Trang chủNewsDu lịchĐể những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay

Để những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay


Trung tâm “cổ” nối đô thị mới

UBND TP.HCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và tiếp nhận nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước để đầu tư xây dựng công trình cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Trước đó, lãnh đạo TP đã lựa chọn xong phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn với hình tượng lá dừa nước – hình ảnh quen thuộc của miền Nam. Cầu nằm giữa cầu Ba Son và hầm vượt sông Sài Gòn. Phía Q.1 nằm ở công viên cảng Bạch Đằng, gần phố đi bộ Nguyễn Huệ, còn phía TP.Thủ Đức đặt tại công viên bờ sông và ngoài ranh khu A, phía nam quảng trường trung tâm.

Để những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay - Ảnh 1.

Công trình cầu đi bộ nối Q.1 sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức

Sau 12 năm lên ý tưởng và kế hoạch, người dân TP.HCM cuối cùng cũng sắp có cây cầu đi bộ vượt sông đầu tiên, nối từ trung tâm “cổ” (cuối đường Nguyễn Huệ, giao với Tôn Đức Thắng) đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo phương án được duyệt, cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn có thác nước tuần hoàn, phù hợp với thiết kế quảng trường trung tâm Thủ Thiêm, được hội đồng tuyển chọn đánh giá là phương án độc đáo, ấn tượng, chưa trùng lắp, giản dị, có sức hút cho người dân và du khách khi đến TP.HCM. UBND TP dự kiến khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dịp 30.4.2025 để chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Khi cầu hoàn thành sẽ có một không gian đi bộ trải dài từ đường Nguyễn Huệ, công viên Bến Bạch Đằng, qua cầu đi bộ và sang Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Dịp 30.4.2025 cũng là đích mà Sở GTVT TP.HCM đang hướng tới để khởi công cầu Thủ Thiêm 4 kết nối TP.Thủ Đức và Q.7. Cây cầu có điểm bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh – nút cầu Tân Thuận 2, điểm cuối là đường Nguyễn Cơ Thạch – Thủ Thiêm. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 2,1 km với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.000 tỉ đồng. Hiện nay, phía “đầu cầu” Nguyễn Cơ Thạch (TP.Thủ Đức) đã hình thành khu đô thị hiện đại, khang trang. Cầu Thủ Thiêm 4 sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho khu vực Thủ Thiêm, Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.

Cầu nối tới đâu, Thủ Thiêm phát triển tới đó

Cùng với phê duyệt kiến trúc cầu đi bộ bắc qua sông Sài Gòn, ý tưởng thiết kế, cải tạo không gian bờ đông sông Sài Gòn phía Khu đô thị Thủ Thiêm cũng vừa được UBND TP thống nhất theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Đoạn bờ sông được chỉnh trang dài gần 1 km, từ cầu Ba Son đến nóc hầm Thủ Thiêm. Đối diện nơi này là công viên Bến Bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo kế hoạch, đoạn bờ sông hiện nhiều cây cỏ sẽ được phát quang, dọn rác, trước khi triển khai các hạng mục chỉnh trang. Phần bờ dự kiến được dọn sạch với phạm vi từ sông vào bên trong 50 m. Đoạn trước nhà thờ đến nóc hầm Thủ Thiêm dài

Để những cây cầu kể chuyện Sài Gòn xưa và nay - Ảnh 2.

Phối cảnh bờ sông Sài Gòn phía Thủ Thiêm trong tương lai

200 m sẽ được tận dụng rào chắn công trình kết hợp trồng tre, trúc, hình thành bức tường xanh dọc bờ sông. Các vị trí bãi bồi, khu bán ngập nước ở khu vực này sẽ lắp đặt các bè nổi trồng cây thủy sinh, với nhiều chủng loại như sen, súng, me chua đất… Đu quay cỡ lớn sẽ được lắp đặt tại khu vực nóc hầm Thủ Thiêm tạo điểm nhấn cho khu vực. Gần đó, trước nhà thờ Thủ Thiêm được bố trí các màn hình LED cỡ lớn phục vụ cổ động, tuyên truyền, tạo ánh sáng về đêm. Ngoài ra, ven bờ sông đoạn qua nóc hầm Thủ Thiêm sẽ được xây dựng cầu đi bộ với thiết kế độc đáo nhằm thu hút người dân, du khách đến vui chơi.

Đánh giá cao cách tiếp cận đồng bộ của TP.HCM khi thúc đẩy xây dựng cầu nối song song với hình thành không gian ven bờ đông sông Sài Gòn, TS Hoàng Ngọc Lan (Viện Đô thị thông minh và quản lý – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM) nhấn mạnh cầu đi bộ chỉ thật sự có ý nghĩa khi bờ đông hình thành được quảng trường Thủ Thiêm. Bởi TP.HCM đang rất thiếu không gian công cộng. Người dân gần như không có chỗ sinh hoạt công cộng nên mỗi dịp cuối tuần, lễ, tết, lượng người “đổ” về phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bến Bạch Đằng rất đông. Nếu có cầu đi bộ nối sang phía Thủ Thiêm thì phía bên kia sông cũng phải có chỗ chơi, có không gian công cộng, tăng không gian mở. Chỉ khi đó, đôi bờ sông mới có thể thu hút được người dân và du khách, mở đô thị, tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội.

Cũng theo TS Hoàng Ngọc Lan, nếu như cầu đi bộ “gánh” nhiệm vụ mở không gian đô thị, không gian văn hóa thì các cây cầu kết nối giao thông, cho xe chạy sẽ là động lực thúc đẩy Khu đô thị Thủ Thiêm phát triển. Điển hình, TP.Thượng Hải ở Trung Quốc cũng có bối cảnh giống TP.HCM với bờ tây là bến Thượng Hải phát triển sầm uất, bờ đông là khu phố Đông hiện nay trước kia cũng chỉ là vùng đất nông nghiệp hẻo lánh như đầm lầy Thủ Thiêm gần 20 năm về trước. Chính quyền Thượng Hải khi đặt mục tiêu phát triển khu Đông thành đặc khu kinh tế cũng bắt đầu từ việc làm đồng loạt nhiều cây cầu kết nối, xây dựng hệ thống hạ tầng vững chắc. Từ đó, chỉ trong 20 năm thành lập và phát triển, Phố Đông đã tạo ra một cuộc bùng nổ và trở thành một trong những khu vực sầm uất, thịnh vượng nhất thế giới

“Thủ Thiêm cũng đã trải qua 2 thập niên khai phá nhưng có lẽ chính hạ tầng là yếu tố hàng đầu làm giảm động lực vùng đất đầy tiềm năng này. Vì thế, cầu kết nối tới đâu, bờ đông sông Sài Gòn sẽ khai mở cơ hội lột xác, phát triển tới đó”, TS Lan nhận định.

Kể chuyện lịch sử TP qua những cây cầu

Kiến trúc sư (KTS) Nguyễn Ngọc Dũng, Giám đốc Công ty V.Arichi, nhận định cầu là một bộ phận không thể tách rời của giao thông, và giao thông các loại cũng không thể tách rời đô thị. Tại VN, hầu hết các TP có được lợi thế sông nước bao quanh đều xây dựng những cây cầu bắc ngang qua sông như một điểm nhấn, một biểu tượng của vùng đất. Đơn cử như Đà Nẵng nổi tiếng với TP cầu có chủ đề, Huế có nhiều cầu di sản và mỹ thuật, Hội An có chùa Cầu nổi tiếng… Cầu bắc qua sông hay cầu cạn đã đi vào văn hóa, âm nhạc. Nhìn ra thế giới, bắc qua sông Hàn ở thủ đô Seoul của Hàn Quốc, sông Thames ở Anh hay sông Seine của Pháp… đều có hàng chục cây cầu. Mỗi cầu lại được xây ở một thời điểm khác nhau, mang kiến trúc qua từng thời đại khác nhau, chuyển tải một câu chuyện khác nhau. Ẩn sâu sau mỗi cây cầu đơn giản không chỉ là một biểu tượng kiến trúc mà còn là câu chuyện, văn hóa, mang cái hồn của đô thị.

Với TP.HCM, Thủ Thiêm từ xa xưa đã được xác định là “trái tim” của đô thị. Xét về mặt hình học, trên bản đồ thì Thủ Thiêm nằm ngay giữa TP nên trước đây vùng này được đặt là quận 2, nằm kế bên quận 1. Với vị trí và vai trò như vậy, từ cách đây hơn 10 năm khi bắt tay vào thiết kế kiến trúc cầu Thủ Thiêm, KTS Nguyễn Ngọc Dũng đã đề xuất cần phải quy hoạch 6 cây cầu kết nối đôi bờ sông Sài Gòn từ trung tâm TP qua Thủ Thiêm. Bởi “đất lành chim đậu”, TP.HCM trong tương lai sẽ thu hút đến 20 – 30 triệu dân, đặt ra yêu cầu mở không gian đô thị từ trung tâm hiện hữu tới đô thị mới càng rộng càng tốt.

“Từng cây cầu xây từng thời kỳ, từng giai đoạn, kiến trúc khác nhau, hình thái khác nhau cũng sẽ kể những câu chuyện khác nhau về quá trình phát triển của TP.HCM. Cầu nối đôi bờ sông Sài Gòn sẽ tái hiện hình ảnh trên bến dưới thuyền, là kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, bao gồm cả yếu tố lịch sử, văn hóa cũng như phát triển kinh tế của TP”, KTS Nguyễn Ngọc Dũng kỳ vọng.

Tại VN hiện nay gần như vẫn chưa có địa phương nào thiết lập được một hệ thống không gian công cộng ven sông đẹp, bài bản. Nếu TP.HCM làm được nguyên một hệ thống cầu kết nối công viên đôi bờ đông – tây sông Sài Gòn thì sẽ trở thành thế mạnh đô thị sông nước của TP.

TS Hoàng Ngọc Lan, Viện Đô thị thông minh và quản lý –
Trường ĐH Kinh tế TP.HCM



Source link

Cùng chủ đề

Đưa vào sử dụng loạt công trình dân sinh

Hàng loạt dự án gần gũi đời sống đã hoặc đang hoàn thành trước Tết Ất Tỵ là những món "quà Tết" đặc biệt gửi người dân TP HCM ...

Lộ diện cầu vượt sông gần 600 tỷ đồng nối Bình Dương và TPHCM

TPO - Công trình cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn nối Bình Dương với TPHCM đã hoàn thành phần thi công cọc khoan nhồi, dự kiến hợp long vào dịp 30/4/2025. Đây là công trình nằm trong dự án đường Vành đai 3 TPHCM. 20/01/2025 | 11:17 ...

Công trình chống ngập gần 993 tỉ đồng

(NLĐO) - Dự án Bờ tả sông Sài Gòn hoàn thiện tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống cả vật chất lẫn tinh thần cho người dân... ...

Hình ảnh ‘khác lạ’ tại khu vực chợ lớn giáp sông Sài Gòn ở Bình Dương

TPO - Do ảnh hưởng của đợt triều cường, khu vực chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) nước dâng cao gây ngập đường, ảnh hưởng việc đi lại, buôn bán của tiểu thương. TPO - Do ảnh hưởng của đợt triều cường, khu vực chợ Thủ Dầu Một (Bình Dương) nước dâng cao gây ngập đường, ảnh hưởng việc đi lại, buôn bán của tiểu thương. Ngày 18/1, ghi...

Cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn dự kiến khởi công dịp 30/4

Công trình xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn là biểu tượng kiến trúc mới của TPHCM được nhà tài trợ đề xuất khởi công vào ngày 26/4 tới. Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood (nhà tài trợ) vừa có văn bản xin ý kiến gửi Thành ủy TPHCM, UBND TP cùng Sở GTVT về việc đăng ký ngày khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn. Phía nhà tài trợ cho biết, thời gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao bỏ bữa sáng khiến huyết áp tăng?

'Bỏ bữa sáng có thể tác động nhiều mặt đến sức khỏe, trong đó có huyết áp'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Bác sĩ chỉ cách để người có mức cholesterol cao yên tâm vui tết

Nghiên cứu cho thấy mức cholesterol của một người thường tăng sau thời gian nghỉ lễ tết. Chính vì vậy, người cholesterol cao cần phải lưu ý một vài yếu tố sau. ...

Mẹo giúp người bệnh tiểu đường không lo đường huyết tăng vọt

Tết là mùa của gia đình, lễ hội. Vậy bạn kiểm soát bệnh tiểu đường như thế nào trong những ngày tết khi những cám dỗ về ăn uống xuất hiện ở khắp mọi nơi? ...

Có một món mứt ngày tết được chuyên gia đánh giá là ‘siêu thực phẩm’

Vị cay của gừng và vị ngọt của dứa kết hợp tạo nên sự hòa hợp đầy hương vị của món mứt dẻo ngày tết. Nhưng liệu đây có phải là sự kết hợp lành mạnh? Hãy nghe chuyên gia giải thích. ...

Bài đọc nhiều

Từ món ăn của nghĩa quân Tây Sơn thành đặc sản đất võ Bình Định

(NLĐO) – “Đất võ, trời văn” Bình Định có rất nhiều đặc sản ẩm thực nổi tiếng. Trong đó, món bánh cuốn Tây Sơn còn gắn với những trận chiến lịch sử. ...

Tết yên bình ở làng chài trên vịnh Hạ Long

Ngày đầu năm mới, tôi có dịp đến thăm Vung Viêng, làng chài được báo chí quốc tế đánh giá là một trong 16 làng chài đẹp nhất thế giới. Khung cảnh yên bình, không gian tĩnh lặng, khác hẳn với phố phường. ...

Chiêm bái tượng Phật Quan Âm cao nhất Đông Nam Á

Mùng 4 Tết, du khách đã đến chùa Minh Đức (nằm trên núi Thiên Mã, Quảng Ngãi). Nơi đây có tượng Phật Quan Âm cao 125 m, được cho là cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Khu văn hóa...

Đông đảo người dân đến đền Củi chiêm bái đầu năm

Những ngày đầu năm mới Ất Tỵ 2025, đông đảo du khách đến tham quan, chiêm bái tại đền Củi (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Hà Tĩnh: Đông đảo người dân đến đền Củi chiêm bái đầu năm ...

Cùng chuyên mục

Về Pác Bó – nơi Bác Hồ trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam

Cách đây 84 mùa Xuân, ngày 28/1/1941, sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Pác Bó, trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. ...

Du lịch Quảng Ngãi thu khoảng 65 tỷ đồng dịp Tết Nguyên đán

Kinhtedothi- Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Quảng Ngãi đón khoảng 109.600 lượt khách, doanh thu ước đạt 65 tỷ đồng. Ngày 1/2, Sở Văn hóa - Thể Thao và Du lịch Quảng Ngãi cho biết, dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, tỉnh đón khoảng 109.600 lượt khách. Trong đó, khách do cơ sở lưu trú phục vụ khoảng 28.000 lượt, khách tham quan tại các khu, điểm du lịch ước đạt 81.600 lượt. Tổng doanh thu ước...

Phú Quốc chật kín khách những ngày Tết

(NLĐO)- Trung bình mỗi ngày Tết, Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc phải đón 130 đến 134 lượt chuyến bay, tăng gấp 3 lần ngày thường. ...

Hàng vạn du khách đổ về các điểm du lịch nổi tiếng Ninh Bình

(NLĐO)- Trong những ngày nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, hàng vạn du khách đã đổ về các điểm du lịch nổi tiếng ở Ninh Bình để du Xuân, vãn cảnh đầu năm mới ...

Hàng ngàn người rước 2 quả pháo khổng lồ

(NLĐO)- Hai quả pháo khổng lồ dài gần 6 m, đường kính hơn 1 m được rước quanh làng, thu hút hàng ngàn người tham dự tại lễ hội phường Đồng Kỵ ...

Mới nhất

Phát triển Châu Thành thành đô thị cửa ngõ Hậu Giang

Với vị thế cửa ngõ của tỉnh, liền kề TP. Cần Thơ, huyện Châu Thành (Hậu Giang) đang tận dụng các nguồn lực, phát huy hiệu quả để thu hút đầu tư, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội tỉnh và phấn đấu phát triển thành đô thị cửa ngõ tỉnh Hậu Giang. Với vị...

Tiên phong kiến tạo đô thị thông minh

Hành trình chuyển đổi số là minh chứng rõ nét cho khát vọng vươn lên không ngừng của thành phố mang tên Bác. ...

Phát hiện người đàn ông lái ô tô rơi xuống kênh tử vong

(NLĐO) - Người đàn ông 72 tuổi cùng ô tô rơi xuống con kênh ở huyện Củ Chi rồi tử vong. ...

Những điều cần chú ý khi sơ cứu tai nạn sinh hoạt ngày Tết

Ngày Tết tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới các tai nạn sinh hoạt, đặc biệt trong khu vực nhà bếp.

Mới nhất