Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhĐể có nhiều hơn những “viên ngọc sáng” trên sàn chứng khoán

Để có nhiều hơn những “viên ngọc sáng” trên sàn chứng khoán


Để có nhiều hơn những “viên ngọc sáng” trên sàn chứng khoán

Sau 24 năm hoạt động, thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn trở thành kênh dẫn vốn, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp. Dù vậy, thị trường đang thiếu những lựa chọn đầu tư mới, cần thêm cơ chế khích lệ công ty tốt lên sàn.

Những bước chuyển cùng thị trường

Mùa báo cáo tài chính quý II/2024, Công ty cổ phần Bóng đèn – Phích nước Rạng Đông trở thành một điểm sáng đáng chú ý, khi ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ đáng mơ ước, lần lượt đạt 39% và 23%. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu (EPS) cũng bứt lên gần 14.100 đồng, lọt vào top 5 doanh nghiệp có EPS 6 tháng cao nhất 3 sàn.

Hoàn tất cổ phần hóa năm 2004 và niêm yết tại sàn chứng khoán TP.HCM 2 năm sau đó, chặng đường 20 năm qua đã chứng kiến nhiều thay đổi tại Rạng Đông. Doanh thu tiêu thụ năm 2023 gấp 20 lần, lợi nhuận thực hiện cao hơn 49 lần trước thời điểm cổ phần hóa. Từ sản phẩm phích nước thương hiệu Rạng Đông, được nhớ đến như một món quà cưới “huyền thoại”, để đóng góp vào con số doanh thu 2.000 – 3.000 tỷ đồng mỗi quý hiện nay, cơ cấu sản phẩm của Công ty đã mở rộng rất nhiều. Động lực tăng trưởng đến từ các dự án chiếu sáng thông minh, tích hợp công nghệ cho các giải pháp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, đánh bắt thủy sản…

Trên sàn chứng khoán Việt Nam, một nửa trong khoảng 1.800 tổ chức niêm yết và đăng ký giao dịch là doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước, thực hiện cổ phần hóa. Không riêng Rạng Đông, khá nhiều trong số này đã mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển hơn so với trước khi lên sàn, thậm chí, đã huy động được vốn với chi phí hợp lý và bền vững lâu dài từ kênh chứng khoán.





Các đại biểu trao đổi tại Tọa đàm “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Động lực mới, cơ hội mới” do Báo Đầu tư tổ chức. Ảnh: Dũng Minh

Tại Rạng Đông, với giá chào bán 93.000 đồng/cổ phiếu, gấp nhiều lần mệnh giá, đợt phát hành cổ phần cho cổ đông hiện hữu năm 2021 giúp huy động hơn ngàn tỷ đồng, bổ sung nguồn lực đầu tư nhà xưởng, mở rộng năng lực sản xuất.

Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE Corp) – doanh nghiệp tiên phong lên sàn trong phiên giao dịch đầu tiên (ngày 28/7/2000), đã thực hiện tổng cộng 8 lần phát hành cổ phiếu, huy động được 2.800 tỷ đồng để đầu tư phát triển.

Chia sẻ tại Tọa đàm “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Động lực mới, cơ hội mới” do Báo Đầu tư tổ chức mới đây, ba giá trị lớn mà thị trường 24 năm tuổi đóng góp cho nền kinh tế được ông Bùi Hoàng Hải, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) chỉ ra.

Thứ nhất, chính là sự hỗ trợ mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong công tác cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Thứ hai, Việt Nam sẽ khó có nhiều tập đoàn kinh tế lớn, đứng top 500 trong khu vực Đông Nam Á như hiện nay, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn góp ban đầu của các cổ đông hay vốn vay ngân hàng.

Thứ ba, đó là đồng hành cùng sự phát triển của thời đại, thị trường chứng khoán đưa ra những yêu cầu, khích lệ để doanh nghiệp lớn hơn về chất khi hướng đến sự phát triển bền vững.

“Thị trường chứng khoán 24 năm qua là nơi lan tỏa tinh thần kinh doanh công bằng và minh bạch. Với sự khuyến khích từ các chính sách, thị trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng tăng cường trách nhiệm với xã hội, thực hiện tiêu chuẩn ESG, từ đó đóng góp sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế”, ông Hải nhấn mạnh.

Thêm cơ chế khích lệ các “viên ngọc sáng”

Sau 24 năm hoạt động, dù còn khá non trẻ so với một số thị trường trong khu vực như Philippines, Thái Lan… nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận sự trưởng thành không chỉ về quy mô vốn hóa (hiện khoảng 300 tỷ USD), mà cả về số lượng nhà đầu tư, thanh khoản thị trường. Số lượng mã chứng khoán trên sàn đến nay đạt con số 1.800.

Thời gian qua, khu vực nội địa tăng trưởng chưa cao, tăng trưởng tín dụng chưa đạt mức kỳ vọng, khiến tăng trưởng chung của Việt Nam chưa đạt kế hoạch. Tôi có cảm cảm giác, một số nhà đầu tư vẫn đang cân nhắc, dẫn đến đầu tư kém đi. Tuy vậy, tình hình thế giới hiện nay có lợi cho Việt Nam. Tôi cho rằng, người dân, doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư.

Việt Nam yên bình và đang là địa chỉ xuất khẩu lớn ra thế giới. Các nước lớn đang đối chọi nhau trong vòng xoáy của cuộc chiến cạnh tranh địa chính trị khốc liệt, nhưng Việt Nam may mắn khi có “lối thoát” riêng nhờ chiếm ưu thế nhất định trong xu hướng chuyển dịch đầu tư.

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP

Trong đó, số doanh nghiệp trên sàn UPCoM nhỉnh hơn, khi chỉ có 729 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên HoSE và HNX. Câu chuyện chuyển sàn nhiều năm nay vẫn là một “chất xúc tác” thú vị thúc đẩy giá cổ phiếu tăng trưởng, nhưng mới chuyển được lượng doanh nghiệp khá khiêm tốn. Không ít doanh nghiệp lớn ở sàn UPCoM là công ty đầu ngành, hoạt động kinh doanh tốt và có kế hoạch sang sàn niêm yết, song vẫn chưa hiện thực hóa chủ trương như trường hợp của Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), 8/9 điều kiện niêm yết đều đạt, lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời ROE cao hơn nhiều mức cần đạt, nhưng vẫn gặp vướng vì công ty con đang có khoản nợ quá hạn.

Từ quan sát của cơ quan quản lý, ông Hải cho biết, một phần xuất phát từ ý chí doanh nghiệp và cũng có một phần do doanh nghiệp đó chưa đáp ứng được tiêu chuẩn để chuyển sàn niêm yết. Với trường hợp của BSR, ông Hải thông tin thêm, bản thân doanh nghiệp đã có hướng để xử lý vấn đề.

Không riêng câu chuyện chuyển sàn, vài năm gần đây, hoạt động chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) và niêm yết mới lại rất trầm lắng. Theo bà Lê Thị Lệ Hằng, Giám đốc chiến lược Công ty Chứng khoán SSI, một hạn chế thường xuyên được nhà đầu tư nước ngoài chỉ ra là việc thị trường không có nhiều lựa chọn mới. Khối ngoại dù muốn phân bổ nhiều cũng sẽ phải chờ “hàng hóa” mới, hay chờ có thêm “room” ngoại.

Trong một nỗ lực khuyến khích các doanh nghiệp lên sàn, UBCKNN đang rà soát quy định và dự kiến sửa đổi Nghị định 155/2020/NĐ-CP để tích hợp hoạt động IPO và niêm yết. Theo ông Hải, sau khi quy định được sửa đổi, doanh nghiệp có thể niêm yết gần như ngay khi thực hiện IPO, ngắn hơn nhiều so với khoảng thời gian 3 tháng hiện nay. Thay đổi này sẽ tháo gỡ được rào cản khi nhà đầu tư mua cổ phiếu từ đợt phát hành IPO không thể giao dịch ngay.

Làn sóng đưa công ty con theo “mẹ” lên sàn được nhiều doanh nghiệp đánh tiếng tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay như kế hoạch IPO Masan Consumer, đưa Vinpearl lên sàn, gần nhất là MocChau Milk đã hoàn tất chuyển sàn, BCG Energy – công ty con của Tập đoàn Bamboo Capital vừa được chấp thuận đăng ký giao dịch ở UPCoM… được kỳ vọng mang đến những câu chuyện mới cho thị trường.

Một cơ chế khích lệ có thêm nhiều “hàng hóa” tốt lên sàn là cần thiết, qua đó bổ sung lựa chọn đầu tư để không chỉ thu hút và giữ chân vốn ngoại, mà còn kéo dòng vốn nội quan tâm hơn đến thị trường, trước cơ hội chứng khoán Việt Nam được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.

Cần sự đồng lòng 

Tại Dự thảo Thông tư sửa đổi 4 thông tư, nhằm thúc đẩy tiến trình nâng hạng, ngoài giải pháp giúp giao dịch của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thuận lợi hơn nhờ tháo gỡ nút thắt yêu cầu ký quỹ, một nội dung quan trọng khác là tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài có quyền tiếp cận thông tin bình đẳng. Để làm được điều này, cần sự thay đổi từ chính doanh nghiệp niêm yết.

Theo lộ trình, các tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn dự kiến công bố đồng thời bằng tiếng Anh kể từ ngày 1/1/2025, ban đầu với thông tin định kỳ và tiếp tục thêm thông tin bất thường từ đầu năm 2026.

Quy định trên được áp dụng ở nhiều quốc gia và cũng được khuyến khích tại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế đến nay, số lượng doanh nghiệp công bố thông tin tiếng Anh chỉ khoảng 80 đơn vị, phần lớn tập trung ở nhóm có hoạt động xuất khẩu và các doanh nghiệp lớn.

Sẽ không dễ khi muốn áp dụng công bố thông tin bằng tiếng Anh trên diện rộng. Tuy nhiên, cũng như ở giai đoạn đầu của thị trường, yêu cầu về minh bạch thông tin từng là áp lực, nhưng nhờ đó làm nên thế hệ doanh nghiệp niêm yết ngày nay.

Gần đây, Sáng kiến VNCG50 – nơi tập hợp 50 doanh nghiệp Việt Nam tiên phong và cam kết bảo đảm các thực hành quản trị công ty theo thông lệ tốt, nhằm rút ngắn khoảng cách về quản trị công ty của Việt Nam với ASEAN được công bố. Đã có những doanh nghiệp tiên phong và sẵn sàng quản trị công ty vượt lên trên sự tuân thủ, cho mục tiêu xa hơn vì sự phát triển của doanh nghiệp.

Gắn bó với thị trường từ những ngày đầu, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE Corp cho rằng, thị trường chứng khoán là nơi “tôi luyện” cho các công ty niêm yết để làm ăn đàng hoàng hơn, minh bạch, trách nhiệm hơn, đồng thời mài dũa những nhà quản lý chuyên nghiệp, vươn mình để giữ cho giá trị công ty không ngừng gia tăng.

Bên cạnh những yêu cầu khó hơn khi trở thành một phần của thị trường chứng khoán, các doanh nghiệp đang phải đối diện với thách thức từ sự bất định của môi trường kinh doanh.

Nhiều năm nay, nền kinh tế thế giới đối diện với không ít yếu tố không ổn định, đặt ra thách thức lớn hơn cho lãnh đạo doanh nghiệp. Từ góc độ một doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp, có cơ hội tiếp xúc với giới đầu tư nhiều quốc gia, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) cảm nhận vòng xoáy của cuộc cạnh tranh kinh tế khốc liệt tại các thị trường lớn. Tuy vậy, theo ông, Việt Nam vẫn có cơ hội mở rộng đầu tư, mở rộng thị trường. Từ những nền tảng hiện có cùng hoạt động xuất khẩu tích cực và tình hình chính trị – xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng, mạnh dạn hơn trong đầu tư để hưởng lợi từ các làn sóng kinh tế.





Nguồn: https://baodautu.vn/de-co-nhieu-hon-nhung-vien-ngoc-sang-tren-san-chung-khoan-d220816.html

Cùng chủ đề

Chứng khoán Việt Nam được dự báo ra sao khi ông Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ?

Tuần này thị trường tài chính quốc tế, trong đó có Việt Nam sẽ hướng sự chú ý tới lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump và lộ trình thực thi những chính sách đề xuất về thuế quan. Tổng thống đắc cử Donald Trump - Ảnh: AFP Theo chuyên gia, những lo ngại rủi ro xoay quanh chính sách của ông Trump đã một phần tác động vào diễn biến của thị trường chứng khoán trong suốt 2 tháng...

Kỳ vọng chứng khoán tăng mạnh trong tuần trước Tết

(NLĐO) – Tuần giao dịch trước kỳ nghỉ Tết dài, các chuyên gia và nhà đầu tư đều kỳ vọng sẽ có dòng tiền trở lại ...

VN-Index có thể về vùng 1.200 điểm trước nhiều áp lực

VN-Index liên tục trong sắc đỏ; Lịch trả cổ tức; Nhà đầu tư lưu ý vùng 1.200 điểm... ...

Nghỉ Tết sớm hay mua gom cổ phiếu?

(NLĐO) – VN-Index giao dịch với thanh khoản ảm đạm và liên tục đi xuống đang bào mòn tài khoản nhà đầu tư dịp cận Tết. ...

Kỳ vọng đột phá từ những đổi mới

Với các quy định mới, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với kỳ vọng có thể tạo ra một môi trường đầu tư minh bạch, an toàn và hấp dẫn để trở thành điểm đến tin cậy của nhà đầu tư. Chứng khoán Việt Nam 2025: Kỳ vọng đột phá từ những đổi mớiVới các quy định mới, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào năm 2025 với kỳ vọng có thể tạo ra một...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. ...

Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiện

Esketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục III của Nghị định số 57/2022/NĐ-CP. Siết chặt quản lý thuốc chứa Esketamine để ngăn ngừa lạm dụng và nguy cơ nghiệnEsketamine là một đồng phân của chất Ketamine – một chất hướng thần, đã được đưa vào danh mục kiểm soát tại số thứ tự 40 trong danh mục...

Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chính

Đà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm công nghệ công nghệ cao, vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, đổi mới sáng tạo, Khu Thương mại tự do, Trung tâm tài chính quốc tế. Đà Nẵng: Cơ hội đầu tư từ Khu thương mại tự do và Trung tâm tài chínhĐà Nẵng quảng bá môi trường đầu tư và cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực gồm...

Động lực cho tương lai bất động sản

Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Những dự án hạ tầng lớn không chỉ cải thiện khả năng kết nối vùng miền mà còn mở ra cơ hội đầu tư bất động sản tại những điểm đến mới. Với mục tiêu hoàn thành...

Việt Nam – Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTO

Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Việt Nam - Hoa Kỳ đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp thuế cá tra, basa tại WTOViệt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được thỏa thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức...

Bài đọc nhiều

Chứng khoán giảm sâu, VN-Index thủng mốc 1.250 điểm, QCG vẫn ngoại lệ

ANTD.VN - Cổ phiếu vốn hóa lớn đè nặng khiến VN-Index bị kéo lùi hơn 10 điểm phiên hôm nay, thủng mốc 1.250 điểm. Sau phiên giảm gần 10 điểm cuối tuần trước, thị trường chứng khoán mở cửa phiên giao dịch hôm nay trong trạng thái giằng co. Chỉ số nỗ lực lấy lại sắc xanh, tuy nhiên, bên bán tiếp tục chiếm ưu thế khiến VN-Index nhanh chóng bị kéo lùi xuống dưới tham chiếu chỉ sau...

Thương mại Việt – Mỹ tăng mạnh sau 1 năm thiết lập Đối tác chiến lược toàn diện

Nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 9-2023, hai nước đã chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, quan hệ Việt - Mỹ tiếp tục đà phát triển...

Chạy đua giao hàng dịp Tết

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết, nhu cầu giao nhận hàng hóa tăng vọt, đã có nơi thông báo tạm ngưng nhận đơn hàng đi xa. Ghi nhận của Tuổi Trẻ tại TP.HCM, từ các bưu cục, siêu thị đến doanh nghiệp...

VinFast niêm yết tại Mỹ, cổ phiếu họ Vin gánh thị trường

Mở cửa phiên giao dịch ngày 16/8, sự hứng khởi của các nhà đầu tư sau thông tin VinFast (một công ty con của Vingroup) niêm yết thành công trên sàn chứng khoán Nasdaq của Mỹ với mức định giá lên tới 85 tỷ USD đã khiến cổ phiếu Vingroup (VIC) tăng kịch trần với dư mua rất lớn. Tính tới 10h9, cổ phiếu Vingroup tăng 4.900 đồng lên 75.600 đồng/cp với dư mua giá trần gần 5,9 triệu...

VN-Index cắt chuỗi giảm sâu hai phiên liên tiếp

VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. VN-Index tăng 1,05 điểm, lên 1.245,76 điểm trong phiên 5/11 và ngắt mạch giảm hai phiên liên tiếp dù thanh khoản xuống thấp nhất trong một tuần trở lại đây. Sau hai phiên giảm mạnh...

Cùng chuyên mục

Người dân Phú Yên nhộn nhịp cho thuê nhà lưu trú dịp Tết

Nắm được tâm lý du khách thường đi du lịch đông sau mùng 1 Tết, nhiều hộ dân tại Phú Yên đăng lên mạng xã hội cho thuê nhà để các nhóm gia đình, nhóm khách đi theo quy mô nhỏ có thể thuê lưu trú ngắn ngày. ...

Sau phiên tăng mạnh nhất châu Á, chứng khoán Việt đón Tết như thế nào?

Trong phiên giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn, thị trường chứng khoán ở trạng thái giằng co. Thanh khoản cả ba sàn đều thấp khi cả nước đang hướng về kỳ nghỉ Tết âm lịch dài 9 ngày. Thị trường chứng khoán...

Một ngân hàng lợi nhuận quý 4 tăng đột biến

Ngân hàng này vừa có báo cáo tài chính năm 2024, trong đó lợi nhuận quý 4/2024 tăng đột biến gấp 4,4 lần cùng kỳ. Nợ xấu ở mức 1,91%. Kienlongbank vừa có báo lãi trước thuế hợp nhất năm 2024 đạt 1.112 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2023. Lợi nhuận quý 4/2024 là 351 tỷ đồng, gấp 4,4 lần cùng kỳ. Tính đến hết quý 4/2024, tổng tài sản của KienlongBank đạt 92.176 tỷ đồng, tăng 6% so...

Chuỗi trà sữa nào báo lãi ngàn tỉ đồng?

Tập đoàn Masan do tỉ phú Nguyễn Đăng Quang làm chủ tịch hội đồng quản trị vừa hé lộ kết quả kinh doanh quý 4-2024 và cả năm. Đáng chú ý, riêng chuỗi trà sữa Phúc Long mang về tới cả ngàn tỉ đồng lợi nhuận gộp. ...

Mới nhất

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế...

Tích cực hợp tác ASEAN về cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng

Thời gian qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia đã tích cực tham gia triển khai các hoạt động hợp tác của ASEAN về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Theo lãnh đạo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương), với vai trò là cơ quan thành viên Nhóm Chuyên gia Cạnh...

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, trong nước bình ổn

Dự báo giá tiêu ngày mai 25/1/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 25/1. Dự báo giá tiêu ngày mai ​​​​​Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 25/1/2025 bình ổn và neo ở mức khá...

Ngày làm việc thứ hai và phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII

Ban Chấp hành Trung ương Đảng cho ý kiến và thông qua nội dung tiếp thu, giải trình của Bộ Chính trị; cho ý kiến về giới thiệu nhân sự lãnh đạo một số cơ quan nhà nước nhiệm kỳ 2021-2026. ...

Cảnh báo nguy cơ xung đột giữa các cường quốc sở hữu vũ khí nóng, Nga tuyên bố mở rộng ô hạt nhân

Ngày 24/1, Thư ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu, cũng là cựu Bộ trưởng Quốc phòng, đã cảnh báo nguy cơ xung đột vũ trang giữa các cường quốc hạt nhân đang gia tăng.

Mới nhất