Trang chủNewsNhân quyềnĐể học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền...

Để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được tới trường trong niềm hạnh phúc lấp lánh


Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, công tác phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng được nâng cao hiệu quả.

Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Tỷ lệ học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến trường ngày một tăng cao. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS, MN) chiếm 3/4 diện tích tự nhiên cả nước với diện tích rộng, địa hình chia cắt, độ dốc lớn, khí hậu khắc nghiệt, giao thông đi lại khó khăn.

Chiếm 14,6% dân số cả nước, đồng bào DTTS dân cư phân tán, đời sống đồng bào còn rất nhiều khó khăn. Những khó khăn, đặc thù về tự nhiên, kinh tế – xã hội có tác động, ảnh hưởng không nhỏ tới việc phát triển giáo dục đào tạo (GDĐT).

Sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước

Trong những năm qua, sự nghiệp GDĐT vùng đồng bào DTTS, MN đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước. Các chủ trương, chính sách đối với đồng bào vùng DTTS, MN được thể chế hóa thành các văn bản quy phạm pháp luật và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Ngoài chính sách của Nhà nước có tính ổn định, còn có các chương trình, đề án, dự án về phát triển giáo dục vùng khó khăn. Các tổ chức, cá nhân đều ưu tiên hỗ trợ cho GDĐT vùng DTTS, MN.

Nhờ đó, sự nghiệp GDĐT vùng DTTS, MN đã có những chuyển biến đáng kể. Hệ thống cơ sở giáo dục từ mầm non đến THPT được củng cố và phát triển. Các xã vùng sâu, vùng xa, vùng mà người DTTS ở phân tán, địa hình cách trở cũng đều có trường mầm non, trường tiểu học và trường THCS, tất cả các huyện đều có ít nhất từ 2 trường THPT trở lên, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người DTTS.

Tỷ lệ học sinh đến trường tăng cao, học sinh lưu ban, bỏ học ngày càng giảm. Quy mô học sinh phổ thông dần đi vào ổn định. Các địa phương vùng đồng bào DTTS, MN đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản về phổ cập giáo dục. Chất lượng giáo dục đại trà, mũi nhọn được nâng lên qua từng năm học.

Theo Bộ Giáo dục & Đào tạo, năm học 2022-2023, tổng số trường học của vùng DTTS, MN (bao gồm các tỉnh vùng: Trung du và miền núi phía Bắc, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) là 20.495 trường, 329.280 lớp và 10.145.199 trẻ em, học sinh.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT hằng năm tăng rõ rệt. Hệ thống giáo dục chuyên biệt (trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học) ngày càng phát huy hiệu quả tích cực.

Thống kê của Bộ Giáo dục & Đào tạo cho thấy, năm học 2021-2022, tỷ lệ học sinh tiểu học người DTTS hoàn thành Chương trình tiểu học thấp hơn tỷ lệ học sinh tiểu học toàn quốc hoàn thành Chương trình tiểu học chỉ 0,27%. Trong khi đó, tỷ lệ chung học sinh THCS vùng đồng bào DTTS, MN tốt nghiệp THCS gần tương đương so với tỷ lệ chung toàn quốc (thấp hơn 0,16%). Tương tự, tỷ lệ chung học sinh THPT vùng đồng bào DTTS, MN tốt nghiệp THPT gần tương đương so với tỷ lệ chung toàn quốc (thấp hơn 0,24%).

Hệ thống trường, lớp ngày càng được mở rộng, đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của nhân dân. Mạng lưới trường, lớp từ mầm non đến tiểu học, THCS, THPT được mở rộng, phát triển rộng khắp trên các địa bàn dân cư. Các điểm trường, lớp học được xây dựng đến các thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, MN.

Về giáo dục thường xuyên, quy mô và mạng lưới các cơ sở giáo dục thường xuyên tại các địa phương về cơ bản được duy trì ổn định trong những năm qua. Nhiều trung tâm đã bắt đầu thực hiện việc đa dạng hóa các chương trình giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của người dân.

Về hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT), PTDTNT luôn đứng đầu về chất lượng giáo dục ở vùng đồng bào DTTS, MN; quy mô học sinh các trường PTDTNT cơ bản đáp ứng được nhu cầu tạo nguồn cán bộ và nhân lực DTTS có chất lượng cho các địa phương. Học sinh trường PTDTNT được hưởng các chính sách học bổng, ưu tiên bố trí ăn ở tại trường đồng thời các em được quyền lựa chọn có thể đi về gia đình trong ngày, trong tuần tùy theo điều kiện.

Hiện nay, toàn quốc có 318 trường PTDTNT thuộc 48 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô 101.847 HS; có 2 trường trực thuộc Bộ GDĐT (trường Hữu nghị 80 và trường Hữu nghị T78) và 1 trường trực thuộc Ủy ban Dân tộc (Trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc) có nhiệm vụ giáo dục HS dân tộc nội trú với quy mô hơn 3000 học sinh.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng DTTS, MN ngày càng được nâng cao. Số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia tăng nhanh. Năm học 2022-2023, tổng số phòng học vùng DTTS, MN là 309.436 phòng học với tỷ lệ kiên cố hóa là 78,37%. Tổng số lớp học là 69.709 lớp, đạt tỷ lệ trung bình 0,94 lớp/phòng học.

Chế độ cử tuyển đã góp phần đáng kể trong việc đào tạo cán bộ người DTTS có trình độ ở địa phương. Các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên và người học là người DTTS được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định. Qua đó đã khuyến khích công tác dạy và học, tạo sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần phát triển kinh tế – xã hội và ổn định an ninh chính trị vùng đồng bào DTTS, MN.

Những kết quả nổi bật nêu trên đã góp phần thực hiện chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về lấy con người làm trung tâm của sự phát triển, để không ai bị bỏ lại phía sau. Qua đó, giúp đỡ con em đồng bào DTTS, MN đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học và thu hút được các giáo về các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; làm thay đổi nhận thức trong cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn rất cần sự điều chỉnh và bổ sung các chính sách hỗ trợ cho phát triển giáo dục và đào tạo. (Nguồn: chinhphu.vn)

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng đào tạo

Mặc dù công tác phát triển GDĐT vùng đồng bào DTTS, MN đã đạt được nhiều bước tiến nhưng vẫn còn đó những khó khăn, bất cập. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS, MN mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, vẫn còn phòng học nhờ, phòng học tạm, thiếu các phòng chức năng, thiết bị dạy học tối thiểu làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, đặc biệt là việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Cơ cấu đội ngũ nhà giáo còn mất cân đối giữa các môn học trong cùng một cấp học, giữa các vùng miền có điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau; tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương, nhất là giáo viên dạy các môn học mới (các môn tiếng Anh, tin học, âm nhạc, mỹ thuật), nhưng chậm được khắc phục; chỉ tiêu phân bổ giáo viên cho các địa phương đa số thấp hơn so với nhu cầu thực tế.

Ngoài ra, một số chính sách, cơ chế tài chính đối với GDĐT vùng đồng bào DTTS, MN chưa phù hợp, chậm được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Nguồn lực các địa phương còn hạn chế ảnh hưởng tới việc bảo đảm tài chính cho giáo dục. Nguồn lực thu hút đầu tư cho giáo dục chưa tương xứng với tiềm năng; mức độ huy động nguồn lực giữa các vùng, miền và giữa địa phương khác nhau.

Trong bối cảnh vùng đồng bào DTTS, MN tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục và y tế, nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS, MN vẫn rất cần sự điều chỉnh và bổ sung các chính sách hỗ trợ cho phát triển GDĐT, trong khi nguồn lực của nhà nước hạn chế. Việc đầu tư cho phát triển GDĐT vùng đồng bào DTTS, MN được dự báo tiếp tục gặp khó khăn.

Vì vậy, thời gian tới các địa phương cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện chính sách đối với giáo dục và đào tạo vùng đồng bào DTTS, MN; tiếp tục rà soát, hoàn thiện việc sắp xếp mạng lưới các cơ sở giáo dục vùng đồng bào DTTS, MN; nâng cao chất lượng đối với giáo dục dân tộc vùng đồng bào DTTS, MN; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học vùng DTTS, MN; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; tăng cường công tác quản lí giáo dục dân tộc; và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.

Với sự quan tâm đúng mức cùng sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tin tưởng rằng tương lai phổ cập giáo dục cho 100% vùng DTTS, MN sẽ không còn xa vời và mỗi con em học sinh vùng đồng bào DTTS, MN, những mầm non tương lai của đất nước, có thể đến trường trong niềm vui, hạnh phúc với nụ cười lấp lánh trên môi.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đào tạo đã hết hiệu lực

Bộ GD-ĐT đã có quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT hết hiệu lực trong năm 2024. ...

Chuyện chưa kể về hai nữ sinh sản xuất thuốc trị rôm đoạt giải khởi nghiệp

(Dân trí) - Hà Hương Trà, người Tày, và Mạc Phương Dung, người Sán Dìu, đang học lớp 11 Trường THPT Phủ Thông, Bắc Kạn đã giành giải ý tưởng khởi nghiệp toàn quốc với sản phẩm thuốc trị rôm từ thảo dược vườn nhà. Mạc Phương Dung và Hà Hương Trà là hai tác giả của dự án "Chuỗi cung ứng và kinh doanh sản phẩm phòng và trị rôm cho trẻ từ thảo dược vườn nhà".Sản phẩm của...

Rủ nhau về Tà Lài “chữa lành”

(NLĐO)-Sau những ngày ăn Tết ở nơi phố xá náo nhiệt, chúng tôi rủ nhau làm chuyến du xuân "chữa lành" về làng dân tộc Tà Lài thơ mộng. ...

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức Công đoàn. ...

Chăm lo cho nhân dân đón Tết đầm ấm, đủ đầy

Công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho người nghèo, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số và người dân sinh sống tại khu vực biên giới luôn được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tỉnh Lạng Sơn triển khai, hiệu quả, đặc biệt trong dịp Tết đến, Xuân về. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ông Trump hé lộ cuộc điện đàm với Tổng thống Putin về tương lai xung đột ở Ukraine

Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hé lộ về cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận việc chấm dứt xung đột ở Ukraine.

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Theo quy hoạch đã được phê duyệt của 63 địa phương, Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp (KCN) quy hoạch phát triển mới, 76 KCN phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.

Dù trời giá rét, lễ khai hội Tây Yên Tử tỉnh Bắc Giang vẫn thu hút hàng chục nghìn người

Sáng 9/2, dù thời tiết Bắc Giang rất lạnh, hàng chục nghìn người dân và du khách vẫn có mặt tại quảng trường trung tâm dự lễ khai hội.

Hàng Việt trước nguy cơ gia tăng phòng vệ thương mại từ Mỹ

Hàng Việt xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2025 cần cẩn trọng hơn trước chính sách thương mại mới của nước này, cùng với đó là rủi ro gia tăng từ các vụ việc phòng vệ thương mại.

65 doanh nghiệp Việt Nam góp mặt tại “sân chơi” của các thương hiệu mạnh

Từ 7-11/2, tại thành phố Frankfurt, bang Hessen của Đức diễn ra Ambiente 2025 - Hội chợ hàng đầu thế giới về hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ và trang trí nội thất. Hội chợ thu hút 4.660 doanh nghiệp từ gần 170 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia. Năm nay, Việt Nam có 65 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm tại "sân chơi" lớn dành cho các thương hiệu mạnh này.

Bài đọc nhiều

Quỹ Dân số Liên hợp quốc đồng hành cùng Việt Nam ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Baoquocte.vn. Ngày 3/11, tại Hà Tĩnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tổ chức Hội thảo truyền thông vận động xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Vinh danh 26 tác phẩm báo chí xuất sắc viết về tam nông

Tại sự kiện, Ban tổ chức đã lần lượt trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 10 giải khuyến khích, 10 giải chuyên đề được trao cho các tác giả, nhóm tác giả đến từ các cơ quan báo chí cả nước. Giải...

Thanh Hóa: Nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng

(LĐXH) - Với nhiều giải pháp, mô hình hay, sáng tạo, các lực lượng Công an tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng phối hợp với chính quyền địa phương nhân rộng các mô hình tái hòa nhập cộng đồng (THNCĐ). Các mô hình này giúp người lầm lỡ xóa bỏ mặc cảm, tự ti, sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…Sau 1 năm triển khai, thực hiện công tác xây dựng, nhân rộng mô hình THNCĐ,...

Nhiều tỉnh chưa quan tâm đúng mức các Khu Bảo tồn Biển, Vườn Quốc gia

Ngày 23-12, tại TP Hội An (Quảng Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn (NN&PTNN) phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Bảo vệ và phát triển nguồn lợi Thủy sản – vì Ngành Thủy sản xanh và phát triển...

Chuyện ở Hố Quáng Phìn

Ngày biết tin được Nhà nước hỗ trợ tiền để nuôi bò sinh sản, mấy tối liền, anh Cấu nằm gối tay trằn trọc không ngủ được. Mừng thì đã hẳn, nhưng đắn đo xem chọn con giống thế nào... Một con bò! Chà... Một con bò lớn bằng số tài sản tích góp bằng hàng chục năm trồng ngô. Hay tính theo lương đi làm, thì dễ đến phải mất hằng năm tích góp, tiết kiệm...

Cùng chuyên mục

Quyền tiếp cận nước sạch trong pháp luật quốc tế và Việt Nam

Nước là một nhu cầu thiết yếu của con người, nhưng phải đến tháng 7/2010, quyền tiếp cận nước sạch mới được Liên hợp quốc (LHQ) công nhận là một quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, quyền tiếp cận nước sạch không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý, mà còn là một trong những mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Giúp phạm nhân được đặc xá tái hòa nhập cộng đồng

Là một trong những đơn vị thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước, với mục đích giáo dục, cải tạo, đưa người phạm tội trở lại cộng đồng, có cơ hội phấn đấu trở thành người có ích cho xã hội và không tái phạm, Công an tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều mô hình giúp phạm nhân được đặc xá năm 2024 tái hòa nhập cộng đồng.

UNICEF báo động về tình trạng bạo lực tình dục đối với trẻ em ở Haiti

Ngày 7/2, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo, số vụ xâm hại tình dục trẻ em ở Haiti, quốc gia đang chìm trong bạo lực và nghèo đói ở Mỹ Latinh, đã tăng gấp 10 lần trong năm 2024.

USCIRF công bố báo cáo thiếu khách quan về tự do tôn giáo Việt Nam

Những năm qua, USCIRF không có thiện chí trong việc trao đổi, làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam mà chủ yếu liên kết, tham vấn các thông tin, tài liệu về tôn giáo của Việt Nam từ các tổ chức phản động người Việt lưu vong có hoạt động khủng bố, tài trợ khủng bố chống Nhà nước Việt Nam quyết liệt và cực đoan.

Mới nhất

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, trong nước tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 10/2/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 10/2. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 10/2/2025 duy trì mức ổn định, tăng nhẹ...

Mới nhất