Trang chủKinh tếNông nghiệpĐề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án...

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp

Thời điểm này, các ngân hàng đã bắt đầu chuyển mình để cho vay theo chuỗi nhằm phục vụ Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp tại ĐBSCL. Tuy nhiên, dư nợ để làm trong chuỗi đề án này chưa nhiều, cũng như còn thiếu HTX đủ mạnh để dẫn dắt nông dân theo chuỗi.

Sáng 23/11, tại TP.Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia (Bộ NN&PTNT), Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam và Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp tổ chức Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp, đồng thời kỷ niệm 1 năm thành lập Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam.

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh 1.

Các diễn giả tham gia tọa đàm trong khuôn khổ Diễn đàn Giải pháp nhân rộng các mô hình thí điểm thành công của Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao và phát thải thấp.

Gạo Việt xanh, phát thải thấp

Phát biểu mở đầu Diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ khẳng định, Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL (Đề án) là chương trình lớn nhất từ trước đến nay liên quan đến ngành lúa gạo được Thủ tướng trực tiếp chỉ đạo và nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế.

Do đó, TP. Cần Thơ xác định đây là Đề án có quy mô lớn, cần bắt tay vào thực hiện ngay lập tức. Qua tổng kết các mô hình thí điểm, Cần Thơ và một số địa phương ở ĐBSCL đang quan tâm đến 5 vấn đề trọng tâm. Một là công tác bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ cấp cơ sở như khuyến nông viên, nông dân, HTX nằm trong vùng Đề án. Hai là xây dựng, nhân rộng các mô hình nằm trong phạm vi của Đề án, ví dụ như sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, ứng dụng các công nghệ để xử lý rơm rạ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số.

Ba là đầu tư nguồn lực vào cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như giao thông, thủy lợi, điện, nước, môi trường… Bốn là xây dựng liên kết chuỗi giá trị giữa HTX và doanh nghiệp. Cuối cùng là nguồn vốn để hỗ trợ cho các HTX, doanh nghiệp để bao tiêu cho các sản phẩm nằm trong vùng dự án.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, mặc dù trên thực tế, lúa gạo Việt Nam không thua kém chất lượng so với bất cứ nước nào, song giá trị chưa được nâng cao. “Việt Nam đang ở mức phát thải 0,9%, tức là cao hơn các nước Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan…, cao hơn Trung Quốc và các quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu”.

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh 2.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) phát biểu tại diễn đàn.

Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt, có 12/13 tỉnh ĐBSCL đang thực hiện chương trình 1 triệu ha lúa, riêng Bến Tre không tham gia do quỹ đất lúa không còn nhiều. Khoa học kỹ thuật ở vựa lúa lớn nhất cả nước cũng đang phát triển mạnh. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, với 1,7 triệu ha lúa ở ĐBSCL, năm 2006 chỉ có 2 máy gặt đập liên hợp thì sau 6 năm, đã có 12.000 máy gặt đập liên hợp, cho thấy tốc độ phát triển vũ bão.

Ông Tùng cho rằng, chỉ cần có khoa học kỹ thuật phù hợp, thì sự phát triển sẽ mặc nhiên nhanh chóng. Trọng tâm là đào tạo và chuyển giao công nghệ thế nào, đây là chìa khóa mở ra các cánh cửa. Khúc mắc nhất hiện nay là huy động nguồn lực tài chính trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề này đang được Ban chỉ đạo chương trình xử lý.

“Gạo Việt xanh, phát thải thấp”, đó là cái tên trong thời gian tới. Đơn cử, ở Trà Vinh đã có những mô hình gắn biển hiệu: Giảm chi phí, giảm phát thải. Đây được coi là hướng đi tích cực. Đặc biệt là sự vào cuộc tích cực, hăng hái của bà con nông dân, sự chung tay của doanh nghiệp và các cấp chính quyền đang cho thấy nhiều tín hiệu tốt”, ông Tùng nói.

Trong tương lai, nhiệm vụ của Đề án vẫn là nhân rộng mô hình theo hướng chuỗi giá trị, cơ sở dữ liệu sinh thái, phát triển công nghệ, thay đổi hành vi, tăng cường năng lực. “Chúng tôi cũng thấy rằng cần sự chung tay, giúp đỡ nhiều hơn nữa từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và các đơn vị, doanh nghiệp, để nông dân có nhiều thông tin hữu ích”, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt phát biểu.

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh 3.

Thu hoạch lúa tại mô hình thí điểm Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.

Xây dựng thông điệp, bộ nhận diện Đề án 1 triệu ha lúa 

Tại chương trình, ông Nguyễn Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh đã triển khai bài bản 12 mô hình lúa phát thải thấp và xây dựng 116 tổ khuyến nông cộng đồng. Đầu tiên, tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện đề án, tạo nền tảng tổ chức vững chắc, sau đó là công tác tuyên truyền được đẩy mạnh đến các HTX, nông dân, giúp họ hiểu rõ mục tiêu và lợi ích của đề án.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, Kiên Giang đã triển khai 210ha mô hình giảm phát thải, tạo cơ sở để mở rộng quy mô trong tương lai. Trong đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông cơ sở, với 2.400 người, bao gồm 30 cán bộ chuyên môn đã được tham gia các khóa tập huấn nhằm đảm bảo kiến thức và kỹ năng triển khai đồng bộ từ tỉnh xuống cơ sở.

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh 5.

Ông Hoàng Tuyển Phương, Trưởng phòng Trồng trọt – Lâm nghiệp (Trung tâm Khuyến nông quốc gia) cho biết, thời gian tới sẽ định hướng lại nội dung truyền thông, xây dựng thông điệp và bộ nhận diện logo cho Đề án 1 triệu ha lúa.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia, ông Hoàng Tuyển Phương, Trưởng phòng Trồng trọt – Lâm nghiệp cho biết, đơn vị đang kết nối với hơn 30 kênh truyền thông trong nước và quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi ngành hàng lúa gạo, xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam chất lượng cao, phát thải thấp và tạo sinh kế bền vững cho người dân.

“Chúng tôi luôn nhấn mạnh việc thông tin cho người dân về quy trình kỹ thuật nhằm giảm giống, phân bón, nước tưới, thuốc bảo vệ thực vật, từ đó giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã ban hành sổ tay hướng dẫn bà con quản lí rơm rạ và kĩ thuật”, ông Phương nói.

“Việc xây dựng chuỗi ngành hàng lúa gạo sẽ tập trung vào chuyển giao các công nghệ sản xuất lúa gạo chất lượng, giảm phát thải, liên kết sản xuất lúa theo tiêu chuẩn xuất khẩu SRD. Khuyến nông cộng đồng đã góp phần hình thành vùng nguyên liệu tập trung, tăng cường năng lực nông dân, nâng cao vai trò của HTX và tổ hợp tác, giảm chi phí sản xuất, gia tăng giá trị và thu nhập. Đồng thời, phát triển lực lượng MRV (đo đạc, báo cáo và thẩm định), xây dựng thương hiệu lúa gạo Việt Nam”, ông Phương nói.

Đại diện Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, thời gian tới sẽ định hướng lại nội dung truyền thông, xây dựng thông điệp và bộ nhận diện logo cho Đề án 1 triệu ha lúa; phát triển các chuyên mục, chuyên trang và các chương trình phóng sự trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đồng thời, tổ chức các sự kiện theo chuyên đề và phát hành các ấn phẩm để nâng cao nhận thức cộng đồng.

Ngân hàng cam kết hỗ trợ mạnh mẽ cho Đề án 1 triệu ha lúa

Phát biểu tại phiên toạ đàm, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), cho biết, hiện các ngân hàng đã bắt đầu chuyển mình để cho vay theo chuỗi. Tuy nhiên, dư nợ để làm trong chuỗi đề án này chưa nhiều. Trong khi đó, hiện nông dân chưa trang bị đủ 100% máy sạ cụm, sạ giống.

“Tôi đề nghị các ngân hàng có thể cho vay theo khách hàng cá nhân nhưng đại diện tổ nông dân và HTX sẽ nhận và cho vay qua doanh nghiệp (bên thứ 3) để nâng cấp máy. Đây được xem là một hình thức thế chấp theo chuỗi”, ông Hải đề xuất.

Theo TS. Trần Minh Hải, khó khăn của doanh nghiệp khi tham gia theo chuỗi là tiền vốn để trả khi đầu tư theo chuỗi cho nông dân và tiền thanh toán cho người nông dân khi mua lúa gạo. Bên cạnh đó, khi đầu tư đầu tư trang, thiết bị, các doanh nghiệp cần nguồn vốn trung hoặc dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp lúa gạo đang dùng vốn ngắn hạn để đầu tư nên không giảm được chi phí.

Cũng theo ông Trần Minh Hải, để triển khai tốt chuỗi ngành hàng lúa gạo theo Đề án, cần xây dựng các HTX đủ mạnh và bản lĩnh, có khả năng thực hiện việc mua chung, bán chung với doanh nghiệp và tổ chức sản xuất. Xu hướng phát triển hiện nay tập trung vào việc tăng số lượng thành viên để mở rộng sản xuất và tăng cường liên kết. Tại ĐBSCL, một HTX trung bình chỉ có 80 thành viên, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước là 200 thành viên và của Thái Lan là 1.500 thành viên/HTX.

Đề xuất bố trí đủ nhân lực, nguồn vốn cho Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp - Ảnh 6.

Máy gặt đập liên hợp và máy cuộn rơm tiến hành thu hoạch lúa trong mô hình thí điểm Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại TP.Cần Thơ. Ảnh: T.S

Do đó, ông Hải nhấn mạnh, việc cấp bách là tăng số lượng thành viên HTX, hướng tới con số HTX vừa (từ 50-100 người) để phù hợp với các yêu cầu của Luật HTX 2023. Đồng thời, đội ngũ quản lý cần nâng cao năng lực nhằm cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. So với 10 năm trước, khu vực ĐBSCL hiện đã đạt 52% số HTX được đánh giá ở mức tốt và khá.

Về phía Nhà nước, cần đẩy mạnh xây dựng các đề án phát triển kinh tế tập thể đến năm 2030 tại từng tỉnh, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình như Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, chính sách của tỉnh, và Quyết định 1804 của Chính phủ để triển khai một cách mạnh mẽ và hiệu quả.

Đại diện phía ngân hàng, ông Trương Hoàng Hải, Giám đốc Agribank Chi nhánh Cần Thơ 2 cho biết, Agribank hiện là ngân hàng chủ lực với tổng dư nợ đạt 1,7 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 65% tập trung vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, Agribank cam kết hỗ trợ mạnh mẽ Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, đảm bảo cung ứng vốn cần thiết để triển khai dự án. Đến cuối năm 2025, Agribank sẽ giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện Đề án này.

Thông qua các chính sách tín dụng, Agribank luôn đảm bảo nguồn vốn cho vay phù hợp. Theo Nghị định 55 của Chính phủ, ngân hàng hỗ trợ cho vay tới 200 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã và 2-3 tỷ đồng với doanh nghiệp, dựa theo quy định của dự án và quy định của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, Agribank sẽ tăng cường tư vấn, hỗ trợ đầu tư hiệu quả hơn cho khách hàng.

Chi nhánh Agribank Cần Thơ 2 cũng cam kết tập trung nguồn vốn nhằm thúc đẩy các dự án tại địa phương, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế địa phương và nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án 1 triệu ha trong thời gian tới.





Nguồn: https://danviet.vn/de-xuat-bo-tri-du-nhan-luc-nguon-von-cho-de-an-1-trieu-ha-lua-chat-luong-cao-phat-thai-thap-20241123143416225.htm

Cùng chủ đề

Ban hành Bộ chỉ tiêu về giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 24/2024/QĐ-TTg ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 20/2/2025.Công ty TNHH Một thành viên Thanh Loan, địa chỉ: Thôn Thủy Cơ, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh Chúc mừng năm mới 2025!Trong không khí chuẩn bị đón chào năm mới 2025 và hướng tới Kỷ...

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng...

Năm 2024, giá trị xuất khẩu nông sản đạt hơn 30 tỷ USD

Trong bối cảnh thiên tai diễn biến khó lường, gây thiệt hại nghiêm trọng tới việc sản xuất, xuất khẩu nông sản vẫn đạt trên 30 tỷ USD, tăng hơn 6,3% so với năm 2023, chiếm gần 50% giá trị xuất khẩu ngành Nông nghiệpLà phương tiện quen thuộc ở nhiều quốc gia trên thế giới, xe đạp trợ lực điện đang dần trở thành phương tiện được nhiều người dùng Việt trẻ lựa chọn, đặc biệt là từ...

Xuất khẩu rau quả nông sản năm 2024 cán mốc kỷ lục 7,2 tỷ USD

Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024...Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD, giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Tưng bừng hội vật có truyền thống hàng trăm năm ở Huế

Với truyền thống hàng trăm năm, sáng nay (3/2), tại đình làng Thủ Lễ, huyện Quảng Điền, TP Huế đã diễn ra lễ hội vật truyền thống Thủ Lễ 2025. Hội vật thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. ...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Quảng Ninh phấn đấu trồng gần 32.000ha rừng trong năm 2025

“Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 có ý nghĩa vô cùng đặc biệt khi Quảng Ninh vừa chịu ảnh hưởng bởi siêu bão Yagi khiến hàng trăm nghìn hecta rừng bị thiệt hại, cần phải khôi phục. ...

Bài đọc nhiều

Sắc mới bản Mông

Xuân này, các bản người Mông ở huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa khoác lên “màu áo” mới. Cuộc sống của đồng bào Mông nơi đây đã khởi sắc rõ rệt, mở ra hy vọng về một tương lai tươi sáng.Tiền thưởng Tết Âm lịch Ất Tỵ 2025 tăng 13% mức thưởng so với thưởng Tết Giáp Thìn 2024, trong đó tại doanh nghiệp FDI trung bình là 8,24 triệu đồng/người.Chiều 1/2, trong không khí náo nức những ngày...

Món canh môn da trâu “nghe đã thấy dai”, dưới xuôi nghe lạ mà người Thái đã nấu ăn Tết bao đời nay

Bạn đã bao giờ nghe đến món canh nấu từ da trâu chưa? Nghe có vẻ khó tin, nhưng với người Thái ở miền núi Thanh Hóa, đây lại là đặc sản không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. ...

Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Giò lan rừng Nghinh xuân cổ thụ “khổng lồ” khoảng 50 năm tuổi, cao 2,2m, là một tuyệt tác thiên nhiên đầy ấn tượng tại vùng đất Đắk Lắk. Với vẻ đẹp hoang dã và hương thơm quyến rũ, cây lan này không chỉ là biểu tượng của sức sống mãnh...

Kinh đô cổ xưa xây dừng thời nhà Hậu Lê rộng hơn 200ha có chính điện dát vàng lớn nhất Thanh Hóa

Chính điện Lam Kinh (thuộc quần thể Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) là công trình có quy mô kiến trúc gỗ lim xanh lớn nhất Việt Nam, quan trọng nhất tại Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, nơi để các...

Nuôi cá chép giòn, cá đặc sản sông Đuống, toàn con to bự, tỷ phú Bắc Ninh hễ bán là hết veo

Những hộ nuôi cá đặc sản-cá chép giòn ở Bắc Ninh ai nấy đều phấn khởi bởi giá cá bán cao dịp Tết vẫn đắt hàng. Thương lái săn lùng, mua cá chép giòn với giá 120.000 đồng/kg. Có hộ tỷ phú Bắc...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Hà Nội

Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) vừa phát đi cảnh báo về một trận động đất tại Chương Mỹ, Hà Nội. ...

Yên Minh (Hà Giang): Tín dụng chính sách “đưa đường” và đảng viên đi trước

Những ngày này khi hoa đào, hoa mơ nở trắng núi rừng Tây Bắc, cũng là “Tết ấm no, Xuân hạnh phúc” đang tràn ngập khắp các bản làng ở Bản Ké, thị trấn Yên Minh, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang. Góp phần thay đổi bộ mặt quê hương từ đồng vốn chính sách của Đảng ở nơi đây, phải nhắc đến những đảng viên thành viên Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp tổng hợp thanh...

Hưởng ứng 1 tỷ cây xanh vì môi trường

Ngày 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các huyện, thành phố của tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và hưởng ứng “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh” xuân Ất Tỵ năm 2025. ...

Ba ông nông dân Thái Bình, người nuôi hàu, người trồng lúa, rau màu mà toàn thu tiền tỷ

Những nông dân Thái Bình đang ngày càng khẳng định mình trên hành trình sản xuất nông nghiệp hiện đại. ...

Tham quan trực tuyến Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh

TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. TPO - Với máy vi tính kết nối mạng internet, điện thoại thông minh, người xem dễ dàng truy cập, trải nghiệm và tham quan khu di tích Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Trường Chinh. Ngày 3/2, Tỉnh Đoàn...

Mới nhất

Công bố sao kê 160 triệu đồng ‘lì xì’ người phụ nữ nghèo mất tiền Tết với những lời chúc dễ thương

Công an xã Vĩnh Thái giữ đúng hẹn ngày đầu tiên làm việc đã công bố 27 trang sao kê số tiền 559 nhà hảo tâm lì xì người phụ nữ mất tiền khi đi chợ Tết. Tổng số tiền ủng hộ là hơn 160 triệu đồng. ...

Dân nuôi tôm trên ruộng lúa Kiên Giang làm nhiều cách để phòng tránh xâm nhập mặn

Dân nuôi tôm, cua ở huyện An Minh, An Biên (Kiên Giang) hiện chủ động phòng tránh xâm nhập mặn bằng việc gia cố bờ bao và đo độ mặn trên kênh, sông nội đồng thường xuyên trước khi bơm nước vào ruộng. ...

Động đất mạnh 2,6 độ ở Hà Nội

(NLĐO) - Một trận động đất mạnh 2,6 độ tối 3-2 gây rung lắc nhẹ ở một số xã ngoại thành thuộc huyện Chương Mỹ, TP Hà...

Phòng ngừa và xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm trong dịp Tết. Tuy nhiên, chính thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Với ý nghĩa đầu năm đủ đầy, cả năm sung túc, nhiều gia đình có thói quen tích trữ thực phẩm...

Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát tăng trưởng bứt phá

Công ty Cổ phần Chứng khoán ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBS) thông báo kết quả kinh doanh quý IV/2024, với các con số tăng trưởng ấn tượng. Tổng lợi nhuận sau thuế đạt 100 tỷ, gấp 200% so với chỉ tiêu kế hoạch. Ngày 17/1, LPBS công bố kết quả kinh doanh quý IV/2024. Theo đó, doanh thu...

Mới nhất

Động đất ở Hà Nội