Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học

Đến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học


“Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học”, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái nêu.

Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu
Hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu

Ngày 19-12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Bộ KH-CN phối hợp Bộ GD-ĐT tổ chức hội thảo khoa học về liêm chính trong nghiên cứu, với sự tham dự của các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học, các chuyên gia, nhà khoa học thuộc các lĩnh vực KH-CN trên cả nước.

Đề dẫn hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc nhận định, trong 10 năm trở lại đây, một trong các kết quả nổi bật của hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo là số lượng công bố khoa học trên các tạp chí uy tín quốc tế đã gia tăng mạnh mẽ, thể hiện sự đóng góp của các nhà khoa học Việt Nam.

4-6619.jpg
Đông đảo các nhà khoa học dự hội thảo

Cụ thể, theo cơ sở dữ liệu của Elsevier (Công ty xuất bản học thuật, xuất bản tài liệu y học và khoa học), tổng số công bố khoa học của Việt Nam trong danh mục Scopus (cơ sở dữ liệu thư mục chứa bản tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) năm 2013 là khoảng 3.800 bài và năm 2022 là gần 18.500 bài, tăng khoảng 5 lần, đưa xếp hạng của Việt Nam lên đứng thứ 5 trong khu vực ASEAN, thứ 12 châu Á và thứ 45 trên thế giới về số lượng công bố quốc tế trên Scopus.

Số lượng công bố quốc tế này góp phần đưa Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2022 xếp thứ 48/132 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng; xếp thứ 4 Đông Nam Á và xếp thứ 2 trong các quốc gia có mức thu nhập bình quân thấp (sau Ấn Độ).

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của các công bố quốc tế trong những năm gần đây cũng đang đặt ra một số vấn đề cần quan tâm, giải quyết đối với các nhà quản lý, các tổ chức KH-CN cũng như cộng đồng và cá nhân các nhà khoa học, trong đó nổi lên các tranh luận về liêm chính trong nghiên cứu khoa học.

3-8552.jpg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc phát biểu tại hội thảo

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho hay, trong năm 2022, Bộ GD-ĐT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định số 109/2022/NĐ-CP quy định về hoạt động KH-CN trong các cơ sở giáo dục đại học, trong đó đã giao cho các cơ sở giáo dục đại học chủ động ban hành quy định và tự chịu trách nhiệm về liêm chính học thuật đối với hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo của đơn vị theo 2 nội dung. Bao gồm: ban hành bộ quy tắc về liêm chính học thuật trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo, bảo đảm nguyên tắc trung thực, trách nhiệm, công bằng, minh bạch, phù hợp thực tiễn và theo thông lệ quốc tế; ban hành các quy định nội bộ, công cụ để kiểm soát, ngăn chặn và xử lý các hành vi đạo văn, gian lận và bịa đặt trong hoạt động KH-CN và đổi mới sáng tạo.

Tại hội thảo, GS-TSKH Nguyễn Đình Đức, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, cần tiến tới có khung pháp lý quy định về liêm chính trong nghiên cứu khoa học và học thuật. Mục đích liêm chính là cần hướng tới sự lành mạnh, trước hết con người cần ý thức được liêm chính trong đạo đức, hành vi của mình. Bên cạnh đó, cũng cần tránh việc lợi dụng liêm chính để làm tổn thương các nhà khoa học; cần có quy định để tất cả các trường phải chủ động, có công cụ quản lý để kiểm soát, tạo cơ chế lành mạnh trong khoa học.

TS Nguyễn Xuân Hùng, giảng viên Trường Đại học Công nghệ TPHCM cũng mong muốn, sẽ có một bộ quy quy tắc chung, để các trường chiếu vào xây dựng bộ quy tắc riêng, cùng với đó là cơ chế hậu kiểm và một chế tài xử lý vấn đề này.

1-1646.jpg
Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh đã đến lúc phải quan tâm đến vấn đề liêm chính khoa học

Theo PGS-TS Nguyễn Tài Đông, Viện trưởng Viện Triết học, Việt Nam không phải là một “hoang mạc” về liêm chính khoa học. Chúng ta đã có rất nhiều quy định thể hiện trong luật, thể hiện trong nghị định, thể hiện theo các quy định của Bộ KH-CN, Bộ GD-ĐT, của nhiều trường, nhiều tạp chí, nhưng chưa có một quy định tổng thể và giờ cần có một khung cơ chế pháp lý chung.

“Điều này là bắt buộc trong việc xây dựng một bộ tiêu chí hay một quy định chung cho quốc gia”, PGS-TS Nguyễn Tài Đông nhận định. Những giá trị mà các nhà khoa học theo đuổi là tri thức, trí tuệ, từ đó tìm ra chân lý, giá trị của bản thân, nếu không bảo vệ được điều này thì sẽ không còn khoa học và không có đào tạo.

Nhiều ý kiến chung nhận định, cần có khung quy định bao trùm về nghiên cứu học thuật dưới góc độ nhà nước. Việt Nam cũng cần phát triển mạnh các tạp chí trong nước đạt chuẩn quốc tế, đồng thời, tạo ra cơ sở dữ liệu là tiền đề cho hệ thống trích dẫn dữ liệu quốc gia.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái khẳng định, đã đến lúc phải quan tâm vấn đề liêm chính khoa học. Liêm chính là khái niệm “mở”, nhưng phải có sự cập nhật và hướng dẫn chung để thực hiện. “Liêm chính động chạm đến đội ngũ tri thức, đội ngũ nhà giáo, do đó khi chưa có điều tra, minh chứng thì chưa được nêu tên, làm ảnh hưởng đến từng nhà khoa học, tập thể khoa học”, Thứ trưởng Bộ KH-CN Trần Hồng Thái nêu.

Thứ trưởng Trần Hồng Thái nhấn mạnh, việc cần làm ngay là các đơn vị quản lý nhà nước khẩn trương nghiên cứu đề xuất thể thức văn bản hướng dẫn, đôn đốc để các trường đại học, viện nghiên cứu thực hiện các quy chế, quy định về liêm chính. Bộ KH-CN và Bộ GD-ĐT sẽ nghiên cứu để sớm có cơ sở dữ liệu về KH-CN, tạo tài nguyên cho quản lý nhà nước; đồng thời, nghiên cứu xem xét tiêu chí giám sát các tạp chí và định hướng phát triển hệ thống tạp chí khoa học trong nước. Các ý kiến tại hội thảo sẽ được xem xét để lồng ghép vào các điều khoản khi thay đổi Luật KH-CN.

“Đã đến lúc cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc về liêm chính và công bố, cố gắng tạo ra môi trường KH-CN lành mạnh. Hội thảo này là khởi đầu để hai bộ cam kết đồng hành với các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông, hướng tới nền giáo dục, khoa học tốt hơn, mang lại hạnh phúc nhiều hơn” – Thứ trưởng Trần Hồng Thái.

Thứ trưởng cũng cho rằng, cố gắng ứng xử với liêm chính có văn hóa, văn minh, bởi đang ứng xử với các nhà khoa học, nhà giáo.

PHAN THẢO





Nguồn

Cùng chủ đề

Đại học Oxford ký hợp tác với Viện Nghiên cứu, Bệnh viện Tâm Anh

Ngày 18-1, tại Vương quốc Anh, Đại học Oxford và Viện Nghiên cứu Tâm Anh (TAMRI) thuộc Hệ thống Bệnh viện Tâm Anh công bố ký kết hợp tác trao đổi nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Bước tiến quan trọng...

Bỏ tiêu chuẩn ‘ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học’ trong kiểm định trường nghề

Quy định mới về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có sự thay đổi khi tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn gắn liền với thực tiễn tại các trường nghề hiện nay. ...

Chuyện về một tiến sĩ đạt nhiều giải thưởng khoa học lĩnh vực xã hội

Nhờ vào những kết quả nghiên cứu nổi bật, tiến sĩ Nguyễn Vũ Kỳ, khoa Nhật Bản học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đạt các giải thưởng uy tín của Bộ GD-ĐT, T.Ư Đoàn...

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc được phụ cấp 150% lương sau khi vào công chức

Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng khi tuyển dụng vào làm công chức, viên chức được hưởng 100% mức lương trong thời gian tập sự. Đồng thời được hưởng phụ cấp tăng thêm bằng 150% mức lương. ...

Xây dựng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thành trung tâm nghiên cứu trọng điểm

NDO - Ngày 31/12, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2025. Đến dự có Tiến sĩ Huỳnh Thành Đạt, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ, đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương, các viện, học viện, tổ chức liên quan; lãnh đạo và đông đảo viên chức, người lao động Viện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Yamaha Jupiter Z1 2024 xuất hiện với giá 30 triệu đồng

Yamaha Jupiter Z1 2024 có kích thước tổng thể 1935mm x 680mm x 1065mm, độ cao yên 765mm, khoảng sáng gầm 150mm, sử dụng kết cấu đèn pha hai mắt với bóng đèn halogen đặt đầu xe còn đèn xi nhan trước được đưa xuống mặt nạ trước. ...

Ra mắt đồng hồ cơ Leica ZM 11 có giá 200 triệu đồng

Leica ZM 11 là sản phẩm kế nhiệm của ZM 1 và ZM 2. ZM 11 đi kèm mặt số hai lớp của nó thay đổi diện mạo dựa trên góc nhìn, nhằm mô phỏng “sự quyến rũ tinh tế của ánh sáng mặt trời xuyên qua rèm”.  ...

Canon ra mắt chiếc máy ảnh nhỏ gọn mới

Máy ảnh Canon PowerShot V10 chỉ nặng khoảng 198g, người dùng có thể dễ dàng bỏ vào túi và đột phá phong cách. Máy ảnh tích hợp micrô và chân đế tích hợp, cho phép các vlogger tạo nội dung hấp dẫn để đăng tải lên xã hội. Được thiết kế...

Hàng triệu người dùng Việt đang bị lừa bởi website giả mạo Zalo

Ngày 8-10, Công ty an ninh mạng Bkav cho biết có 2 địa chỉ là zaloweb.me và zaloweb.vn đều là các website giả mạo do kẻ xấu tạo ra để lừa người sử dụng.Điều đáng nói, hai địa chỉ này luôn nằm trên tốp đầu kết quả khi người dùng tìm kiếm từ khóa “zalo web” trên Google. Do đó, chỉ 2...

Hệ giải pháp hạ tầng Bizfly Cloud giúp doanh nghiệp Việt bứt phá “nhanh” để tăng tốc chuyển đổi số

Từ kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thành công trong giai đoạn chuyển đổi số của VCCorp Sở hữu nền tảng công nghệ quảng cáo trực tuyến Admicro phục vụ trên 50 triệu người dùng (chiếm trên 90% tổng số người dùng Internet tại Việt Nam), cùng hơn 200 website uy tín, trong đó, có nhiều trang thuộc top đầu lượng truy cập (CafeF, Cafebiz, Kênh 14, Afamily…), phục vụ hàng tỷ lượt xem mỗi tháng, VCCorp...

Cùng chuyên mục

Comfee ra mắt bộ đôi bếp từ và hút mùi thông minh

Năm 2025, Comfee mở rộng danh mục sản phẩm với loạt thiết bị nhà bếp, tiếp tục hành trình xây dựng hệ sinh thái nhà thông minh. ...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) có 5 công trình đăng ký tham gia và đều đạt giải, với 2...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

Canada bắt được tín hiệu radio lặp lại từ “thế giới hình elip”

(NLĐO) - Từ một thế giới cách Trái Đất 2 tỉ năm ánh sáng, tín hiệu radio "vô lý" đã chạm đến hệ thống kính thiên văn CHIME ở British Columbia - Canada. ...

Phát hiện rùng rợn nơi “hành tinh gió và lửa”

(NLĐO) - Các nhà khoa học vừa tìm thấy điều vô cùng chết chóc nơi thế giới từng được gọi với cái tên ngọt ngào "hành tinh kẹo bông". ...

Mới nhất

Giá cà phê tăng liên tiếp, robusta “quyết” giữ vùng đỉnh, nỗi lo cung thiếu

Tính chung năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng hơn 1,34 triệu tấn cà phê các loại, giảm mạnh 17,1% so với năm 2023 và là mức thấp nhất trong 9 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng trong niên vụ 2023 - 2024 vừa qua ước giảm 6% so với niên vụ trước đó, chỉ đạt khoảng 1,5 - 1,6 triệu tấn.

Bản tin Mặt trận sáng 25/1

Bản tin Mặt trận sáng 25/1 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Hơn 4.742 tỷ đồng chăm lo Tết cho người nghèo; Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ; Nam Định: Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào; Nhiều người khó khăn tại...

ABBANK báo lãi trước thuế tăng 58%

DNVN - Kết thúc quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. ...

Bảo tàng Louvre ở Paris ‘kêu cứu’

(CLO) Bảo tàng Louvre, địa điểm thu hút nhiều du khách nhất thế giới và là nơi trưng bày bức tranh Mona Lisa nổi tiếng của Leonardo da Vinci, đã yêu...

Tòa án bác đề xuất gia hạn lện bắt Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, nói “thiếu chính đáng”

Ngày 24/1, một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) đã bác yêu cầu của cơ quan công tố về việc gia hạn thời gian giam giữ Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol.

Mới nhất

Mức đóng BHYT năm 2025