Trang chủDestinationsThanh HóaĐể khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự...

Để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển bền vững


Tăng cường tiềm lực, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) vào sản xuất, đời sống; phát triển đội ngũ cán bộ KHCN đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng… là những quyết sách quan trọng của cấp ủy, chính quyền, trên cơ sở đó, đưa KHCN trở thành động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững; tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển bền vữngĐầu tư thiết bị, máy móc, phát triển kỹ thuật y học hạt nhân trong điều trị bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 khẳng định: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá. Trên cơ sở này, các cấp, ngành cụ thể hóa thành nhiều chương trình, kế hoạch; trong đó, tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học – kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên các lĩnh vực nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh đưa chỉ tiêu về ứng dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường thành tiêu chí đánh giá hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các cấp, các ngành hàng năm. Nhờ đó, hoạt động KH&CN trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến tích cực, nhiều tiến bộ khoa học – kỹ thuật được áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực. Điển hình như, để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, các địa phương trong tỉnh đã hình thành hệ sinh thái KHCN&ĐMST với hệ thống các viện, trường, các quỹ đầu tư khởi nghiệp, mạng lưới liên kết các doanh nghiệp khởi nghiệp trong nông nghiệp. Cùng với đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao ngày càng được đầu tư chuyên sâu hơn. Kết quả, đã có nhiều mô hình ứng dụng nông nghiệp 4.0, như các mô hình: trồng rau thủy canh theo công nghệ Israel; ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và ứng dụng điện toán đám mây; điều khiển tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật tự động trên lúa và vườn cây ăn quả; cảm biến điều khiển môi trường chuồng trại chăn nuôi; cảm biến môi trường nuôi thủy sản… giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản, bảo vệ môi trường. Hiện, nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân đã chọn nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với công nghệ sinh học, nhà kính, tưới nhỏ giọt, cảm biến, tự động hóa… làm hướng đi chính để đầu tư. Từ đó, tận dụng, phát huy tốt lợi thế, tạo ra nông sản chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trong các lĩnh vực y tế, lĩnh vực công nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học xã hội và nhân văn và bảo vệ môi trường; phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và khởi nghiệp ĐMST của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn tỉnh cũng được đẩy mạnh và mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Hoạt động thông tin KHCN và công tác ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học – kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu thực tế phát triển kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho người sản xuất tiếp cận những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Tích cực triển khai tạo lập quản lý và quảng bá nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu, tăng cường sức cạnh tranh và hướng đến phát triển thị trường xuất khẩu.

Cùng với đó, hệ thống tổ chức KHCN công lập được sắp xếp; cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, nhất là các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng thuộc ngành nông nghiệp. Nhân lực KHCN tăng cả về số lượng và chất lượng; toàn tỉnh hiện có trên 3.100 cán bộ tham gia nghiên cứu khoa học, tăng 8% so với năm 2015; đã hình thành một số nhóm chuyên gia KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, y tế và công nghệ thông tin. Giai đoạn 2012-2022, có trên 370 công trình nghiên cứu khoa học và bài báo được công bố trên các tạp chí quôc tế; có 4 sáng chế được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Toàn tỉnh hiện có 32 doanh nghiệp KHCN, đứng thứ 3 cả nước (sau TP Hồ Chí MinhHà Nội). Bên cạnh đó, tỉnh đã xây dựng cơ sở dữ liệu về chuyển giao KHCN phục vụ công tác tư vấn, đánh giá, phát triển thị trường công nghệ; tổ chức đánh giá, nghiệm thu, công nhận kết quả nghiên cứu KHCN không sử dụng ngân sách Nhà nước nhằm hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm KHCN tự nghiên cứu; hỗ trợ các doanh nghiệp KHCN tham gia Chợ công nghệ và thiết bị (TechMart), Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Techfest), trình diễn kết nối cung cầu công nghệ (Techdemo); tiếp cận Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia…

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: Nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về vai trò của KHCN&ĐMST còn chưa đầy đủ, toàn diện; hoạt động KHCN chưa thực sự trở thành động lực trong phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn tỉnh; hoạt động đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm; sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao còn ít. Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ hoạt động KHCN&ĐMST chưa đáp ứng được yêu cầu; việc ứng dụng chuyển đổi số và số hóa trong quản trị doanh nghiệp chưa được đẩy mạnh.

Để phát huy vai trò của KHCN&ĐMST phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, ngày 25-11-2020, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5060/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Phát triển KHCN&ĐMST tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”. Với quan điểm, hoạt động KHCN&ĐMST phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, ngành, địa phương, trong đó các tổ chức doanh nghiệp, HTX là trung tâm ĐMST, tổ chức KH&CN là chủ thể nghiên cứu chủ yếu. Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KHCN&ĐMST. Tập trung đầu tư của Nhà nước vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động KHCN&ĐMST; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho KHCN&ĐMST đáp ứng với yêu cầu kỷ nguyên số. Cũng theo đề án, đến năm 2025 việc ứng dụng và phát triển các công nghệ tiên tiến, hiện đại, các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng 4.0 để tạo ra các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao cho các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh.

Để hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh đã và đang tập trung triển khai các nhiệm vụ KH&CN, như hỗ trợ chuyển đổi số cho các nhà máy sản xuất quy mô lớn thuộc lĩnh vực công nghiệp theo hướng nhà máy thông minh (smart factory). Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm nông lâm thủy sản của tỉnh triển khai phần mềm quản lý chuỗi cung ứng sản phẩm thực phẩm an toàn và tích hợp thông tin vào mã QR Code phục vụ truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ xây dựng bệnh viện thông minh; hỗ trợ các cơ sở y tế tuyến cơ sở xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử. Hoàn thành việc xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng; Trung tâm điều hành đô thị thông minh; phát triển dịch vụ logistic, hạ tầng cho KH&CN, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao du lịch… Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị, tập trung vào các dịch vụ y tế có hàm lượng trí tuệ cao, có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực xét nghiệm, chuẩn đoán, phẫu thuật điều trị. Xây dựng hệ thống hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử, đảm bảo mỗi người dân đều có hồ sơ sức khỏe điện tử được lưu trữ trong hệ thống hồ sơ sức khỏe điện tử quốc gia; triển khai thực hiện dự án thuê hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh y tế (PACS) tại các bệnh viện công lập… Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến củng cố và xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước; đổi mới cơ chế quản lý; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền các cấp kiến tạo, phục vụ; rà soát hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số của tỉnh…

Có thể nói, hoạt động KHCN&ĐMST trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo nền tảng tốt, là động lực cho tăng trưởng kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng được giữ vững. Bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quan tâm đến việc sáng tạo, xác lập, bảo hộ, khai thác, phát triển, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thúc đẩy được phong trào thi đua lao động sáng tạo, tạo sự lan tỏa về khởi nghiệp ĐMST trong các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Trần Hằng



Nguồn

Cùng chủ đề

Lý do Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình xin nghỉ hưu sớm gần 4 năm

(NLĐO) – Dù còn gần 4 năm công tác, nhưng Giám đốc Sở Du lịch Quảng Bình đã bày tỏ xin nghỉ hưu sớm nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy. ...

Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút 100 giáo sư thỉnh giảng trong 5 năm tới

NDO - Giai đoạn 2025-2030, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng. Riêng 2 năm 2025 và 2026, đơn vị này mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm lấy ý kiến đóng góp về Chương trình Giáo sư thỉnh giảng. Tọa đàm nhằm triển khai Nghị...

ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng

(NLĐO)- ĐHQG TP HCM đặt mục tiêu bổ nhiệm 100 giáo sư thỉnh giảng trong giai đoạn 2025- 2030. Riêng 2 năm 2025, 2026 mời và bổ nhiệm 50 giáo sư thỉnh giảng. ...

Khuyến khích nhà khoa học dám nghĩ, dám làm

Thời gian qua, một trong những vướng mắc đối với các nhà khoa học là chưa có quy định, cơ chế rõ ràng về rủi ro trong nghiên cứu khoa học. Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản để bảo vệ các nhà khoa học, nhưng lại chưa có quy định chi tiết về quản lý rủi ro, chưa đề cập các nghiên cứu có...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đàn tế Nam Giao: Quần thể kiến trúc đặc trưng của Vương triều Hồ

Đàn tế Nam Giao Vương triều Hồ, thị trấn Vĩnh Lộc (Vĩnh Lộc) là một trong số ít các công trình thuộc Di sản thế giới Thành nhà Hồ còn lưu giữ gần như nguyên vẹn đến ngày nay.   Đàn tế Nam Giao Thành nhà Hồ được Vương triều Hồ xây dựng vào năm 1402, cách Thành nhà Hồ khoảng 2,5 km về phía Đông Nam, và có diện tích hơn 2ha, lưng tựa Đốn Sơn (núi Đún), tiền án...

Cuộc thi “Rực rỡ Cố đô” – Lan tỏa tình yêu Di sản tại Thành Nhà Hồ

Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11), Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Trường THCS Tây Đô tổ chức cuộc thi video ảnh mùa hè với chủ đề “Rực rỡ Cố đô”. Đây là hoạt động nằm trong chương trình Giáo dục Di sản, nhằm kết nối thế hệ trẻ với các giá trị văn hóa, lịch sử thông qua các hình thức sáng tạo và...

Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) thăm Thành Nhà Hồ

 Sáng 7/8, Đoàn công tác tỉnh Niigata (Nhật Bản) do Thống đốc Hanazumi Hideyo làm Trưởng đoàn và các cộng sự đến thăm Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc). Thống đốc Hanazumi Hideyo tỉnh Niigata (Nhật Bản) cùng đoàn công tác tham quan Nhà trưng bày hiện vật được khai quật qua các đợt tại khu vực Thành Nhà Hồ. Tham gia đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Thành Nhà Hồ – hành trình 10 năm trở thành di sản văn hóa thế giới: Giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho...

Thành Nhà Hồ - với những giá trị văn hóa tự thân có tính đại diện cho nhân loại - là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Thanh và con dân đất Việt. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu hỏi về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời... Hướng dẫn viên giới thiệu giá trị di sản văn hóa thế giới...

Bài đọc nhiều

Trung đoàn 762 Bộ CHQS tỉnh tổ chức lễ tuyên thệ chiến sỹ mới

Sáng 1-6, Trung đoàn 762 Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức lễ tuyên thệ chiến sỹ mới năm 2023. Dự và chỉ đạo buổi lễ có đại diện các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ CHQS tỉnh; cùng dự có các đồng chí đại diện lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các địa phương có con em đang học tập, huấn luyện tại đơn vị.Chiến sỹ mới Tuyên thệ dưới Quân...

Thanh Hóa tiếp tục nắng nóng trong vài ngày tới

Dự báo hôm nay (22-6), khu vực Bắc Bộ có nắng nóng cục bộ, các tỉnh Trung Bộ tiếp tục nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt hơn 39 độ C. Từ ngày 23-6 nắng nóng ở Bắc Bộ giảm dần, ở khu vực Trung Bộ nắng nóng còn kéo dài đến ngày 24-6.Ảnh minh họa.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 22-6, khu vực trung du...

Văn phòng Tỉnh uỷ và văn phòng cấp uỷ tiếp tục làm tốt công tác tham mưu xây dựng, tổ chức thực hiện các...

Chiều 12-5, tại TP Sầm Sơn, Văn phòng Tỉnh uỷ tổ chức hội nghị Văn phòng Tỉnh uỷ và văn phòng các huyện, thị, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ năm 2023. Đồng chí Trịnh Tuấn Sinh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu tham dự hội nghị.Hơn 2 năm qua, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của Tỉnh uỷ và...

Cùng con bước vào thời đại số

Thời đại công nghệ 4.0 đã tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, mang lại nhiều tiện ích nhưng cũng kéo theo nhiều mối lo ngại. Thực tế này đòi hỏi phụ huynh, nhà trường phải có kỹ năng kết nối, đồng hành cùng con bước vào thời đại số.Cùng với gia đình, nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục, ngăn ngừa những rủi ro, cám dỗ trên môi trường...

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Nhằm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong nông nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa đã tích cực đầu tư ứng dụng chuyển đổi số, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, hiện đại.Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn (Thọ Xuân) ứng dụng công nghệ tưới tự động trong sản xuất dưa vàng công nghệ...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Chuyện phong thủy trong ngôi nhà cổ làng Đông Sơn

Cư dân người Việt xưa chọn mảnh đất Đông Sơn dựa theo yếu tố phong thủy hài hòa. Làng nằm trên thung lũng được coi là yếu tố âm, xung quanh là các ngọn núi là yếu tố dươn, như vậy được coi là âm dương hòa hợp, mang lại phong thủy tổt cho làng Đông Sơn. Một trong số những ngôi nhà cổ đẹp và còn tương đối nguyên vẹn đó là nhà cụ cố Vương Trọng Duệ....

Mới nhất

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Mới nhất