Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốDeepSeek sẽ định hình lại cuộc chơi AI toàn cầu, Mỹ "nóng...

DeepSeek sẽ định hình lại cuộc chơi AI toàn cầu, Mỹ “nóng mặt”, EU rơi vào “thế kẹt”


Sự xuất hiện của DeepSeek cho thấy, quyền bá chủ của Mỹ trong lĩnh vực AI đã không còn được đảm bảo và với lực lượng nhân lực tài năng, một khoản đầu tư tài chính nhỏ hơn nhiều rõ ràng có thể đạt được kết quả tương tự.

DeepSeek – công ty khởi nghiệp về AI của Trung Quốc hoàn toàn vô danh cho đến thời điểm ra mắt vào cuối tháng 1/2025, khiến cả giới công nghệ toàn cầu rung chuyển và gây ấn tượng bởi mô hình chi phí thấp, công suất cao.

Thành công của DeepSeek được đánh giá có thể thiết lập lại hiện trạng địa chính trị AI giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Mô hình ngôn ngữ lớn R1 của DeepSeek đã tuyên bố vượt qua mô hình o1 nổi tiếng của OpenAI với khoản đầu tư nhỏ hơn rất nhiều và không được tiếp cận với các chip tiên tiến nhất do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Đáng chú ý, dù hạn chế về đầu tư tài chính và khả năng tiếp cận công nghệ nhưng R1 dường như lại cho thấy khả năng hoạt động với chi phí thấp hơn và tiêu thụ ít năng lượng hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh đến từ xứ cờ hoa.

DeepSeek sẽ định hình lại cuộc chơi AI toàn cầu, Mỹ 'nóng mặt', EU rơi vào 'thế kẹt'
Sự xuất hiện thành công của DeepSeek đang góp phần định hình lại cuộc chơi trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng đang dần bộc lộ nhiều hạn chế và thách thức. (Nguồn: Shutterstock)

Sự xuất hiện của DeepSeek cho thấy, quyền bá chủ của Mỹ trong lĩnh vực AI đã không còn được đảm bảo và với lực lượng nhân lực tài năng, một khoản đầu tư tài chính nhỏ hơn nhiều rõ ràng có thể đạt được kết quả tương tự. Đồng thời, điều này cũng cho thấy, kỳ vọng của Washington vào các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhằm kiềm chế ngành công nghệ của Bắc Kinh dường như không phát huy tác dụng.

Thách thức của DeepSeek

Mặc dù không thể phủ nhận những khía cạnh tích cực trong thành công của DeepSeek, nhưng mô hình này cũng tồn tại những nhược điểm.

Xét từ các khía cạnh kỹ thuật, DeepSeek khó có thể so sánh với các nền tảng AI khác của Mỹ vì vai trò chính của nó là tối ưu hóa các mô hình hiện có thay vì phát triển các mô hình mới. Việc tối ưu hóa mô hình rất quan trọng và được hoan nghênh, nhưng sẽ không thể loại bỏ nhu cầu tạo ra các LLM mới.

Nói cách khác, trong khi việc tối ưu hóa của DeepSeek có thể giảm đáng kể chi phí tính toán và mở ra cánh cửa cho các thiết kế hiệu quả hơn để thu hẹp khoảng cách hiệu suất giữa các mô hình nhỏ hơn và lớn hơn, về cơ bản nó không phá vỡ “luật mở rộng quy mô” (tức là các mô hình lớn hơn mang lại kết quả tốt hơn).

Các hệ thống AI mạnh nhất vẫn cần cơ sở hạ tầng tốn kém, điều này đưa cuộc đua trở lại với việc huy động nguồn tài chính khổng lồ.

Một vấn đề quan trọng khác cần xem xét là DeepSeek không hoàn toàn mở quyền truy cập vì một số thành phần nhất định, chẳng hạn như dữ liệu đào tạo, phương pháp tinh chỉnh và một số phần kiến ​​trúc của mô hình vẫn chưa được tiết lộ.

Ngoài ra, DeepSeek – giống như bất kỳ công ty AI nào của Trung Quốc, chắc chắn cần tuân thủ các luật và quy định an ninh quốc gia nghiêm ngặt của Bắc Kinh.

Tầm quan trọng của DeepSeek đối với Trung Quốc không chỉ là cung cấp khả năng kỹ thuật thay thế các nền tảng AI do Mỹ sản xuất mà còn là tín hiệu cho thế giới biết rằng, Bắc Kinh đang “rất quan tâm” đến cuộc đua AI.

Đây có thể là một thách thức đối với DeepSeek tùy thuộc vào diễn biến của tình hình. Một thách thức cấp bách hơn là bảo vệ dữ liệu và đặc biệt là Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh châu Âu (EU), như lệnh cấm DeepSeek của Italy hôm 30/1 vì lý do chuyển dữ liệu là một minh chứng. Điều này làm dấy lên mối lo ngại về chủ quyền dữ liệu và khả năng tiếp cận của chính phủ, có thể hạn chế khả năng sử dụng DeepSeek trong khu vực EU.

Nếu như những lo ngại trên cần được xem xét nghiêm túc, thì rủi ro lớn hơn vẫn là yếu tố địa chính trị. Bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng DeepSeek là lời cảnh tỉnh (được một số phương tiện truyền thông ví như “khoảnh khắc Sputnik”) đối với các công ty công nghệ Mỹ cho thấy cuộc đua AI giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới sẽ là tâm điểm trong cuộc cạnh tranh chiến lược ở nhiều thập kỷ tới.

Quan trọng hơn, cuộc cạnh tranh AI không chỉ liên quan đến mục đích thương mại mà còn liên quan đến các ứng dụng quân sự trong không gian mạng, vũ khí không người lái và nhiều lĩnh vực khác.

Với một công ty AI Trung Quốc có tham vọng vươn ra nước ngoài và đặc biệt là thị trường béo bở của Mỹ, những thách thức đang thực sự bắt đầu ngay từ bây giờ. Việc TikTok bị Washington “xóa sổ” và việc Tencent Holdings bị đưa vào danh sách đen gần đây báo hiệu DeepSeek sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội và toàn diện từ phía Mỹ. Kể cả việc công ty này lưu trữ dữ liệu trên các máy chủ đặt tại Trung Quốc cũng không thể giúp ích gì.

Nhiều lãnh đạo các công ty, tập đoàn công nghệ tại Thung lũng Silicon dù ấn tượng với DeepSeek và hoan nghênh sự cạnh tranh nhưng sẽ sử dụng mô hình này để hỗ trợ nhiều hơn cho cho cơ sở hạ tầng AI của Mỹ cùng các chính sách để “ghìm chân” Trung Quốc. Chính quyền Washington hiện cũng đang điều tra xem DeepSeek có đang sở hữu chip Nvidia tiên tiến bằng cách lách luật hạn chế hay không.

Ngoài ra, các biện pháp tăng cường kiểm soát xuất khẩu liên quan đến AI và chấm dứt mọi hợp tác khoa học và công nghệ hiện tại với Trung Quốc sẽ có thể được Mỹ áp dụng trong thời gian tới.

EU đứng giữa “hai dòng nước”

EU cho đến nay vẫn là khu vực đi sau trong cuộc đua về AI, kể cả trước khi DeepSeek gây chấn động giới công nghệ. Khối này đã không thể tạo ra nền tảng AI của riêng mình dựa trên số tiền đầu tư khổng lồ được cho là cần thiết để phát triển các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

EU cũng nên sớm nhận ra sự cạnh tranh công nghệ gay gắt hơn giữa Mỹ và Trung Quốc để giành quyền thống trị AI có thể sẽ gây ra hậu quả cho lục địa này.

Vấn đề cấp bách nhất là khả năng phân chia thành hai thế giới AI, bị chia cắt bởi các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn của Washington, hợp tác khoa học giảm mạnh và quy định chặt chẽ hơn. Đây có thể là tin xấu đối với châu Âu vì có khả năng họ sẽ buộc phải lựa chọn giữa hai hệ sinh thái.

Rủi ro kiểm duyệt và chuyển giao dữ liệu của DeepSeek sẽ chỉ làm trầm trọng thêm và đẩy nhanh sự chia rẽ trong lĩnh vực AI toàn cầu. Một vấn đề khác là việc gia nhập hệ sinh thái AI của Mỹ dưới thời Tổng thống Trump có thể không mang lại lợi ích cho EU trong các hợp tác khoa học với tư cách đồng minh sau khi ông chủ Nhà Trắng đe dọa sẽ áp thuế lên EU sau hai đồng minh lớn là Canada và Mexico.

Nhìn chung, sự xuất hiện của DeepSeek sẽ là tin tốt về mặt tùy chọn và hy vọng cho ngành công nghiệp AI của châu Âu nhưng cũng là tin xấu khi làm gia tăng sự cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

EU đang bị kẹt giữa một tảng đá lớn trong cuộc đua AI ngày càng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố địa chính trị. Đó là khả năng chuyển giao công nghệ và hợp tác hạn chế hơn với Mỹ cũng như mối lo ngại ngày càng tăng về các vấn đề kiểm duyệt dữ liệu từ Trung Quốc.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hãng hàng không điều hơn 1.000 chuyến bay rỗng đón khách dịp Tết

(NLĐO) - Vietnam Airlines đã điều động hơn 1.000 chuyến bay một chiều không hành khách (ferry) để máy bay kịp thời quay lại các sân bay đang đông khách chờ đợi ...

Gửi tình yêu vào những chiếc bánh nhỏ xinh, mang đậm hương vị Hà thành

Thuộc thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với những sản phẩm bánh cổ truyền, chị Trịnh Hồng Giang, Giám đốc điều hành thương hiệu bánh Gia Trịnh, đã chia sẻ về những kỷ niệm, lời...

Xăng E5 RON 92 tăng, xăng RON 95 và dầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay, từ 15h ngày 6/2/2025, mỗi lít xăng E5 RON 92 tăng 51 đồng/lít, tuy nhiên xăng RON 95 lại giảm 74 đồng/lít; giá dầu cũng giảm. Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay 6/2. Thời gian áp dụng từ 15h ngày 6/2/2025. ...

Ông Zelenskyy thừa nhận Ukraine khó trụ vững nếu không có Mỹ

(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 5/2 khẳng định sự viện trợ của Mỹ vẫn là "không thể thiếu" đối với Ukraine, trong bối cảnh Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) bị đình chỉ hoạt động. ...

Hàng nghìn người dân Đà Nẵng hò hét cổ vũ đua thuyền ngày đầu năm mới

TPO - Sáng mùng 9 Tết Ất Tỵ 2025 (ngày 6/2), hàng nghìn người dân tập trung trên cầu Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) để xem và cổ vũ cho đội thuyền của mình thi đấu trong ngày đầu năm mới.  06/02/2025 | 13:54 ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ nói được miễn phí khi tàu chính phủ đi qua kênh đào Panama, sự thật là gì?

Ngày 6/2, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, chính phủ Panama đã quyết định miễn phí cho các tàu của chính phủ Mỹ đi qua kênh đào Panama.

TP. Hồ Chí Minh thi lớp 10 năm 2025 ngày nào?

Sáng 6/2, Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh thông tin về kỳ thi vào lớp 10 năm 2025. Ngày thi diễn ra vào ngày 6-7/6.

Báo Uruguay nêu bật sự đa dạng và sáng tạo của văn hóa Việt Nam

Tờ Diario LaR của Uruguay đánh giá, sự phát triển xã hội và những thay đổi về văn hóa ở Việt Nam phản ánh sức bền bỉ và khả năng sáng tạo của người dân trong suốt chiều dài lịch sử.

Nga phản hồi việc ông Trump nói BRICS muốn có đồng tiền riêng, Mỹ sẽ mua lại TikTok? Đầu tàu châu Âu gây bất...

Các nhà đầu tư hàng đầu đang chuẩn bị cho kịch bản suy thoái toàn cầu, Nga nói BRICS không có ý định tạo ra đồng tiền riêng, Trung Quốc kiện Mỹ lên WTO, châu Âu "ngắm bắn" các nền tảng thương mại điện tử đang "làm mưa làm gió"… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.

4,33 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài “đổ bộ” Việt Nam, Bắc Ninh dẫn đầu

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tháng 1/2025, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 4,33 tỷ USD, tăng 48,6% so với cùng kỳ năm 2024.

Bài đọc nhiều

Tải video TikTok không logo về máy tính với vài thao tác đơn giản

Tải video TikTok không logo về máy tính là phương pháp hữu ích để lưu trữ hoặc chỉnh sửa video theo ý thích. Bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách tải video TikTok không logo về máy tính siêu nhanh.

Ra mắt chatbot AI Phật giáo đầu tiên trên thế giới tại Bhutan

Chatbot có tên Buddhabot, phát triển từ năm 2021 với bản dịch tiếng Nhật của Sutta Nipata.

Cùng chuyên mục

Liên hợp quốc coi Việt Nam là đối tác quan trọng về chuyển đổi số và AI

Ngày 5/2, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ, đã có cuộc làm việc ông Amandeep Singh Gill, Phó Tổng Thư ký, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ về Công nghệ. ...

Siêu soái hạm mới của Hải quân Nga

Soái hạm mới của Hải quân Nga sẽ là tàu tuần dương chạy bằng năng lượng hạt nhân "Đô đốc Nakhimov", Military Watch Magazine cho biết.

Mới nhất

Hàn Quốc: Phụ nữ chi tiền ngày càng mạnh tay cho các dịch vụ chăm sóc hậu sản

Năm 2024, phụ nữ Hàn Quốc mạnh tay chi 2,87 triệu won (gần 2.000 USD) mỗi người cho các dịch vụ chăm sóc hậu sản (chăm sóc sau sinh), tăng gần 18% so với 3 năm trước. ...

MÃN NHÃN ĐÃ TAI ĐÊM NHẠC KHAI MẠC LỄ HỘI VÀNG DOJI

Ngày 5/2 (tức mồng 8 Tết Ất Tỵ), không gian tại Lễ hội Vàng DOJI bừng sáng như một bức tranh rực rỡ sắc màu với điểm nhấn là chương trình Mini Concert Lễ hội Vàng – Xuân An Khang, nơi truyền thống giao thoa cùng hiện đại, nơi nghệ thuật, thời trang và trang sức hòa quyện,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Ngày 5/2, tại Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa...

Ngành Giáo dục Thủ đô phấn đấu trồng mới 150.000 cây xanh

Ngày 6/2, tại Trường THCS An Dương Vương (huyện Đông Anh), Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Mới nhất