Trang chủNewsThế giớiĐể ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió

Để ASEAN-Nhật Bản vững vàng trước sóng gió



Sau hơn nửa thập kỷ hình thành và phát triển, quan hệ ASEAN-Nhật Bản tiếp tục củng cố nền tảng, mở rộng hợp tác để vượt lên thách thức, tiến về phía trước.

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 43 tháng 9/2023 tại Indonesia. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản)
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu tại Diễn đàn ASEAN-Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 43 tháng 9/2023 tại Indonesia. (Nguồn: Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản)

Giữa thập niên 1970, Thủ tướng Nhật Bản khi đó Tanaka Kakuei đối mặt với sự phản đối kịch liệt của dư luận trong nước khi lần đầu thăm thủ đô các nước Đông Nam Á.

Song, nửa thế kỷ sau, mọi chuyện đã hoàn toàn khác. Sự tương đồng về lợi ích và ảnh hưởng giữa Nhật Bản và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là nền tảng quan trọng cho mối quan hệ bền chặt. Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới biến động nhanh, phức tạp hiện nay, nền tảng đó có còn phù hợp?

Củng cố nền tảng chính trị

Một trật tự thế giới biến động và đa tầng, với các trung tâm quyền lực mới và những tương tác phức tạp ngày càng tăng, đặt ra nhiều thách thức với tiến trình phát triển của mối quan hệ. Cạnh tranh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đề ra khó khăn chưa từng có tiền lệ cho ASEAN.

Trong bối cảnh đó, Tokyo cần hợp tác dựa trên tăng cường nhận thức và nhạy cảm chiến lược để giải quyết thách thức trên. Ở chiều ngược lại, quan hệ với Nhật Bản cũng mang tính cốt lõi trong bối cảnh ASEAN đối phó với thế lưỡng nan chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ngoài ra, khi Tokyo đang ngả về Washington, các sáng kiến ngoại giao liên tục và khéo léo giúp ASEAN cân bằng xung đột lợi ích, tránh phụ thuộc quá lớn vào bất kỳ cường quốc nào, bảo toàn vai trò trung tâm và tự chủ chiến lược.

Chìa khóa để quản lý các vấn đề phức tạp này là thông qua đối thoại, xây dựng lòng tin và tập trung vào các lợi ích chung. Nhằm nuôi dưỡng quan hệ hợp tác bền chặt, ASEAN và Nhật Bản cần giải quyết các thách thức như xung đột quyền lực khu vực, tranh chấp chủ quyền, cạnh tranh kinh tế và căng thẳng lịch sử.

Ngoài ra, một mặt, việc Nhật Bản tham gia cấu trúc an ninh tiểu đa phương như Bộ tứ có thể không phù hợp với lợi ích ASEAN. Mặt khác, cam kết của Tokyo khi tích cực tham gia diễn đàn đa phương trong khuôn khổ ASEAN như Hội nghị cấp cao Đông Á, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN+ và Diễn đàn Biển ASEAN, sẽ tạo nên dư địa hợp tác sâu sắc hơn với ASEAN.

Mở rộng liên kết kinh tế-văn hóa

Hợp tác kinh tế và văn hóa cũng là nền tảng trong quan hệ giữa ASEAN và Nhật Bản. Nhật Bản vẫn là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính, với dòng vốn FDI lên tới khoảng 20 tỷ USD và thương mại song phương đạt 240,2 tỷ USD năm 2022. Các nước ASEAN chiếm tới 30% tổng số công ty con ở nước ngoài của Nhật Bản.

Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản tạo điều kiện thuận lợi cho tự do hóa thương mại, tiếp cận thị trường và hội nhập kinh tế. Đồng thời, việc phát triển cơ sở hạ tầng như Đối tác vì cơ sở hạ tầng chất lượng cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực từ Nhật Bản, góp phần thực hiện mục tiêu kết nối của ASEAN.

Trong bối cảnh đó, ASEAN và Nhật Bản có thể tập trung củng cố kết nối và số hóa, thúc đẩy thương mại, tăng cường chuỗi cung ứng khu vực, giải quyết biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Sự ủng hộ liên tục từ Tokyo góp phần bảo đảm tăng trưởng toàn diện và thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước ASEAN. Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN thành lập năm 2006, và cơ chế Hợp tác Nhật Bản-Mekong thành lập năm 2008 có vai trò như thế.

Ngoài ra, việc làm sâu sắc quan hệ nhân dân thông qua trao đổi văn hóa, chương trình giáo dục và du lịch sẽ thắt chặt hơn nữa sự thấu hiểu lẫn nhau và tình hữu nghị. Đẩy mạnh hợp tác giáo dục và cung cấp học bổng sinh viên từ cả Nhật Bản và các nước ASEAN đóng góp vào việc xây dựng mối quan hệ lâu dài.

Thắt chặt hợp tác an ninh

Quan hệ Nhật Bản-ASEAN còn nhiều dư địa hợp tác về khía cạnh an ninh. Việc chia sẻ tin tức tình báo, chuyên môn và kinh nghiệm tạo ra cách tiếp cận toàn diện nhằm ngăn ngừa chủ nghĩa cực đoan, khủng bố, đồng thời củng cố an ninh biên giới, đóng góp vào hòa bình và ổn định tại khu vực. Năm 2014, nhằm tăng cường hợp tác trên khía cạnh này, Nhật Bản và ASEAN thông qua Tuyên bố chung về hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.

Một yếu tố quan trọng không kém là hợp tác trong lĩnh vực hàng hải, một yếu tố quan trọng khu vực. Bảo đảm an ninh và tự do hàng hải trở thành lĩnh vực hợp tác đáng chú ý trong quan hệ giữa Nhật Bản và ASEAN. Tokyo ủng hộ tích cực các nước ASEAN tăng cường năng lực hàng hải, hỗ trợ trong các lĩnh vực như nhận thức hàng hải, xây dựng năng lực, tập trận chung cùng các trang thiết bị.

Vì Nhật Bản và một vài nước thành viên ASEAN thường xuyên gánh chịu thiên tai, hai bên có thể tăng cường hợp tác trong ứng phó và phục hồi thiên tai. Tokyo có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, cảnh báo sớm và tái thiết hậu thảm họa. Do vậy, họ có thể giúp xây dựng năng lực của các nước ASEAN nhằm giảm thiểu tác động từ các thiên tai, qua đó không chỉ cứu sống nhiều người, mà còn góp phần thúc đẩy hợp tác, tình đoàn kết khu vực trong lúc khủng hoảng.

Theo những cách này, ASEAN và Nhật Bản có thể cùng nhau vượt qua thách thức và xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong 50 năm tới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Gắn kết để vươn xa

NDO - Chiều 22/1 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025 (Thụy Sĩ), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại Phiên thảo luận “ASEAN: Gắn kết để vươn xa” do Chủ tịch WEF Borge Brende điều hành. Cùng thảo luận với Thủ tướng Phạm Minh Chính có Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, Cố vấn trưởng (Thủ tướng lâm thời) của Bangladesh Muhammad Yunus,...

Định hình tương lai số của ASEAN an toàn, sáng tạo và toàn diện

Với chủ đề “An toàn, Sáng tạo, Toàn diện: Định hình tương lai số của ASEAN”, mới đây, Hội nghị Bộ trưởng Kỹ thuật số ASEAN lần thứ 5 và các hội nghị liên quan đã diễn ra tại Bangkok, Thái Lan.

Hội nghị SOM trù bị cho Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Ngày 18/1, Hội nghị Quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã diễn ra tại thành phố Langkawi, Malaysia nhằm rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMMR) được tổ chức vào ngày 19/1. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Ứng viên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị chỉ trích vì không nêu tên được nước ASEAN nào

(CLO) Ông Pete Hegseth, người được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử làm Bộ trưởng Quốc phòng, không thể nêu tên một nước nào trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Điều này dấy lên làn sóng chỉ trích cả trong và ngoài nước Mỹ....

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN mang lại sự ổn định quý giá cho khu vực và thế giới

Trung Quốc và Hàn Quốc đều đánh giá cao hợp tác với ASEAN, ủng hộ mạnh mẽ vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Thị trường phản ứng trái chiều, nhiều yếu tố thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu

Giá tiêu hôm nay 25/1/2025 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.500 – 148.000 đồng/kg.

Giá vàng tăng vù vù, kim loại quý sẽ bảo vệ nhà đầu tư khỏi thảm họa tài chính, “niềm hy vọng” ngày vía...

Giá vàng hôm nay 25/1/2025: Giá vàng thế giới tiếp tục đà tăng vững chắc từ đầu năm mới 2025, tiến sát đỉnh lịch sử. Giá vàng trong nước có cơ hội lấy lại ngưỡng 90 triệu đồng/lượng, khi ngày vía Thần Tài đang đến gần hơn.

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Kẻ tấn công tạp chí Charlie Hebdo bị kết án 30 năm tù, cấm nhập cảnh Pháp

Ngày 23/1, một tòa án ở Paris, Pháp tuyên án 30 năm tù giam đối với Zaheer Mahmood, người Pakistan vì tội cố ý sát hại 2 người bên ngoài văn phòng cũ của tạp chí châm biếm Charlie Hebdo năm 2020.

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Ngoại trưởng Czech chuẩn bị thăm Mỹ

Chuyến thăm gửi tín hiệu về sự sẵn sàng của Czech trong việc tiếp tục phát triển quan hệ song phương năng động với Mỹ...

Công tố viên Hàn Quốc yêu cầu tăng thời hạn tạm giam tổng thống bị luận tội

Cơ quan công tố Hàn Quốc đã đệ đơn yêu cầu tòa án kéo dài thời hạn tạm giam Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol trong lúc đẩy nhanh cuộc điều tra để tiến hành truy tố. ...

Hàn Quốc và Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác, Pháp điều đội tàu sân bay tới Philippines, Nga tuyên bố bảo vệ lợi ích...

Iran tái khẳng định cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân, Mỹ bắt giữ, trục xuất hàng trăm "người nhập cư trái phép", Hungary muốn nối lại trung chuyển khí đốt qua Ukraine … là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Quy hoạch ngày càng khẳng định ý nghĩa, vai trò quan trọng, giúp Nhà nước hoạch định, kiến tạo động lực, không gian phát...

(MPI) - Nhằm biểu dương, tôn vinh, khen thưởng những cá nhân đã có nhiều đóng góp, đề xuất mang lại hiệu quả cao trong công tác tham mưu lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia theo Luật Quy hoạch, ngày 21/01/2025, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội nghị gặp mặt...

Thứ trưởng Trần Quốc Phương làm việc với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang Đức

(MPI) - Ngày 21/01/2025, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đã có buổi làm việc trực tuyến với Quốc vụ khanh Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Cộng hòa liên bang (CHLB) Đức (BMZ) Jochen Flasbarth để trao đổi, thảo luận về một số trọng tâm hợp tác...

Đảm bảo cung cấp điện dịp Tết Ất Tỵ và mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng lưu ý các đơn vị triển khai kế hoạch cung cấp điện vào dịp Tết Ất Tỵ và chuẩn bị từ sớm kế hoạch cung cấp điện vào mùa khô 2025 cho người dân TP.HCM. ...

Xem clip CSGT dùng xe đặc chủng mở đường trên cao tốc, đưa bé 3 tuổi đi cấp cứu

Khi cao tốc TPHCM - Trung Lương - Mỹ Thuận đông đúc xe cộ và ùn ứ cục bộ, CSGT dùng xe đặc chủng mở đường để đưa bé trai 3 tuổi đến cấp cứu tại bệnh viện ở TPHCM. Xem clip Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an cho hay vào 17h30 ngày 24/1, Đội...

Nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời

NDO - Thông tin từ Bộ Y tế tối 24/1 cho biết, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17 giờ chiều nay tại Hà Nội. Trước đó, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Quốc Triệu có thời gian điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai từ giữa năm 2024 trong tình trạng...

Mới nhất