Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học...

Đề xuất bổ sung thêm quy định để siết dạy thêm, học thêm


Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, một số thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật cần quy định rõ hơn nữa với các hành vi Nhà giáo không được làm về “Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”.

Tại phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải cho biết: Với những quy định về điều không được làm (Điều 11), dự thảo Luật đã liệt kê ra những việc Nhà giáo không được làm. Tuy nhiên, những hành vi “không được làm” muôn hình vạn trạng trong cuộc sống, thời điểm này liệt kê trong Luật có thế đủ nhưng tương lai sẽ không còn đủ. Theo đó, Trưởng ban Công tác đại biểu đề nghị có thêm điều khoản quy định để Chính phủ quy định chi tiết hành vi không được làm khác theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, trong Điều 11, dự thảo Luật quy định hành vi không được làm là: “Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”; “Ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật”. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy định về dạy thêm, học thêm được xã hội rất quan tâm.

Bà Nguyễn Thanh Hải đề nghị dự thảo Luật cần quy định rõ hơn nữa, ngoài việc quy định không “ép buộc người khác tham gia học thêm dưới mọi hình thức” thì cần bổ sung thêm cụm từ “không được thu tiền”. Bởi trên thực tế, nếu chỉ quy định không được ép buộc người học thêm” có nghĩa là người học có thể tự nguyện học thêm, viết bản cam kết tự nguyện học. Theo bà Thanh Hải, bổ sung quy định “không được thu tiền” thì sẽ triệt tiêu được hành vi lách luật “viết đơn tự nguyện học thêm”.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất bổ sung thêm quy định  để siết dạy thêm, học thêm- Ảnh 1.

Toàn cảnh phiên họp

Theo bà Thanh Hải, thực tế cuộc sống cho thấy, nhiều học sinh không muốn đi học thêm, nhưng không đi học thì bị phân biệt đối xử, tạo ra những áp lực tâm lý cho các em. Chính vì vậy, học sinh có tự nguyện đi học thì cũng “không được thu tiền” khi giáo viên thực sự muốn bồi dưỡng cho học sinh, làm sao để học sinh tiến bộ đồng đều.

Với trường hợp học sinh thực sự muốn học thêm, bồi dưỡng kiến thức thì có thể đến đăng ký học tại các trung tâm có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý. Thầy cô giáo có thể đến các trung tâm để đăng ký dạy học và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, đóng thuế thu nhập cá nhân. Người học đến các trung tâm này có thể lựa chọn việc học thêm một cách bình đẳng.

Bên cạnh đó, Trưởng ban Công tác đại biểu cũng bày tỏ đồng tình với các quy định về quyền của Nhà giáo (Điều 8) và cho rằng, việc dự thảo Luật bổ sung vào điểm b khoản 2 Điều 8 quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát triển khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ – đây là bước tiến có tính cách mạng, góp phần phát triển công nghệ của nước ta. Sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ trong cac cơ sở đào tạo đại học như vườn ươm công nghệ có đóng góp chuyển giao khoa học công nghệ…

Với nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ của Quốc hội Lê Quang Huy nêu rõ, Luật Viên chức đã có quy định các giảng viên có quyền góp vốn, tuy nhiên Điều 14 Luật Viên chức hiện hành quy định không được phép tham gia điều hành các doanh nghiệp, công ty… Để khắc phục vấn đề này, Dự thảo Luật đã sửa Điều 55 Luật Giáo dục đại học và đã có sự điều chỉnh. 

Ông Lê Quang Huy cũng cho biết, hiện nay, Ủy ban Khoa học, Công nghệ đang trong quá trình rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền liên quan đến sửa hệ thống pháp luật phục vụ cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ. 

“Chúng tôi đang bàn với các cơ quan thể hiện rõ quan điểm là các giảng viên được góp vốn và được tham gia điều hành các doanh nghiệp khởi nguồn. Thực chất, đây là các doanh nghiệp dùng tài sản trí tuệ là các kết quả nghiên cứu đưa ra thị trường để thương mại hóa sản phẩm, thể hiện rõ sự kết nối giữa viện, trường với các doanh nghiệp. Điều này cần được ủng hộ” – ông Lê Quang Huy nói.

Dự thảo Luật Nhà giáo: Đề xuất bổ sung thêm quy định  để siết dạy thêm, học thêm- Ảnh 2.

Đại biểu tham dự phiên họp

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định “Những việc không được làm” tại Điều 11:

1. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập không được làm những việc viên chức không được làm theo quy định của pháp luật về viên chức. Nhà giáo trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài không được làm những việc bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

2. Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, nhà giáo không được làm các việc sau:

a) Phân biệt đối xử giữa những người học dưới mọi hình thức;

b) Gian lận, cố ý làm sai lệch kết quả trong các hoạt động tuyển sinh, đánh giá người học;

c) Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức;

d) Ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật;

đ) Lợi dụng chức danh nhà giáo và hoạt động giảng dạy, giáo dục để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

3. Những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo

a) Không thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách của nhà giáo theo quy định;

b) Công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo;

c) Các việc không được làm khác theo quy định của pháp luật.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/du-thao-luat-nha-giao-de-xuat-bo-sung-them-quy-dinh-de-siet-day-them-hoc-them-20250207110012924.htm

Cùng chủ đề

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Đề xuất giáo viên được hỗ trợ thuê nhà ở công vụ, lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo bổ sung quy định trường hợp không bố trí được chỗ ở tập thể hoặc nhà ở công vụ, nhà giáo được hỗ trợ tiền thuê nhà ở theo mức hỗ trợ thuê nhà ở công vụ. ...

Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm dạy thêm, học thêm

Thủ tướng giao lãnh đạo các địa phÆ°Æ¡ng chỉ đạo cÆ¡ sở giáo dục phổ thông thá»±c hiện quy định về dạy thêm, học thêm; xá»­ lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Yêu cầu trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tại Công điện số 10 về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm. Bên cạnh những kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp

Dự thảo Luật Nhà giáo được đề xuất bổ sung quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp do cơ sở giáo dục đại học thành lập hoạt động trong lĩnh vực phát...

Năm 2025, Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển gần 1.800 chỉ tiêu

Học viện Phụ nữ Việt Nam vừa ban hành Đề án tuyển sinh trình độ đại học năm 2025. Theo đó, năm 2025, Học viện tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc với 1.765 chỉ tiêu, tăng gần...

TPHCM công bố thông tin tuyển sinh lớp 10 và lớp 6

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập năm học 2025-2026 sẽ diễn ra trong hai ngày 6-7/6 với 3 môn thi Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; công tác tuyển sinh lớp 6 công lập thì xét...

Gửi tình yêu vào những chiếc bánh nhỏ xinh, mang đậm hương vị Hà thành

Thuộc thế hệ thứ 3 trong gia đình gắn bó với những sản phẩm bánh cổ truyền, chị Trịnh Hồng Giang, Giám đốc điều hành thương hiệu bánh Gia Trịnh, đã chia sẻ về những kỷ niệm, lời...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Đại học Quốc gia TP.HCM đặt mục tiêu tự bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

Năm 2025, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ triển khai Chương trình giáo sư thỉnh giảng, với mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025-2030. GS.TS Mai Thanh Phong - hiệu trưởng Trường đại học Bách khoa (Đại học...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

‘Tự nguyện’ cũng không được dạy thêm, thu tiền

TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh "tự nguyện" cũng không được thu tiền. TPO - Ngoài quy định cấm “ép buộc” học thêm, hay nộp các khoản tiền ngoài quy định, đại biểu Quốc hội đề nghị quy định rõ ngay cả trường hợp phụ huynh, học sinh...

Một đại học lớn xét học bạ cả nghìn chỉ tiêu, IELTS 5.0 quy đổi ra 8 điểm

Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh 5.251 chỉ tiêu, trong đó có phương thức xét học bạ. Trường này cũng quy đổi IELTS tính điểm môn tiếng Anh. Trường ĐH Nông lâm TPHCM tuyển sinh theo 5 phương thức. Phương thức 1 là tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT. Phương thức 2 là xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức (không...

Thủ tướng chỉ đạo công bố phương án tuyển sinh đầu cấp trong tháng 2-2025

(NLĐO) - Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định. ...

Mới nhất

Giàu vẫn ăn cắp vặt, thói quen hay bệnh lý?

Thực tế, nhiều người có hành vi ăn cắp vặt dù không thiếu thốn kinh tế hay ăn cắp không vì lợi ích tài chính. ...

Cơ bản những nội dung lớn của Luật Nhà giáo đã được thống nhất

Sáng 7/2, trong khuôn khổ phiên họp thứ 42, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV đã thảo luận, cho ý kiến về báo cáp tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự án Luật...

Về Huế xem các đô vật nhí tranh tài tại lễ hội vật truyền thống Làng Sình

Hội vật Làng Sình là hội vật truyền thống của làng đã có lịch sử hơn 200 năm và phát triển cho đến nay. Hằng năm, hội vật được tổ chức với niềm mong ước dân khỏe, làng yên,...

Vì sao dạy nghề, tạo việc làm lại là cách làm quan trọng giảm nghèo ở Quảng Ngãi?

Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động...

Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người

(NLĐO) - Một hàm răng kỳ lạ có niên đại lên tới 1,4 triệu năm đã giúp xác định một loài mới "gần với con người". ...

Mới nhất

Khe co giãn trên QL45