Chiều 15/2, Quốc hội thảo luận đề án bổ sung về phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, đa số các ý kiến đều đồng thuận với đề xuất này.

Đại biểu Dương Khắc Mai (Đắk Nông) nhận định, với nền kinh tế có độ mở lớn thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng 8% sẽ phải nỗ lực hơn 100% cả hệ thống chính trị và nhân dân. Trong đó, phải đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, pháp luật, nâng cao công tác thi hành pháp luật.

202502151425264465_z6319989466671_6376ead4d917ae4b34f7bf1c2a85b290.jpg
Đại biểu Dương Khắc Mai. Ảnh: Quốc hội

Thể chế vẫn là điểm nghẽn của điểm nghẽn, còn nặng về quản lý hơn là kiến tạo phát triển; một số cơ chế, chính sách chậm sửa đổi; phân cấp, phân quyền còn nhiều bất cập hạn chế.

Đại biểu cho rằng nghị quyết nên đưa ra giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn, kiến tạo không gian phát triển mới. Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư công. Cùng với đó, giải quyết các khâu tồn tại trong giải ngân đầu tư công.

Cụ thể, ông Mai đề nghị đẩy mạnh sửa đổi, triển khai Quy hoạch điện 8 trong thời gian tới và đề nghị Chính phủ nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ với các dự án năng lượng tái tạo hiện nay “đang đứng im như dấu chấm than lớn giữa trời đất gây lãng phí cho xã hội”…

Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) cho rằng, cần có chỉ tiêu đánh giá KPI đối với cán bộ, công chức, viên chức. Ông đề xuất đánh giá kết quả công việc của cán bộ, công chức, viên chức định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm. Những người hoàn thành xuất sắc sẽ được tặng bằng khen, tặng thưởng theo cấp bậc khác nhau, thậm chí cả đề bạt, thăng chức.

202502151512213782_z6320116992906_c39724376d06829ab34582f45cc520d3.jpg
Đại biểu Nguyễn Văn Thân. Ảnh: Quốc hội

Ông nhấn mạnh những việc thuộc Chính phủ, Thủ tướng quyết, những dự án thuộc bộ, bộ trưởng quyết, thuộc tỉnh thì người đứng đầu tỉnh quyết, tránh phiền hà cho đấu thầu. Đại biểu nêu thực tế đấu thầu mất nhiều thời gian mà chưa chắc đã tránh được tiêu cực.

Đối với doanh nghiệp nhà nước, ông Thân nêu rõ, khi được giao nhiệm vụ gì thì không thực hiện nhiệm vụ khác, không lấn sân. Ví dụ Tập đoàn Dầu khí làm về dầu khí, Vietnam Airlines làm về hàng không, Tập đoàn Điện lực làm điện lực, “còn cứ làm bất động sản, cái nọ, cái kia thì không được”.

Ông cũng nêu về việc tài nguyên khoáng sản cần được khai thác, “không nên có tư duy để đấy cho con cháu, như thế là sai”. “Nếu làm được, chúng ta đã nhân tài sản đó để phát triển hạ tầng, phát triển những thứ ta đang cần, nói thẳng là tiền. Khoáng sản để đấy không khác gì vàng để trong túi, cần thu hút nguồn vốn trong nước và thu hút nguồn vốn trong xã hội, cái gì khai thác được là khai thác”, ông Thân phân tích.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết Chính phủ đặt ra nguyên tắc tăng trưởng nhanh nhưng phải bền vững.

Bộ trưởng nêu yếu tố thuận lợi là sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị; niềm tin của doanh nghiệp, người dân. Các quy định mới đột phá, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền được ban hành đi vào cuộc sống; nhiều điểm nghẽn lâu nay được cơ bản tháo gỡ. Nhiều dự án hạ tầng chiến lược được đẩy nhanh tiến độ, các cơ hội mới từ hiệp định thương mại tự do…

202502151522083755_z6320147097222_ba971c69d1c7ee5876e5c4061a211fcc.jpg
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình. Ảnh: Quốc hội

Tuy nhiên, tình hình thế giới phức tạp, đặc biệt là các chính sách mới của Mỹ. Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có giải pháp chủ động ứng phó với những biến động này. 

Bộ trưởng cho biết, Chính phủ xác định 6 nhóm giải pháp ngắn hạn và dài hạn.

Về ngắn hạn, sẽ theo dõi sát tình hình của các nước, nhất là Mỹ và tận dụng sự dịch chuyển trong dòng đầu tư thương mại. Cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tạo động lực cho kinh tế tư nhân.

Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ, ngành ngay sau khi Quốc hội thông qua dự thảo nghị quyết này, sẽ tổ chức hội nghị với các địa phương để rà soát, đảm bảo đạt chỉ tiêu tăng trưởng.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.

Muốn phụ nữ sinh 2 con thì lương tối thiểu phải 10,5 triệu/tháng

Muốn phụ nữ sinh 2 con thì lương tối thiểu phải 10,5 triệu/tháng

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, muốn một người phụ nữ sinh được 2 con thì lương của 1 người phải nuôi được mình và đứa con với mức lương tối thiểu 10,5 triệu/tháng.
Chi gần 900.000 tỷ cho 'đầu tàu' kéo tăng trưởng

Chi gần 900.000 tỷ cho ‘đầu tàu’ kéo tăng trưởng

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho hay, đầu tư công năm 2025 xấp xỉ gần 900.000 tỷ đồng và sẽ là động lực thúc đẩy, kéo các nguồn đầu tư khác để tạo động lực tăng trưởng.
'Có những việc giao Thủ tướng, tưởng quyền to nhưng thực tiễn không phù hợp'

‘Có những việc giao Thủ tướng, tưởng quyền to nhưng thực tiễn không phù hợp’

Thủ tướng kể nhiều câu chuyện từ thực tiễn có nhiều việc chỉ cần cấp bộ trưởng giải quyết nhưng giao quyền cho Thủ tướng, không phù hợp.