Trang chủChính trịChủ quyềnĐêm đêm mơ thấy con về...

Đêm đêm mơ thấy con về…

24 năm qua, mẹ liệt sĩ Lê Đức Hồng luôn đau đáu nỗi nhớ con. Bà tin linh hồn con trai đã hóa thành hoa sóng, giữ bình yên cho biển trời Tổ quốc

Đoàn tàu chúng tôi mới đây đã đến bãi cạn Phúc Nguyên để thả hoa tưởng niệm 11 liệt sĩ hy sinh tại vùng biển DK1. Nơi đây, 24 năm trước – năm 1998, cơn bão Fathes đã nhấn chìm nhà giàn DK1/6 xuống đáy đại dương. Một trong 3 liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại ngàn khơi ở nhà giàn này vẫn được nhiều cán bộ, chiến sĩ DK nhắc nhớ như một niềm kiêu hãnh. Đó là chuẩn úy Lê Đức Hồng, người con quê hương xứ Nghệ.

Sau chuyến tuần tiễu trên biển 10 ngày, tôi và trung úy Trương Công Định, nguyên chiến sĩ DK1, đến nhà bà Nguyễn Thị Cháu, mẹ liệt sĩ Lê Đức Hồng. Trung úy Định và chuẩn úy Hồng vừa là bạn thân học chung trường vừa là đồng đội cùng cam cộng khổ trên nhà giàn Phúc Nguyên năm 1998.

Căn nhà nhỏ của bà Nguyễn Thị Cháu nằm gần cuối hẻm 888, đường 30 Tháng 4, phường 11, TP Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bà Cháu xúc động khi chúng tôi thắp nén hương cho liệt sĩ Hồng. Mắt của bà cụ tuổi ngoài 80 ngấn lệ. 24 năm qua, bà chưa thể nguôi ngoai nỗi đau mất con.

Câu chuyện về liệt sĩ Lê Đức Hồng hy sinh 24 năm trước vẫn vẹn nguyên trong ký ức đồng đội và người thân. Song, có một chi tiết mà mỗi lần nhắc tới, chúng tôi không cầm được nước mắt. Đó là những dòng tâm sự viết cho mẹ chưa kịp gửi về đất liền thì anh đã vĩnh viễn nằm lại biển xanh.

Thư của chuẩn úy Hồng có đoạn: “Thêm một năm nữa con không về đón Tết cùng gia đình. Tết năm nay mẹ đừng buồn nhé. Con chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp rồi. Là người lính thì phải biết hy sinh vì Tổ quốc, đúng không mẹ. Mẹ ơi, con của mẹ luôn tự hào, kiêu hãnh. Ở quê mùa đông lạnh lắm, mẹ mặc thêm áo ấm và giữ gìn sức khỏe. Con đi chuyến biển này về, sẽ đưa mẹ vào Vũng Tàu sống cho bớt lạnh…”.

Trung úy Định cho biết đó là lá thư chuẩn úy Hồng viết trước lúc hy sinh 3 ngày. “Hồng còn cho em xem thư, rồi bảo: “Tao muốn đưa mẹ vào Vũng Tàu sinh sống. Ngoài quê mùa này rét lắm. Tao thương bà già quá mà chưa làm được gì”. Ai ngờ, sau đó Hồng hy sinh…” – anh Định nhớ lại.

Ngoài thư viết gửi về đất liền cho người thân, gia đình, bạn bè, anh Hồng còn viết 2 lá thư cho bạn gái mới quen. Trung úy Định kể: “Hồng còn bảo nếu thành công sẽ khao cả nhà giàn một thùng bia. Ở nhà giàn viết thư chung, thư đến từ đất liền cũng đọc chung. Có khi, mấy thằng “thiết kế” thư cho một đứa. Hồng “xấu tướng” mà lãng mạn lắm. Lúc ra nhà giàn, nó chưa có người yêu. Lần nào tàu về đất liền nó cũng viết thư kết bạn. Bạn gái Hồng cũng người Hà Tĩnh”.

Theo trung úy Định, trong nhiều thư kết bạn của chuẩn úy Hồng, có một lá thư anh viết: “Lính nhà giàn bọn anh không có đất, dưới là sóng, trên là trời. Trước biển rộng lớn mới thấy mình cô đơn. Ngày đêm nhớ đất liền lắm. Mình hy vọng nhận được hồi âm nơi ấy nhé”. “Lúc Hồng hy sinh, tàu tìm kiếm không thấy thi thể nó mà lại vớt được thư tình…” – anh Định xúc động.

Cuộc thi viết về chủ quyền: Đêm đêm mơ thấy con về... - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Cháu, mẹ liệt sĩ Lê Đức Hồng

Cuộc thi viết về chủ quyền: Đêm đêm mơ thấy con về... - Ảnh 2.

Tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh trên vùng biển DK1

Cuộc thi viết về chủ quyền: Đêm đêm mơ thấy con về... - Ảnh 3.

Nhà giàn DK1 mãi mãi trường tồn giữa ngàn khơi Tổ quốc

Bà Nguyễn Thị Cháu đang sống cùng con gái và con rể. Thấy tôi mặc quân phục, chưa kịp giới thiệu, bà vội bước đến nắm chặt tay. Rồi bà nhìn lên tấm ảnh con trai trên bàn thờ. Nước mắt cứ thế chảy dài trên khuôn mặt gầy gò của người mẹ già.

Mời tôi ly nước chè xanh, bà Cháu kể lại: “Năm 1998, Hồng ăn Tết xong rồi đi. Tui giục lấy vợ, nó bảo: “Sau chuyến đi biển ni về, chuyển sang chế độ quân nhân chuyên nghiệp, con sẽ lấy vợ cho mệ”. Ai ngờ nó đi mà chẳng về. Hơn 20 năm rồi, tui chẳng quên được nó. Gia đình tui nghèo lại neo đơn. Hồng mất đi, gia đình tui mất một điểm tựa”.

Bà Cháu cho biết ngày con trai hy sinh, bà ngất lịm. Chồng bà chỉ biết lẳng lặng nhìn lên bàn thờ. Ông không muốn trên ấy thêm một bát nhang nữa. Ông vẫn hy vọng biển xa sóng lớn, biết đâu con trai mình chỉ “lạc sóng” rồi sẽ lại về. Nhưng điều đau đớn nhất đã đến, đó là ngày ông nhận giấy báo tử của con. Ông ôm tờ giấy báo tử gào khóc. Bà con lối xóm đến chia buồn cũng rơi nước mắt. Ngôi nhà ngói âm dương rêu phong, mảnh sân gạch cũ tràn ngập sự tiếc thương.

Hôm nay, trước hương hồn đồng đội, một lần nữa tôi nghẹn ngào khi nghe câu chuyện kể từ mẹ liệt sĩ. 24 năm qua, bà Cháu luôn đau đáu một phép nhiệm màu – biết đâu anh Hồng trở về, dẫu điều ấy chẳng thể xảy ra. Tiễn khách ra đầu ngõ, bà nắm chặt tay tôi, bảo: “Từ ngày Hồng hy sinh, đêm đêm tôi vẫn mơ thấy nó trở về”.

Cũng ngần ấy thời gian, vượt lên trên nỗi nhớ con, người mẹ già tin rằng linh hồn anh đã hóa thành hoa sóng, giữ bình yên cho biển trời Tổ quốc. 

Mời tham gia cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm”

Với mục đích đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ vững chắc biển đảo nói riêng và lãnh thổ quốc gia Việt Nam nói chung; đồng thời tiếp nối thành công của chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, Báo Người Lao Động phát động cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 3 năm 2022-2023.

NỘI DUNG, PHẠM VI ĐỀ TÀI

– Phản ánh việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, của địa phương trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, nhất là đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; công cuộc bảo vệ, xây dựng, phân giới, cắm mốc, bảo vệ đường biên giới trên bộ.

– Phản ánh khách quan, sinh động, sâu sắc về đường lối ngoại giao của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

– Tập thể, cá nhân, gương điển hình trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; sự hy sinh, cống hiến của người chiến sĩ hải quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng… đang ngày đêm canh gác ngoài biển khơi, vùng biên giới.

– Đóng góp của người dân, ngư dân, các phong trào “Ngày biên phòng toàn dân”, “Toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”; các mô hình “Kết nghĩa bản – bản”, “Xuân biên cương”… cùng các chương trình vận động, tuyên truyền tình đoàn kết, nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền cho nhân dân khu vực biên giới, hải đảo.

– Đề xuất ý tưởng, giải pháp có căn cứ khoa học trong việc tuyên truyền đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, biên giới, lãnh thổ quốc gia; về phát triển kinh tế biển, văn hóa biển, bảo vệ môi trường biển Việt Nam, phát triển kinh tế khu vực biên giới…

THỂ LỆ, YÊU CẦU

– Là bài viết dưới dạng bình luận, bút ký, phóng sự, ký sự, tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, bài cảm xúc…

– Mỗi bài dự thi chỉ đăng 1 kỳ, không quá 1.700 chữ; bắt buộc có ít nhất 3 ảnh chụp nhân vật hoặc vấn đề liên quan tình tiết, nội dung bài viết.

– Bài đã gửi tham dự cuộc thi viết “Chủ quyền quốc gia bất khả xâm phạm” lần 3 năm 2022-2023 do Báo Người Lao Động tổ chức thì không được gửi cho nơi khác, cuộc thi khác.

ĐỐI TƯỢNG DỰ THI

– Tất cả công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam và nước ngoài, người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

– Thành viên trong Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, đơn vị tài trợ và phóng viên, cộng tác viên cơ hữu của Báo Người Lao Động không được tham gia.

THỜI GIAN

– Thời gian nhận tác phẩm từ ngày phát động 23-6-2022 đến 15-5-2023.

– Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi:

Tòa soạn Báo Người Lao Động: 123-127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.

Điện thoại: 028.3930 5376 – 0903343439.

Email: chuquyenbiendao@nld.com.vn.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG DỰ KIẾN

– Giải nhất (1 giải): 50 triệu đồng.

– Giải nhì (1 giải): 30 triệu đồng.

– Giải ba (1 giải): 20 triệu đồng.

– Giải khuyến khích (2 giải): 10 triệu đồng/giải.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/dem-dem-mo-thay-con-ve-20220806200748238.htm

Cùng chủ đề

Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất sắp khai mạc

Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH&NV) - ĐHQGHN; Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TPHCM; Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng sẽ tổ chức Hội nghị Sử học toàn quốc lần thứ nhất với chủ đề: "Nghiên cứu chủ quyền quốc gia lãnh thổ theo định hướng tiếp cận toàn bộ và toàn...

Chuyển đổi số đặt ra vấn đề chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

SGGPO 15/09/2023 14:10 “Trong thế giới thực, việc tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong hệ thống luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, do tính chất xuyên biên giới của không gian mạng, việc đảm bảo chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một vấn đề mới, phức tạp", đại biểu Lưu Bá Mạc (Việt Nam) nhận định.   Quang cảnh phiên thảo luận chuyên đề số....

Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine nhưng không từ bỏ các điều kiện

Đại sứ Nga tại Anh cho biết Nga sẵn sàng đàm phán hòa bình với Ukraine nhưng không có đe dọa từ Ukraine với Nga và người Nga ở Ukraine sẽ được đối đãi giống như tất cả các quốc gia khác trên thế giới. ...

Tạo thế bảo vệ vững chắc chủ quyền

Chúng ta phải tạo thế bảo vệ vững chắc các điểm, đảo, hoàn thiện phương án đối phó các tình huống có thể xảy ra, đủ sức canh giữ, bảo vệ chủ quyền ...

Viên ngọc quý giữa trùng dương

Với nhiều người Việt Nam, đảo Phú Quý - viên ngọc quý giữa trùng dương - vẫn luôn là tượng đài nằm trong sâu thẳm trái tim ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đội cứu hộ Việt Nam đã đến Myanmar

(NLĐO)- Chiều 30-3, đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đã đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Vé số Vietlott tiếp tục trúng giải Jackpot

(NLĐO) – Chỉ 3 ngày sau khi có 1 vé trúng giải Jackpot 1, xổ số Vietlott lại có thêm 1 vé loại hình Mega 6/45 trúng giải Jackpot ...

Xe khách 52 chỗ lật trên đèo Bảo Lộc, nhiều người la hét kêu cứu

(NLĐO) - Lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tích cực cứu hộ xe khách chở hàng chục người bị lật xuống đèo Bảo Lộc khiến nhiều người bị thương. ...

Đang cháy bãi rác ở Lâm Đồng, khói ngút trời khiến hàng ngàn người dân lo sợ

(NLĐO) - Bãi rác Gung Ré (huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) bốc cháy từ chiều 29-3 và lan rộng khiến hàng ngàn người dân lo lắng vì khói bụi ô nhiễm. ...

Bài đọc nhiều

Vùng 3 Hải quân ghi nhận đóng góp của các cơ quan báo chí trong phối hợp tuyên truyền biển đảo

Ngày 15/3, phát biểu tại Hội nghị gặp mặt báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024, Chuẩn Đô đốc Nguyễn Đăng Tiến, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Vùng 3 Hải quân cho biết “những kết quả trên các mặt công tác Vùng đạt được trong năm 2023 đều có sự đồng hành, hỗ trợ, ủng hộ quan trọng của cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội”. ...

Hoàn thiện khung pháp lý chung có quy định riêng:

Mặc dù đấu giá quyền khai thác khoáng sản đã góp phần phát huy được giá trị tiềm năng của khoáng sản và tăng đáng kể nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, nhưng không thể phủ nhận rằng vẫn còn tồn tại những vi phạm về hoạt động khai thác khoáng sản cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý nghiêm.Phóng viên...

21 năm vững vàng nơi đầu sóng

(NLĐO) – Sau 21 năm phát triển, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 trở thành lực lượng nòng cốt duy trì an ninh, trật tự an toàn vùng biển miền Trung của Tổ quốc. ...

Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc tuần tra chung

Nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, ngày 5/2, lực lượng Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tổ chức chuyến tuần tra chung trên khu vực biển giáp ranh thuộc địa phận thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và thành phố Đông Hưng, thành phố Phòng Thành Cảng, tỉnh Quảng Tây (Trung...

Tết Trồng cây 2024: thêm hàng nghìn cây xanh được trồng mới ở biển, đảo

Trong dịp Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn 2024, thêm hàng nghìn cây xanh đã được trồng mới bởi lực lượng cán bộ, chiến sĩ hải quân, góp phần khoác thêm màu xanh cho biển đảo quê hương. Vùng 5 Hải quân: mỗi cơ quan, đơn vị là một vườn hoa Sáng 15/2, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức Lễ phát động...

Cùng chuyên mục

Khơi dậy tình yêu biển, đảo

Cuộc thi "Em yêu biển, đảo quê hương" góp phần khơi dậy tình yêu đất nước, trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cho thế hệ trẻ ...

Sôi nổi các hoạt động Tháng Thanh niên tại Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Tuổi trẻ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tổ chức nhiều hoạt động Tháng Thanh niên năm 2025. ...

Canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc

Ở biên giới Quảng Trị - Savannakhet - Salavan, những người lính biên phòng âm thầm canh giữ từng tấc đất của Tổ quốc, giữ gìn tình hữu nghị bền chặt Việt - Lào. ...

Khánh Hòa thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo

(NLĐO)- UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành Quyết định số 709 về việc thành lập Chi cục Thủy sản, Biển và Hải đảo trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường. ...

Cảnh sát biển đang làm rõ vụ 2 ngư dân rơi xuống biển

(NLĐO) – Sau khi được lực lượng Cảnh sát biển cứu với, sức khỏe và tinh thần của 2 ngư dân rơi xuống biển đã ổn định ...

Mới nhất

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

Mới nhất