Trang chủNewsThời sựĐề xuất thí điểm một số chính sách để gỡ vướng hoạt...

Đề xuất thí điểm một số chính sách để gỡ vướng hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Kinhtedothi – Sáng 15/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp. Ảnh: Quochoi.vn

Chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát

Trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng  cho biết, về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Chính phủ đề xuất quy định tại dự thảo Nghị quyết về cơ chế tự chủ của tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn.

Quy định viên chức, viên chức quản lý làm việc tại tổ chức khoa học và công nghệ công lập được tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu. Bổ sung quy định về miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ưu đãi thuế cho hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày Tờ trình. Ảnh: Hồ Long
Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng trình bày Tờ trình. Ảnh: Hồ Long

 

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số gồm 4 Chương và 19 Điều, với nội dung cơ bản gồm: quy định về thí điểm một số cơ chế, chính sách tháo gỡ chi tiêu tài chính từ ngân sách nhà nước, hoạt động của tổ chức và nhân lực trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập, thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu và hoạt động khoa học và công nghệ trong doanh nghiệp, công nghệ chiến lược; cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư, đấu thầu, tài chính và thử nghiệm có kiểm soát cho chuyển đổi số quốc gia, phát triển hạ tầng số, công nghiệp công nghệ số chiến lược để tháo gỡ vướng mắc tạo cơ chế, chính sách vượt trội trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong đó, nguyên tắc kinh phí nhà nước cấp cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ là thông qua quỹ. Các quỹ trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo được thành lập theo quy định của pháp luật khoa học và công nghệ và từ nhiều nguồn khác nhau.

Đối với chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ đề xuất, xác định hoạt động chuyển đổi số quốc gia gồm: nền tảng số dùng chung, chỉ định thầu cho các gói thầu; hoạt động phát triển hạ tầng số gồm: hạ tầng 5G, cáp viễn thông kết nối quốc tế trên biển, thí điểm dịch vụ viễn thông sử dụng công nghệ vệ tinh quỹ đạo tầm thấp. Đồng thời, ngân sách trung ương hỗ trợ để xây dựng nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ.

Về tổ chức thực hiện, Chính phủ đề xuất, dự thảo Nghị quyết sẽ quy định người đứng đầu cơ quan, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị quyết nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu triển khai Nghị quyết xảy ra các hành vi, tác động tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy báo cáo thẩm tra. Ảnh: Quochoi.vn

Chỉ quy định những cơ chế, chính sách có tính khả thi, hạn chế văn bản hướng dẫn

Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tán thành với sự cần thiết, cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn để ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, cần hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trên cơ sở tuân thủ đúng, đầy đủ Quy định 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong xây dựng pháp luật; đồng thời, tuân thủ một số quan điểm.

Đó là, việc ban hành các chính sách thí điểm cần dựa trên các quan điểm chủ yếu sau: thể chế hóa những vấn đề cấp bách nêu trong Nghị quyết số 57-NQ/TW; có tính khả thi, hạn chế văn bản hướng dẫn để thi hành được ngay; những chính sách chưa thực sự cấp bách, cần nghiên cứu đánh giá thêm, cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì sẽ được xem xét, đưa vào các dự thảo luật sẽ xem xét, sửa đổi trong năm 2025; vượt trội, phát huy tác dụng ngay, khơi thông mọi nguồn lực, có sức lan tỏa, góp phần kịp thời vào tăng trưởng kinh tế; có trọng tâm, trọng điểm; là vấn đề thực sự vướng mắc cần khẩn trương tháo gỡ; chưa có luật điều chỉnh hoặc cần quy định khác với luật hiện hành; đúng thẩm quyền của Quốc hội; thời gian thí điểm rõ ràng, cụ thể.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV

Liên quan cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập (Điều 4), Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị, làm rõ nội hàm của quy định “được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ở mức độ cao nhất” để thống nhất cách hiểu. Có ý kiến cho rằng, quy định cơ chế tự chủ về tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền của Chính phủ, do đó, không cần quy định trong dự thảo Nghị quyết.

Đối với chính sách hỗ trợ dự án công nghiệp công nghệ số chiến lược có tính chất đặc biệt (Điều 17), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho rằng, cần cân nhắc vì chính sách này hiện đang được quy định ở dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số, để phát huy hiệu quả thì cần có thời gian đủ dài; làm rõ căn cứ xác định mức hỗ trợ tối đa; không quy định tên Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội trong Nghị quyết; bổ sung quy định đầu tư từ ngân sách trung ương để xây dựng các phòng thí nghiệm bán dẫn dùng chung.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/de-xuat-thi-diem-mot-so-chinh-sach-de-go-vuong-hoat-dong-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao.html

Cùng chủ đề

sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng hướng tới cơ sở, để lo cho dân

Kinhtedothi- Chiều 14/2, phát biểu thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, sắp xếp tổ chức bộ máy để bố trí nhân sự phù hợp, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường hướng tới cơ sở, cấp gần dân nhất để lo cho dân. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo Phát biểu tại phiên thảo luận tổ 8 (gồm Đoàn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thực hiện tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) bày tỏ đánh giá rất cao Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -...

Sắp xếp bộ máy không ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Kinhtedothi- Chiều 15/2, phát biểu giải trình ý kiến các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sẽ hoàn thành sớm, nhanh việc tổ chức sắp xếp bộ máy mà không làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên cần sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng Thảo luận tại hội trường...

Đại học Shizuoka thúc đẩy hợp tác nghiên cứu vi mạch, bán dẫn với Đà Nẵng

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thi nhấn mạnh, Đà Nẵng đang triển khai Đề án thành lập Khu thương mại tự do, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong thời gian tới. Đây là bước đi chiến lược nhằm tạo nền tảng phát triển kinh tế - công nghệ, góp phần khẳng định vị thế của thành phố trên bản đồ quốc tế. Bên cạnh đó,...

Giữ nguyên mô hình chính quyền địa phương, tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy

Kinhtedothi - Ngày 15/2, phát biểu giải trình tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, cần giữ ổn định mô hình tổ chức chính quyền địa phương để tránh hụt hẫng khi tinh gọn bộ máy. Thực hiện tốt cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy Phát biểu thảo luận về Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng...

Cơ chế đặc biệt sẽ tháo gỡ vướng mắc trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Kinhtedothi - Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cần bổ sung một số cơ chế đặc biệt thì mới làm được và thật sự đổi mới. Sáng 15/2, Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khoá XV đã thảo luận tổ về Dự thảo Nghị quyết của...

Bài đọc nhiều

Liên tiếp các vụ nam sinh tự làm pháo nổ dịp cận Tết Nguyên đán

Hôm nay (8/1), Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, thời gian gần đây đã tiến hành kiểm tra, kiểm soát và phát hiện nhiều người học trên mạng và tự mua đồ về để làm pháo nổ, tiềm ẩn nguy hiểm. Đặc biệt, đa số những người này có tuổi đời còn rất trẻ và am hiểu mạng xã hội. Đơn cử, ngày 3/1, Công an xã Quảng Long, huyện Hải Hà phát hiện 5 học sinh cấp...

DeepSeek là gì và vì sao nó đang gây chấn động ngành AI toàn cầu

(CLO) DeepSeek, một startup công nghệ AI giá rẻ từ Trung Quốc, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rung chuyển khi tung ra các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất. ...

Việt Nam rất quan tâm đến quyết định của Hoa Kỳ đối với USAID

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, việc ngưng các dự án hỗ trợ của USAID, nhất là dự án rà phá bom mìn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa sẽ tác động mạnh mẽ đến an toàn của con người và môi trường tại các khu vực dự án. ...

Chuyến thăm Romania của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc

(Chinhphu.vn) - Đại sứ Romania tại Việt Nam, bà Cristina Romila cho biết, chuyến thăm Romania sắp tới của Thủ tướng Phạm Minh Chính mang tính biểu tượng sâu sắc, nêu bật mối quan hệ nhân dân hai nước bền chặt, trở thành nền tảng cho quan hệ song phương trong 74 năm qua. Đại sứ Romania tại Việt Nam Cristina Romila Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên xin thôi việc

Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường cho biết, Tỉnh ủy vừa tiếp nhận đơn xin thôi việc của ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh với lý do để chữa bệnh. Sáng 12/2, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên tổ chức kỳ họp thứ 23, cho chủ trương về nội dung Đề án sắp xếp, tinh gọn bộ máy, biên chế theo Nghị quyết 18. Tại cuộc họp, ông Trần Quốc Cường, Ủy viên...

Cùng chuyên mục

Từ Bình Định ra thăm vợ ở Quảng Bình, người đàn ông đòi nhảy cầu tự tử

(NLĐO) - Công an xã Quảng Lộc (tỉnh Quảng Bình) đã kịp thời phát hiện và cứu sống một người đàn ông quê Bình Định có ý định nhảy cầu Quảng Hải 2 tự tử ...

Cơ chế đặc thù, đặc biệt giúp rút ngắn thời gian làm đường sắt đô thị

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh giải trình, làm rõ thêm vấn đề đại biểu nêu, khi thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Phát huy vai trò nòng cốt của hội viên trong triển khai các hoạt động

(CLO) Ngày 15/2, tại Báo Sóc Trăng, Chi hội Nhà báo Báo Sóc Trăng tổ chức Đại hội hội viên lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 - 2027. ...

Thực hiện tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) bày tỏ đánh giá rất cao Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội -...

Dự báo thời tiết ngày mai 16/2/2025: Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có mưa

Dự báo thời tiết ngày mai 16/2/2025, không khí lạnh ảnh hưởng đến Bắc Bộ gây mưa, mưa nhỏ rải rác. Trời rét, vùng núi có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội là 17-19 độ C. Không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam và sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ từ đêm 15/2, sau đó lan sang một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Gió Đông...

Mới nhất

Thực hiện tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội

Kinhtedothi - Chiều 15/2, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc...

Đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2: Nỗ lực từ các trường đại học

Nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên tại các trường đại học có vai trò quan trọng trong mục tiêu “đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học”, như nội dung trong Kết luận 91-KL/TW của Bộ Chính trị đã đặt ra. PGS.TS Phan Thị Thanh Thảo - Hiệu trưởng Trường Đại học Thành...

Ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc đồng loạt đổi tên

Ba trong số bốn ngân hàng vừa chuyển giao bắt buộc đã đổi sang tên gọi mới, đồng thời thay đổi bộ nhận diện thương hiệu. ...

Ông nội bệnh nặng tôi không kịp về chăm sóc, nhận được túi vải cũ ông để lại trước lúc mất tôi bật khóc...

Về thăm ông nội lần cuối, tôi bật khóc khi nhận được món quà mà ông để lại cho mình. ...

DongA Bank đổi tên, dời trụ sở, loạt ngân hàng có ‘danh phận’ mới

Sau khi được chuyển giao bắt buộc về HDBank, Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đông Á (DongA Bank) chính thức có tên mới là Vikki Bank. Một loạt nhà băng trước đó cũng đã đổi tên. DongA Bank vừa công bố thông tin về việc đổi tên thương mại mới. Theo đó, kể từ ngày 14/2, ngân hàng này...

Mới nhất