Trang chủNewsThời sựĐBQH nêu ý nghĩa lớn khi tăng lương cho giáo viên

ĐBQH nêu ý nghĩa lớn khi tăng lương cho giáo viên


Cách tính lương mới sẽ có sự công bằng

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, giáo viên là đối tượng được thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ 1/7/2024.

Theo Nghị quyết 27, bảng lương sẽ thiết kế cơ cấu mới gồm: Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + phụ cấp (30% quỹ lương). Ngoài ra, bảng lương sẽ bổ sung thêm tiền thưởng, chiếm khoảng 10% quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.

Theo Nghị quyết, cơ cấu tiền lương mới sau cải cách của giáo viên sẽ gồm ba bộ phận là lương cơ bản, phụ cấp và tiền thưởng. Do đó, so với hiện nay, lương giáo viên trong khu vực công sẽ được bổ sung thêm tiền thưởng.

Lương giáo viên sẽ được tính theo công chức: Lương = Lương cơ bản + phụ cấp + thưởng (nếu có).

Việc trả lương của giáo viên là viên chức sẽ không thực hiện theo (hệ số x mức lương cơ sở) như hiện nay mà được thay thế bằng các bảng lương theo vị trí việc làm gồm một bảng lương chức vụ và một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Cũng giống cán bộ, công chức, viên chức khác, giáo viên là viên chức sẽ được sắp xếp lại chế độ phụ cấp khi cải cách tiền lương. Tuy nhiên, dù sắp xếp lại thì cơ cấu phụ cấp của giáo viên vẫn phải chiếm 30% tổng quỹ lương.

Đối thoại - ĐBQH nêu ý nghĩa lớn khi tăng lương cho giáo viên

Giáo viên là đối tượng được thực hiện cải cách tiền lương dự kiến từ 1/7/2024.

Trên nghị trường Quốc hội, nhiều ĐBQH đề nghị cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp khi thực hiện cải cách tiền lương. Xoay quanh nội dung này, Người Đưa Tin đã lắng nghe chia sẻ từ ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga – Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách đoàn Hải Dương

Nói về ý nghĩa của việc cải cách chính sách tiền lương, bà Nga cho rằng việc cải cách tiền lương mang ý nghĩa rất lớn trong thời điểm hiện nay.

Theo nữ đại biểu, cải cách tiền lương không chỉ đơn thuần là việc tăng lương cho người lao động hưởng lương từ ngân sách Nhà nước mà là thay đổi cách tính lương cho người lao động.

“Cách tính lương mới theo vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ được giao sẽ khắc phục được những điểm lạc hậu, hạn chế, bất hợp lý của cách tính lương đang áp dụng (tính lương theo hệ số, lương tăng dần theo số năm công tác…)”, bà Nga cho hay.

Do đó, bà Nga cho rằng, với cách tính lương mới sẽ có sự công bằng, hợp lý hơn khi cùng một vị trí việc làm sẽ được hưởng mức lương như nhau; tách tiền công của bộ phận làm công việc phục vụ (lái xe, nhân viên phụ trách điện nước, lao công, tạp vụ…) ra khỏi thang bảng lương của hệ thống công chức, viên chức.

Tất cả mọi chi phí như phụ cấp, các chế độ họp, khoán công tác phí… đều được tính vào lương, rất rõ ràng, rành mạch. “Về cơ bản, lương của công chức, viên chức đều được tăng lên”, bà Nga nói.

Đối thoại - ĐBQH nêu ý nghĩa lớn khi tăng lương cho giáo viên (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga nói về ý nghĩa của việc cải cách chính sách tiền lương.

Bên cạnh đó, với việc cải cách tiền lương có dành một số phần trăm nhất định từ quỹ lương cho công tác khen thưởng những người có thành tích, nỗ lực, chất lượng làm việc tốt… bà Nga cho hay điều này sẽ tránh được “cào bằng” khi hưởng lương từ ngân sách. Động viên kịp thời người lao động và khuyến khích tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.

Thêm một ý nghĩa trong cải cách tiền lương được bà Nga chỉ ra là chúng ta đã có kế hoạch cải cách tiền lương cách đây vài năm. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Chính phủ dồn mọi nguồn lực tập trung cho công tác phòng chống dịch, khôi phục và phát triển kinh tế. 

Đến nay, khi dịch bệnh đã được khống chế, các biện pháp khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội đã và đang phát huy hiệu quả thì một trong những khó khăn phải đối mặt là tình trạng thiếu hụt nhân sự trong một số ngành (giáo dục, y tế). Nữ đại biểu chỉ ra một trong những nguyên nhân cơ bản là do tiền lương quá thấp, tỉ lệ nghịch với những áp lực công việc nên rất khó thu hút nhân lực, khó giữ chân người có năng lực.

“Nhìn rộng ở khu vực công hiện nay, mức lương của người lao động còn rất khiêm tốn so với mặt bằng cuộc sống. Với sự biến động rất mạnh mẽ của tình hình kinh tế thế giới theo xu hướng khủng hoảng toàn cầu thì mức lương hiện tại của công chức viên chức là điểm nghẽn cho việc thu hút người tài làm việc cho khu vực công”, bà Nga nói. 

Đồng thời khẳng định cải cách tiền lương là việc làm ý nghĩa và nhân văn, không những đảm bảo đời sống cho người lao động, tạo sự công bằng hơn trong chi trả lương mà còn có ý nghĩa then chốt với việc nỗ lực nâng cao năng suất lao động khu vực công.

Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao

Xoay quanh câu chuyện tăng lương của giáo viên, trên diễn đàn Quốc hội, các ĐBQH cũng đã đưa ra quan điểm của mình, đồng thời đề xuất cần quy định lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. 

Về vấn đề này, theo bà Nga “có thực mới vực được đạo” là câu tục ngữ rất thấm thía của ông cha ta. Chúng ta khó đòi hỏi đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nếu không đổi mới tiền lương cho giáo viên theo hướng tăng lên.

“Thực trạng đáng trăn trở hiện nay là lương giáo viên thấp và chưa tương xứng với trọng trách nghề nghiệp cũng như công sức của giáo viên”, bà Nga nói và cho biết đây cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nhiều hệ luỵ như: Giáo viên bỏ nghề, chuyển nghề do áp lực cơm áo gạo tiền, đồng lương không đáp ứng.

Đối thoại - ĐBQH nêu ý nghĩa lớn khi tăng lương cho giáo viên (Hình 3).

Việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn.

Lạm dụng tổ chức dạy thêm tràn lan, ép buộc học sinh không có nhu cầu, nguyện vọng buộc phải đi học thêm. Sự chểnh mảng trong nghề nghiệp vì phải dành nhiều thời gian lo công việc “tay trái” để có thêm thu nhập…

Hệ lụy nữa là khó tuyển sinh ở khối các trường sư phạm, khó thu hút, giữ chân nhân tài, khó động viên đội ngũ giáo viên toàn tâm toàn ý, dồn hết tâm huyết cho công việc…

“Thu nhập ít ỏi từ lương giáo viên phần nào ảnh hưởng đến vai trò và vị thế nhà giáo trong xã hội. Tất cả những điều đó đều ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo”, bà Nga nói. 

Do đó, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc tăng lương cho giáo viên có ý nghĩa rất lớn, không chỉ cải thiện thu nhập cho nhà giáo mà còn mang ý nghĩa quyết định trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào ngành giáo dục.

“Đây là nhân tố cốt lõi, quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Đặc biệt trong bối cảnh đang thiếu giáo viên và ngành giáo dục đang đẩy mạnh việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục”, bà Nga cho hay.

Theo bà Nga, không chỉ đội ngũ công tác trong ngành giáo dục mong chờ việc cải cách tiền lương của ngành giáo dục mà xã hội đều kỳ vọng đây là một trong những giải pháp hiệu quả và nhân văn để phát triển giáo dục trong thời gian tới.

Đề xuất tiền lương giáo viên cao nhất hệ thống hành chính sự nghiệp

Trước đó, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XV, thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024… ĐBQH Hà Ánh Phượng (đoàn Phú Thọ) đề cập về vấn đề lương của giáo viên và nhân viên trường học hiện nay.

Đại biểu cho rằng, thực tế qua 10 năm thực hiện chế độ tiền lương, mức thu nhập của nhà giáo vẫn thấp, thậm chí có nhóm nhà giáo không đủ trang trải cuộc sống của gia đình.

Do tiền lương thấp nên nhiều người đã phải nghỉ chuyển việc hoặc là làm thêm. Vì vậy dẫn đến tình trạng chưa tròn vai và chưa tâm huyết với nghề. Và hiện nay phụ cấp của giáo viên rất thấp, thậm chí có những vị trí không được hưởng phụ cấp gì.

Vì vậy, đại biểu Hà Ánh Phượng đề nghị Quốc hội, Chính phủ trong cải cách tiền lương lần này cần quy định tiền lương của giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc theo vùng, đúng theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Đồng thời, đề nghị phải có giải pháp tăng lương và phụ cấp cho nhân viên trường học để họ yên tâm công tác, cống hiến với nghề, đáp ứng yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay.





Nguồn

Cùng chủ đề

Bỏ đề xuất tăng 1 bậc lương nhà giáo khi xếp lương lần đầu

Dự thảo luật Nhà giáo mới nhất đã bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương nhà giáo đối với giáo viên được tuyển dụng, xếp lương lần đầu. ...

Lương nhà giáo xếp bậc cao nhất, phải đi kèm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Kinhtedothi-Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, để chính sách thực thi hiệu quả, việc xếp lương cao nhất trong hệ thống thang bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo để nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chiều 25/3, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7, các đại biểu đã thảo luận về...

Vụ công nhân bao bì ngừng việc tập thể: Doanh nghiệp đồng ý tăng lương

(Dân trí) - Từ tháng 4, Công ty TNHH Bao bì quốc tế Zonsen - Chi nhánh Nghệ An sẽ tăng lương cơ bản lên 4.950.000 đồng/tháng theo kiến nghị của người lao động. Ngày 22/3, bà Trần Thị Nguyệt, Phó Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, cho biết, sáng cùng ngày, tất cả công nhân, người lao động Công ty TNHH Bao bì quốc tế Zonsen - Chi nhánh Nghệ An đã quay trở...

Sau 3 năm, giáo viên có thể chuyển công tác sang trường khác?

Một phòng GD-ĐT tại TP.HCM vừa công bố kế hoạch chuyển công tác đối với viên chức là giáo viên tại các trường công lập, trong đó có quy định thời gian cụ thể khi giáo viên có nguyện vọng chuyển công tác. ...

Lao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong hơn 3 thập niên

Các công ty lớn tại Nhật Bản đã đồng ý tăng lương trung bình hơn 5% trong năm nay, đánh dấu mức tăng lương cao nhất trong vòng 34 năm qua, theo Reuters hôm 14.3. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Khai mạc Hội chợ triển lãm cà phê và sản phẩm OCOP

Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025. Sáng 9/3, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP - một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 - đã chính thức khai mạc. Tham dự...

Hành trình của Tết yêu thương

Tết Nguyên đán không chỉ là những ngày đặc biệt trong năm của cả dân tộc mà còn là dịp đặc biệt của những người làm công tác Mặt trận. Bởi đó là một trong những dịp mà tình yêu thương, sự sẻ chia thể hiện rõ nét. ...

Vietnam Airlines vận chuyển gần 2,4 triệu lượt khách dịp Tết Nguyên đán 2025

Giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán năm 2025, Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines, VASCO) ước vận chuyển gần 2,4 triệu lượt hành khách, tăng gần 16% so với cùng kỳ Tết 2024. ...

Mua phụ kiện “Xài đã không thích thì trả”

SGGPO 05/09/2023 11:24 Từng là chính sách “gây sốc” được Di Động Việt áp dụng cho Galaxy Z Fold5 và Z Flip5, nay “Xài đã không thích thì trả” tiếp tục được áp dụng cho cả phụ kiện công nghệ. Phụ kiện công nghệ cũng được áp dụng "chính sách" Xài đã không thích thì trả. Là đối tác toàn diện của Belkin, Mophie, Innostyle, Acefast tại Việt Nam, Di Động Việt lần đầu đem đến chính sách...

thống nhất thành lập 5 sở và đổi tên 10 thôn

Kinhtedothi - HĐND tỉnh Thái Bình vừa thông qua các nghị quyết về việc thành lập 5 cơ quan chuyên môn (5 sở) thuộc UBND tỉnh và đổi tên 10 thôn trên địa bàn. Chiều 19/2, HĐND tỉnh Thái Bình khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất. Tại kỳ họp, các đại biểu đã cùng thảo luận và biểu quyết thông qua các nghị quyết về việc đổi tên thôn trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Ấn Độ đánh giá cao việc hợp tác trùng tu nhóm tháp E, F Mỹ Sơn

VHO - Đến thăm trực tiếp công trường trùng tu nhóm tháp E, F tại khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn (Quảng Nam), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam đã đánh giá cao sự hợp tác từ phía tỉnh Quảng Nam, các chuyên gia cũng như lực lượng...

Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2025 (VIX50)

Năm 2025 đánh dấu cột mốc quan trọng – lần thứ năm liên tiếp Bảng xếp hạng Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả (VIX50) được Vietnam Report công bố nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đại chúng tiêu biểu nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Được triển khai từ năm 2020, Top...

Tinh hoa hội tụ và tiếng vọng văn hóa Việt

VHO - Sáng qua 29.6, tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Sở Văn hóa và Thể thao TP đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia và khai mạc trưng bày chuyên đề Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP.HCM. Sự kiện đánh dấu cột...

Hòa Phát hỗ trợ xây dựng hơn 1.500 căn, góp sức giúp nhiều địa phương về đích sớm trong xóa nhà tạm, nhà dột...

Từ cuối năm 2023 đến nay, Tập đoàn Hòa Phát đã đồng hành cùng nhiều địa phương trên cả nước, chung tay hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách. Cụ thể, Hòa Phát đã dành trên 80 tỷ đồng hỗ trợ nhiều...

Mới nhất