Trang chủDestinationsĐắk LắkĐến hạn lại... lo - Báo Đắk Lắk điện tử

Đến hạn lại… lo – Báo Đắk Lắk điện tử


08:04, 03/04/2023

Bước vào những tháng cao điểm mùa khô (từ tháng 3 đến tháng 6 hằng năm), Đắk Lắk luôn đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới cho cây trồng. Mùa khô năm nay, “điệp khúc” ấy đang diễn ra ở hầu hết các địa phương. 

Kiệt nguồn nước mặt

Đến nay có không ít sông, suối trên địa bàn tỉnh đã khô kiệt. Nhiều công trình thủy lợi, chủ yếu là hồ đập nhỏ rơi vào mực nước “chết”, khiến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đây gặp rất nhiều khó khăn, bởi nguồn nước mặt hiện có chỉ đáp ứng khoảng 40% so với nhu cầu.





Nông dân huyện Lắk nỗ lực bơm nước chống hạn cho cây trồng. Ảnh minh họa: Minh Thuận

Theo Chi cục Thủy lợi Đắk Lắk, lượng nước mặt trên các sông, suối và trong 848 công trình thủy lợi đã bắt đầu cạn dần. Những con suối lớn trên địa bàn như Ea H’leo, Cư M’gar, Krông Búk, Krông Năng, Krông Ana, Cư Kuin, Krông Pắc, Buôn Đôn và thị xã Buôn Hồ… đã kiệt nước từ đầu tháng 3/2023, khi hàng vạn nông hộ ở đây đua nhau vét tưới cho cà phê, sầu riêng, hồ tiêu và các loại cây trồng cạn. Ông Nguyễn Thành Long, Chi cục trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk cho biết, lượng nước tích trữ trong các hồ, đập đạt thấp (khoảng 350 – 400 triệu m3) so với năng lực thiết kế là hơn 650 triệu m3. Con số này sẽ tiếp tục sụt giảm trong những tháng tiếp theo nếu như không có những đợt mưa trái mùa để bổ sung nguồn nước. Tuy nhiên, sự mong đợi từ những đợt mưa “bất thường” là khó xảy ra, vì tháng 3 cho đến tháng 6 tới là thời kỳ cao điểm của mùa khô Tây Nguyên nên tình hình khô hạn chắc chắn sẽ trở nên khốc liệt hơn.

Đến nay, một số công trình thủy lợi trọng điểm có dung tích chứa từ vài chục triệu mét khối nước trở lên như Ea Súp hạ, Ea Súp thượng (huyện Ea Súp), Ea Ral (Ea H’leo), Yang Reh (huyện Krông Bông) và mới đây là Krông Pách thượng (huyện Krông Pắc) vừa được chặn dòng… cũng đang trên đà cạn dần. Theo dự báo, đến thời điểm đầu tháng 4/2023 trở đi thì lượng nước trong các lòng hồ nói trên chỉ còn lại từ 50 – 60% dung tích thiết kế. Ngoài ra, có khoảng 1/3 trong tổng số hơn 600 hồ nhỏ, đập dâng trên địa bàn tỉnh cũng sẽ rơi vào mực nước “chết” trong thời gian tới.

Theo thống kê sơ bộ của ngành nông nghiệp Đắk Lắk, tính đến cuối tháng 3/2023 đã có hơn 1.300 ha (lúa, cây trồng cạn) khô kiệt nước, dẫn đến khả năng mất trắng; gần 160.000 ha (cà phê, sầu riêng, hồ tiêu, mắc ca và cây ăn trái) thiếu hụt nguồn nước tưới cho những đợt tiếp theo.





Nhiều gia đình ở xã Ea Tu (TP. Buôn Ma Thuột) đào, vét thêm giếng để tìm nước ngầm tưới cho cây trồng.

Nước ngầm là “cứu cánh”




 

“Tình hình khô hạn ngày càng gia tăng về cả tính chất, lẫn mức độ qua từng mùa khô hàng năm. Các ngành chức năng phải chủ động hơn trong việc quy hoạch, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước đang trở nên khan hiếm như hiện nay. Từ đó mới có thể bảo đảm cho việc phát triển kinh tế – xã hội của địa phương một cách bền vững” – Ông Nguyễn Thành Long, Chi cục Trưởng Chi cục thủy lợi Đắk Lắk.

Trước thực trạng hạn hán xảy ra ngày càng gay gắt và nghiêm trọng, giải pháp chống hạn trước mắt mà nhiều địa phương đưa là điều tiết nước từ nơi nhiều đến nơi ít; chủ động nâng cao ngưỡng tràn tại các đập dâng, đắp đập tạm để tăng dung tích trữ nước; khơi thông kênh mương và đặt nhiều trạm bơm để hút nước từ thấp lên cao; tiết kiệm tối đa nguồn nước cũng như thực hiện đúng lịch trình bơm tưới theo thứ tự ưu tiên cho từng loại cây trồng… Bên cạnh đó, nhiều người dân cũng đã chủ động tìm nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt như không ngừng đua nhau khoan, đào cũng như cơi nới thêm dung tích giếng để tìm nguồn nước ngầm bù vào cho lượng nước mặt ngày càng cạn kiệt.

Anh Tha Ny Êban (xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột) chia sẻ: Thấy cà phê, hồ tiêu khô cháy thì phải tìm cách cứu vãn. Giếng cạn, anh phải đào thêm và cơi nới đáy giếng rộng ra từ 1,5 – 2 m để tìm nước, vậy mà vẫn không đủ tưới cho 8 sào cà phê, 3 sào hồ tiêu. Đầu tháng 2 vừa rồi, anh phải đào thêm một giếng mới để tưới đợt 2 và đợt 3 cho diện tích cây trồng trên. Qua tìm hiểu, được biết ở địa bàn xã Ea Tu, không riêng gì anh Tha Ny bỏ ra trên dưới 20 triệu đồng để khai thác nước ngầm chống hạn, mà hầu khắp các địa phương khác trên địa bàn Đắk Lắk đều chọn giải pháp này.          

Chú trọng yếu tố bền vững

Đắk Lắk luôn chú trọng yếu tố bền vững trong nền sản xuất nông nghiệp  và xác định đây là mục tiêu/hướng đi vững chắc trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Vì thế, trong thời gian qua đã có nhiều chủ trương, chính sách từ Trung ương đến địa phương được hoạch định và tích cực triển khai vì mục tiêu trên. Trong đó nguồn nước tưới được coi là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự “thành bại” cho nền sản xuất nông nghiệp ở đây.





Nông dân trồng cà phê cần nhiều nguồn nước tưới vào mùa khô hằng năm.

Hiện nay nguồn nước tưới trên địa bàn Đắk Lắk chỉ đáp ứng khoảng 1/4 nhu cầu thực tế (khoảng 260 tỷ m3), vì thế việc xây dựng thêm và nâng cấp các công trình thủy lợi ở đây là yêu cầu bức thiết đặt ra. Hơn bốn thập niên qua, Nhà nước, doanh nghiệp và người dân đã đầu tư hàng trăm nghìn tỷ đồng để xây dựng gần 850 công trình thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn để góp phần cung cấp nước tưới cho hơn 650.000 ha cây trồng các loại.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở đây, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đã bộc lộ những hạn chế và bất cập khiến yếu tố bền vững ngày càng mất đi. Trong đó nổi lên là vấn đề quy hoạch trong sản xuất thường xuyên bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng thụ động trong công tác dự báo, nắm bắt thị trường, chiến lược phát triển; đặc biệt là sự ổn định trong đời sống sản xuất của người dân. Ví như diện tích cà phê được quy hoạch vào khoảng 150.000 – 180.000 ha, nhưng có thời điểm đã vượt ra ngoài con số 220.000 ha. Cây hồ tiêu cũng đã tăng gần gấp đôi so với quy hoạch khoảng 40.000 – 42.000 ha. Lúa nước cũng vậy, năm nào diện tích tự phát cũng nằm từ 1.500 – 1.800 ha.

Đặc biệt là cây sầu riêng, gần đây đã tăng lên nhanh chóng với diện tích hơn 18.000 ha do giá trị kinh tế mang lại khá cao, nhất là khi loại trái cây này được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc rộng lớn theo đường chính ngạch. Số diện tích cây trồng “ngoài dự liệu” này đã khiến hoạt động sản xuất trên địa bàn Đắk Lắk  theo hướng bền vững gặp không ít thách thức – từ việc quản lý, cung ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm  thị trường… cho đến vấn đề ứng phó với với tình trạng khô hạn xảy ra hằng năm.

Rõ ràng, để hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp bền vững cho Đắk Lắk thì đồng thời với chủ trương nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, tuân thủ đúng với quy hoạch đề ra – và luôn coi đó là giải pháp hàng đầu, thì việc quy hoạch sử dụng tài nguyên nước ở đây một cách đồng bộ, khoa học và có hiệu quả phải được chính quyền các cấp, ngành liên quan cùng người dân quan tâm thực hiện mới bảo đảm yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của địa phương trong thời gian tới. 

Đình Đối





Nguồn

Cùng chủ đề

Các công trường lớn sôi động trở lại từ ngày mùng 6 Tết

Các kỹ sư, công nhân đang lần lượt trở lại công trường sau Tết để hăng hái thi đua, đẩy nhanh tiến độ các dự án lớn để kịp về đích đúng hẹn. ...

Bộ Công Thương góp ý về Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa có ý kiến góp ý về hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ. Thể chế hoá các chủ trương về phát triển khoa học, công nghệ Trả lời đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ tại văn bản số 5111/BKHCN-PC ngày 19/12/2024 về việc góp ý hồ sơ đề nghị xây...

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Tăng chóng mặt

Dự báo giá vàng ngày mai 04/02/2025: Giá vàng đạt mốc cao nhất từ trước đến nay. Giá bán vàng miếng SJC chiều nay tăng 500.000 đồng, tiến gần hơn mốc 90 triệu. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc...

Thái Nguyên công bố quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy

Chiều ngày 3/2, Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên chủ trì Hội nghị công bố quyết định về tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Quyết định hợp nhất Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Ban Dân vận...

Chợ thưa vắng, nhiều sạp hàng ở TPHCM vẫn còn… nghỉ Tết

TPO - Mùng 6 Tết, đa số các chợ, siêu thị tại TPHCM đã kinh doanh trở lại, hàng hóa dồi dào, nhiều mặt hàng khuyến mãi, giảm giá tới 50%. Tuy nhiên, sức mua khá chậm. 03/02/2025 | 14:36 TPO - Mùng 6 Tết, đa...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổ chức Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024”

Sở Công Thương vừa triển khai Chương trình “Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2024 – Vietnam Grand Sale 2024” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Chương trình được tổ chức trên phạm vi toàn tỉnh, kết hợp giữa hoạt động thương mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Theo đó, từ ngày 2/12/2024 đến ngày 31/12/2024, tất...

Huyện Krông Pắc: Thêm 9 buôn được tiếp cận tín dụng ưu đãi

16:56, 16/08/2023 Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Krông Pắc đang triển khai mở rộng địa bàn và nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng đối với hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn kể từ ngày 8/8/2023 theo Quyết định 17/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, ngoài 3 xã Ea Hiu, Ea Yiêng và Vụ Bổn, huyện Krông Pắc sẽ có thêm 9 buôn đặc biệt khó khăn của các xã khu...

Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh: Nâng tầm trí tuệ (kỳ 2)

08:00, 16/08/2023 Kỳ 2: Phát triển nguồn nhân lực: Còn những “điểm nghẽn” Gần 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, vị trí, vai trò đội ngũ trí thức tỉnh Đắk Lắk đã được nâng cao, tăng về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, việc xây dựng đội...

Đề xuất phương án mở thêm lớp 10 cho học sinh có nhu cầu theo học tại các cơ sở giáo dục

15:34, 16/08/2023 Sáng 16/8, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp đánh giá công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2023 – 2024 trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh chủ trì cuộc họp. Tham dự có đại diện các sở, ngành, địa phương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên (GDNN - GDTX), trường trung cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu tham dự cuộc họp. Theo báo...

Lãi suất giảm, tín hiệu tích cực cho tín dụng

08:36, 14/08/2023 Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại (NHTM) liên tục điều chỉnh biểu lãi suất huy động. Điều này nhằm hướng đến khả năng tiếp cận vốn giá rẻ cho nhiều đối tượng. Nhiều ngân hàng giảm lãi suất cho vay Từ đầu năm đến nay, nhiều NHTM đã liên tục điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Theo khảo sát của phóng viên, có hơn 13 ngân hàng điều chỉnh biểu lãi suất, giảm từ 0,1 ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam là đối tác trọng tâm triển khai chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sáng kiến Đoàn kết Hàn...

19:17, 23/06/2023 Tổng thống Yoon Suk Yeol cho biết, Việt Nam là đối tác trọng tâm trong việc triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và sáng kiến Đoàn kết Hàn Quốc - ASEAN của Hàn Quốc vì tự do, hòa bình và thịnh vượng, đồng thời khẳng định Hàn Quốc sẽ hợp tác và trao đổi chặt chẽ hơn với Việt Nam. Sáng 23/6, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chủ trì lễ đón chính...

Bắt 3 đối tượng bị truy nã đặc biệt trong vụ khủng bố ngày 11/6 tại Cư Kuin

15:31, 21/07/2023 Ngày 21/7, Công an tỉnh cho biết, các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh vừa bắt thêm 3 đối tượng bị truy nã đặc biệt liên quan đến vụ “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” tại huyện Cư Kuin vào ngày 11/6. Đến nay, toàn bộ 6 đối tượng bị truy nã đặc biệt đã bị bắt giữ. Cụ thể: vào sáng 21/7, lực lượng Công an huyện Cư Kuin đã phối hợp với các...

Lãnh đạo tỉnh thăm hỏi gia đình các nạn nhân vụ dùng súng tấn công tại huyện Cư Kuin

15:11, 12/06/2023 Sáng 12/6, Đoàn công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đắk Lắk do đồng chí H’Kim Hoa Byă, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy và đồng chí Y Giang Gry Niê Knơng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã đến thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình các nạn nhân vụ dùng súng tấn công trụ sở công an 2 xã huyện Cư Kuin.  Đồng chí...

Khen thưởng đột xuất Công an huyện Cư Kuin và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh truy bắt 3 đối tượng truy...

20:27, 21/07/2023 Chiều 21/7, Công an tỉnh và Huyện uỷ, UBND huyện Cư Kuin đã tổ chức Khen thưởng đột xuất các cá nhân, tập thể tham gia truy bắt 3 đối tượng truy nã đặc biệt nguy hiểm liên quan vụ khủng bố rạng sáng ngày 11/6/2023 đang lẩn trốn trên địa bàn huyện. Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh khen thưởng tập thể, cá nhân đã dũng cảm, quyết liệt truy bắt các đối...

Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức cho chiến sĩ mới tham quan, học tập lịch sử truyền thống

09:58, 09/07/2023 Trong hai ngày 7 và 8/7, Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức cho 190 chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2023 tham quan, học tập lịch sử truyền thống. Các chiến sĩ mới đã dâng hoa Tượng đài “Bác Hồ với chiến sĩ Biên phòng”; tham quan nhà truyền thống, ôn lại truyền thống 48 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của BĐBP Đắk Lắk (23/5/1975 - 23/5/2023); tham...

Cùng chuyên mục

Bảo lưu và phục dựng nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê

Nghệ thuật tạc tượng của người Ê đê là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa dân tộc. Những tác phẩm điêu khắc bằng gỗ, ngà voi, sừng trâu... mang đậm dấu ấn của một nền văn minh lâu đời, phản ánh quan niệm về cuộc sống, vũ trụ và tâm linh của người Ê đê. Tuy nhiên, trước những tác động của thời gian, tự nhiên và sự thay đổi của xã hội, việc bảo...

Một thoáng Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột, thành phố của tỉnh Đắk Lắk, là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Tây Nguyên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi hùng vĩ mà còn mang đậm bản sắc văn hóa của người Ê đê, Ba Na. Buôn Ma Thuột sở hữu khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên đa dạng với những hồ nước trong xanh, những thác nước...

Những cây công nghiệp chủ lực của đồng bào Ê đê Buôn Ma Thuật

Buôn Ma Thuật được biết đến là vùng đất thiên nhiên hùng vĩ, cái nôi của văn hóa được gìn giữ qua nhiều thế hệ mang đậm nét đặc trưng của người Ê-đê với những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo. Đây là vùng đất đỏ Bazan có thiên nhiên ưu đãi, trù phú, khí hậu ôn hòa. Người dân nơi đây bên cạnh trồng lúa nước còn trồng các cây công nghiệp,...

Cồng Chiêng trong Văn hoá & Lễ hội của người Ê-đê

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là “kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể” của nhân loại. Cồng chiêng được người Ê đê coi là linh hồn của dân tộc bởi nó chứa đựng những giá trị lớn trong đời sống tinh thần, phong tục nghi lễ suốt cuộc đời. Tiếng chiêng như sợi dây tâm linh nối kết con người với các đấng siêu nhiên, giúp con người...

Bảo tồn ngôi nhà dài của người Ê đê

Để bảo tồn cồng chiêng hay hát kể sử thi, người dân tộc Ê đê còn phải bảo tồn không gian sống - một trong những văn hóa đặc trưng của người Ê đê. Người Ê đê có tập quán sống chung 3 hoặc 4 thế hệ trong một ngôi nhà lớn. Nhà dài chính là sự phản ánh tiêu biểu cho chế độ mẫu hệ của người Ê đê. Trải qua nhiều biến động về kinh tế và xã...

Mới nhất

Kỳ vọng những thay đổi lớn

Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, với sự kết hợp của các chính sách vĩ mô hỗ trợ và kỳ vọng về những thay đổi lớn trong cấu trúc pháp lý và nền kinh tế. Năm 2025 sẽ là một năm đầy tiềm năng đối với thị...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... ...

Cơ bản hoàn thành sắp xếp bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể TW

Tổng Bí thư nhấn mạnh, đến nay chúng ta đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp tinh gọn bộ máy các cơ quan Đảng, Tư pháp và đoàn thể ở Trung ương, đây chính là tiền đề vững chắc để chúng ta tiếp tục hoàn thành...

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng tốc ngay từ đầu Xuân 2025

Hòa cùng không khí cả nước, sáng 3/2, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội đã khẩn trương bắt nhịp sản xuất trở lại, sẵn sàng tăng tốc trong năm mới 2025. Ông Nguyễn Vân - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội (HANSIBA) – thông tin,...

Giá vàng trong nước tăng mạnh, đã tiến sát 90 triệu đồng/lượng

Chiều nay 3-2, sau khi giá vàng thế giới hồi phục về ngưỡng 2.800 USD/ounce, giá vàng miếng SJC được đẩy lên mức 89,8 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn cũng tăng phi mã. ...

Mới nhất