu điện Việt Nam làm việc đến trưa 29 Tết để trả đơn người nhận

Chậm nhất là đến 12h trưa ngày 28/1 (29 Tết), toàn bộ hàng hóa sẽ được Bưu điện Việt Nam chuyển phát đến tận tay người nhận. Theo Bưu điện Việt Nam, từ đầu tháng 1/2025 đến nay, sản lượng hàng hóa gửi qua bưu điện tăng 25% so với trước đó. Có thời điểm lên...

Mới nhất