Trang chủKinh tếNông nghiệpĐể tôm Việt… bay xa

Để tôm Việt… bay xa


SGGP


Theo Bộ NN-PTNT, hiện tôm Việt Nam đã có mặt tại thị trường 100 quốc gia, mang về nhiều tỷ USD trong những năm qua. Tuy nhiên, ngành tôm đang đứng trước thách thức bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các nước.

Công nhân Nhà máy tôm đông lạnh CP Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đang sơ chế tôm
Công nhân Nhà máy tôm đông lạnh CP Việt Nam tại Thừa Thiên Huế đang sơ chế tôm

Nhiều bất lợi

Theo ông Ngô Thế Anh, Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT), tôm Việt Nam xuất khẩu đứng thứ nhì thế giới, giá trị xuất khẩu chiếm 13%-14% tổng ngành tôm của toàn cầu. Trung bình mỗi năm, tôm đóng góp khoảng 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5-4 tỷ USD. Mặc dù trong 6 tháng đầu năm, ngành tôm tăng diện tích nuôi thả (hơn 650.000ha, tăng 6,4% so với cùng kỳ), được mùa (467.000 tấn, tăng 4% so với cùng kỳ), nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm sụt giảm do chi phí đầu vào và giá thành sản xuất cao, trong khi giá bán lại thấp. Do vậy, xuất khẩu tôm giảm tới gần 32% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giảm mạnh nhất là các thị trường châu Âu (EU) với 48%, Hoa Kỳ 38%, Hàn Quốc 28%, Nhật Bản 29% và Trung Quốc 15%.

Cùng với xuất khẩu sụt giảm, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm cho biết ngành tôm hiện cũng gặp không ít bất lợi, nhất là việc đáp ứng hàng rào kỹ thuật. Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn thủy sản Minh Phú (Cà Mau), chia sẻ, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng cho từng thị trường như Hoa Kỳ và EU nhưng diện tích đạt được chứng nhận còn rất ít. Việt Nam hiện đang áp dụng nhiều chứng nhận GlobalGAP nhưng thị trường lớn lại không yêu cầu chứng nhận này. Trong khi đó, các doanh nghiệp của nước Ecuador đã được chính quyền nước này hỗ trợ chứng nhận diện tích nuôi rất nhiều.

“Các địa phương, bộ, ngành cần phải phối hợp với tổ chức, doanh nghiệp để xác nhận, chứng nhận vùng nguyên liệu đạt theo yêu cầu thị trường. Tức là thị trường cần tiêu chuẩn gì thì mình làm theo, chứ đừng làm thứ họ không cần”, ông Lê Văn Quang kiến nghị.

Mặt khác, một số thị trường chưa tin tưởng hoàn toàn nên vẫn kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% lô hàng tôm nhập khẩu, cụ thể là thị trường Nhật Bản. Điều này dẫn tới tôm Việt Nam tốn thêm chi phí tại cảng, tốn thời gian, làm giảm năng lực cạnh tranh. Trong khi tôm của Thái Lan, Ấn Độ nhập khẩu vào Nhật Bản chỉ kiểm tra 20%-30% lô hàng. Chưa hết, tại thị trường Hoa Kỳ, từ năm 2004 đến nay, tôm Việt Nam còn gặp bất lợi từ phòng vệ thương mại về điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá.

Thích ứng phù hợp

Đánh giá về xuất khẩu thủy sản nói chung và tôm nói riêng, bà Nguyễn Hoàng Thúy, Thương vụ Việt Nam tại khối Bắc Âu nhận định, EU sẽ sử dụng thủy hải sản nhiều hơn, giảm dần tiêu thụ thịt đỏ nhằm giảm lượng khí thải carbon từ chăn nuôi. Cùng với bảo vệ môi trường, người dân EU sẽ sử dụng nhiều hơn tôm sinh thái, tôm hữu cơ; đồ ăn đóng hộp… Do đó, doanh nghiệp Việt Nam có thể nghiên cứu liên kết cung cấp tôm nguyên liệu và trở thành chuỗi giá trị hàng hóa cho các nhà chế biến.

Để tôm Việt… bay xa  ảnh 1

Các doanh nghiệp nước ngoài tham quan gian hàng tôm tại Hội Chợ Thủy sản tổ chức tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn SECC (quận 7, TPHCM)

Còn Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ dự báo, đến cuối năm nay, sản phẩm tôm tồn kho của Hoa Kỳ giảm, các doanh nghiệp nhập khẩu tăng sức mua trở lại. Thậm chí, nước này không tăng lãi suất để các doanh nghiệp thu mua với kỳ vọng lạm phát dần được kiểm soát. “Hoa Kỳ rất chú trọng đến tôm chế biến vì tiện lợi, có thể bảo quản lâu. Mặt khác, doanh nghiệp Việt Nam cần liên kết với các đối tác quốc tế nâng cao chất lượng tôm giống. Đặc biệt, cần phải lưu giữ đầy đủ hồ sơ quá trình sản xuất, chế biến để truy xuất thông tin và phục vụ các đợt thẩm tra tại chỗ của các cơ quan chức năng Hoa Kỳ”, Tham tán nông nghiệp Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ lưu ý. Đối với thị trường Trung Quốc, các chuyên gia cho biết, doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới xuất khẩu vào thị trường lân cận biên giới, còn khu vực miền Bắc, miền Trung của Trung Quốc có dư địa rất lớn nhưng vẫn chưa tiếp cận được.

“Trung Quốc đang giảm nuôi tôm do chi phí đầu vào cao, tăng nhập khẩu tôm từ các nước có giá thành thấp hơn để chế biến tái xuất khẩu. Đây là cơ hội rất lớn để ngành tôm Việt Nam phát triển mạnh”, đại diện Tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc nhận xét.

Để ngành tôm xuất khẩu đạt hơn 4,3 tỷ USD trong năm 2023, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho biết, hiện nguồn tôm trong kho dự trữ của các nước đang giảm, các nước có ngành tôm cạnh tranh với Việt Nam cũng đang giảm sản lượng. Tận dụng thời cơ này, doanh nghiệp Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu. Bên cạnh đó, thương vụ Việt Nam tại các nước cần xác định lại là giá chi phí logistics cao hay giá nguyên liệu cao để Bộ NN-PTNT làm việc với các đơn vị liên quan.

“Quan điểm của bộ là không mua nguyên liệu rẻ để hạ chất lượng con tôm. Về giải pháp phát triển ổn định lâu dài, các thương vụ Việt Nam cần tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam, có thông tin biến động của thị trường kịp thời cho Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương để định hướng vùng nuôi, cũng như hoạt động chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra, Bộ Công thương cần đẩy mạnh ký kết thêm các hiệp định thương mại tự do, hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác các tiềm năng từ hiệp định, cũng như có giải pháp thích nghi với các hàng rào kỹ thuật”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Năm 2022, tôm xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD. Ba địa phương đứng hàng đầu cả nước về xuất khẩu tôm, gồm: Cà Mau thu hơn 1 tỷ USD; Sóc Trăng gần 1 tỷ USD; Bạc Liêu thu hơn 850 triệu USD. 6 tháng đầu năm 2023, tỉnh Cà Mau xuất khẩu hơn 497 triệu USD; Sóc Trăng ước đạt 420 triệu USD; Bạc Liêu 413 triệu USD. Về thị trường xuất khẩu tôm 6 tháng đầu năm 2023: EU đạt 192 triệu USD; Hoa Kỳ 298 triệu USD; Hàn Quốc 166 triệu USD; Nhật Bản 236 triệu USD; Trung Quốc 280 triệu USD.





Nguồn

Cùng chủ đề

Năm 2025, xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 10,5 tỷ USD

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 10 tỷ USD, tăng 12,1% so với năm 2023. Ngành hàng này cũng đặt mục tiêu khá khiêm tốn 10,5 tỷ USD cho năm 2025. Tiếp tục mở cửa thị trường Theo báo cáo của Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2024, tổng sản lượng thủy sản đạt hơn 9,6 triệu tấn, tăng 2% so với năm...

Tên gọi mới sau khi hợp nhất Bộ NN-PTNT và Bộ TN&MT

Theo kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, sau hợp nhất Bộ NN-PTNT và Bộ TN&MT sẽ thống nhất tên gọi mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).  Theo thông báo kết luận, ngày 16/12, Phó Thủ tướng Trần...

Chuyển đổi 6.000 tàu cá ven bờ sang nghề cá giải trí, nuôi trồng thủy sản

Từ nay đến năm 2030, ngành thủy sản đạt mục tiêu cắt giảm, chuyển đổi khoảng 6.000 tàu cá hoạt động ven bờ sang nghề nuôi trồng thủy sản, nghề cá giải trí. Không có hạt nhân thì không thể nhân rộng được mô...

Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD năm 2024

(PLVN) - Theo Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỷ USD và tiếp tục duy trì triển vọng khả quan trong năm 2025. Kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt gần 1,67 tỷ USD Theo báo cáo của Cục Thủy sản, ngành cá tra Việt Nam năm 2024 đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Giá cả hàng hóa và vật tư đầu vào phục...

Nông nghiệp hữu cơ, nhìn từ Vĩnh Phúc

Là một trong số các địa phương tiên phong xây dựng đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ, đến nay tỉnh Vĩnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

“Lạnh nhiều hơn nóng”, nụ chậm bung bông, khiến dân trồng mai vàng Bình Định chật vật

Nhiều nhà vườn trồng mai ở TX.An Nhơn, tỉnh Bình Định (thủ phủ mai vàng miền Trung) đang tất bật bán mai dịp Tết. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết diễn biến rất bất thường, không khí lạnh kéo dài, khiến mai vàng không ra hoa như ý. ...

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất bán sang Hàn Quốc, Thái Lan... ...

Nghe người nông dân kể chuyện tiên phong trong ứng dựng công nghệ vào trồng nấm

Mô hình trồng nấm của anh Vũ Tuấn Hiệp đã mang về doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm. Đó là kết quả mà người nông dân ở xã Hồng Thuận, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định gặt hái được sau quá trình hơn...

Cận Tết Nguyên đán, chuối xanh giá 500.000 đồng/nải, tiểu thương nói “còn không có mà bán”

Chuối xanh những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 được tiểu thương rao bán từ 200.000 - 400.000 đồng/nải. Đối với những nải chuối đẹp, lẻ quả được "hét giá" đến 500.000 đồng/nải. ...

Trồng chuối đất bãi, nông dân Phú Thọ thu lãi hơn 400 triệu đồng

Nhờ chuyển đổi sang trồng chuối tiêu xanh, người dân xã Bản Nguyên (Lâm Thao, Phú Thọ) có thu nhập ổn định. Năm nay, do tác động của bão YAGI, giá chuối tăng cao, bà con càng phấn khởi vì lãi lớn. ...

Mới nhất

Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng Ngãi

Chủ tịch tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương thực hiện Dự án Đường ven biển đoạn cầu Thiện Chánh đi Quảng Ngãi với chiều dài hơn 3 km, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.080 tỷ đồng. Bình Định duyệt chủ trương thực hiện dự án đường ven biển nối Hoài Nhơn với Quảng NgãiChủ tịch tỉnh Bình...

Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc đẩy dự án QTP tại miền Bắc

Với các dự án khu đô thị đẳng cấp và chiến lược tiên phong trong ngành bất động sản, Gamuda Land đang tiếp tục mở rộng và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, một trong những thị trường bất động sản có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Gamuda Land Việt Nam mở rộng quỹ đất, thúc...

Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025

Trong không khí rộn ràng chuẩn bị đón Tết cổ truyền Ất tỵ 2025, UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức gặp mặt và chúc tết các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn. Thái Bình: Điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI và kỳ vọng bứt phá năm 2025Trong không...

Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025

SSI Digital Ventures được quản lý bởi SSIAM. Nền tảng đầu tư này thành lập với mục tiêu hỗ trợ các start-up công nghệ xây dựng giá trị bền vững thông qua các giải pháp đổi mới sáng tạo. Ra mắt SSI Digital Ventures, đặt mục tiêu giải ngân 10 triệu USD năm 2025SSI Digital Ventures được quản lý bởi...

Mới nhất