Trang chủNewsThời sựĐB Quốc hội đề xuất có cơ chế đầu tư nhanh kết...

ĐB Quốc hội đề xuất có cơ chế đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ khoa học công nghệ

Kinhtedothi- Theo các đại biểu Quốc hội, để thúc đẩy phát triển nhanh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, điều quan trọng nhất là phải có các cơ chế để đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Sáng 17/2, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý

Áp dụng giao thầu chìa khóa trao tay cho hoạt động khoa học công nghệ

Phát biểu thảo luận, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng) cho hay, từ thực tiễn của địa phương cho thấy, để thúc đẩy phát triển nhanh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong tình hình hiện nay, nhất là thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc, đón đầu các công nghệ mới, các công nghệ tương lai thì điều quan trọng nhất hiện nay là phải có các cơ chế để đầu tư nhanh kết cấu hạ tầng phục vụ cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, như: Không gian làm việc; các phòng trưng bày, triển lãm hiện đại; phòng thí nghiệm (Lab); Phòng thí nghiệm kết hợp sản xuất thử nghiệm (Lab- Fab)… đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ công tác thiết kế, đào tạo tiến tới xây dựng các nhà máy kiểm thử, đóng gói trong lĩnh vực bán dẫn, AI; các phòng nghiên cứu công nghệ sinh học; địa điểm thử nghiệm công nghệ mới cùng với các hạ tầng về năng lượng, nước sạch, hạ tầng số, trung tâm dữ liệu, cáp quang, các trạm thu phát sóng 5G, 6G…

Tuy nhiên, hiện nay, quy định pháp luật Việt Nam chưa có hoặc mới đề cập chung chung, đặc biệt là các trình tự, thủ tục để đầu tư, xây dựng rườm rà, chưa có các quy chuẩn kỹ thuật cụ thể và không đáp ứng với yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW. Do đó, đại biểu đề xuất Quốc hội xem xét bổ sung một hoặc một số điều luật.

Cụ thể, về trình tự, thủ tục đặc biệt trong đầu tư kết cấu hạ tầng khoa học, công nghệ bằng nguồn ngân sách Nhà nước và cơ chế đầu tư kết hợp giữa ngân sách Nhà nước với vốn ngoài Nhà nước cùng các nguồn vốn hợp pháp khác (đầu tư bằng tiền, giá trị tài sản, trang thiết bị máy móc; chi phí quản lý vận hành, bảo trì; tài trợ bằng sản phẩm khoa học công nghệ mua từ nước ngoài, mua của doanh nghiệp trong và ngoài nước; hỗ trợ bằng tiền đối với phòng Lab, Lab-Fab, nhà máy sản xuất quy mô theo yêu cầu của nhà nước…).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng). Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Kim Thúy (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng). Ảnh: Quochoi.vn

Trong đó có quy định: giao đất đã giải phóng mặt bằng (đất sạch) bằng hình thức giao đất trực tiếp không qua đấu giá, đấu thầu dự án có sử dụng đất và không thu tiền sử dụng đất trong thời gian 10 năm trở lên, sau đó miễn giảm 50% tiền sử dụng đất cho thời gian tiếp theo (nếu dự án có hiệu quả).

Cùng với đó, có các hình thức giao thầu chìa khóa trao tay, chỉ định thầu hoặc đấu thầu rút gọn… như các quy định trong dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư áp dụng như quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu (Điều 36a Luật Đầu tư) vừa có hiệu lực từ ngày 15/1/2025.

Liên quan trình tự, thủ tục quản lý, khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đã đầu tư, đại biểu Quốc hộiNguyễn Thị Kim Thúy đề nghị, với tài sản do Nhà nước đầu tư toàn bộ được cho tập thể, cá nhân nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số thuê không qua đấu giá quyền khai thác sử dụng; miễn giảm tiền cho thuê hoặc cho sử dụng chung phục vụ nghiên cứu, đào tạo…

Với tài sản kết hợp giữa nguồn vốn Nhà nước và vốn ngoài ngân sách thì cơ quan Nhà nước thực hiện quyền quản lý, chỉ định cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhóm chuyên gia… quyền khai thác sử dụng và chịu chi phí vận hành (Nhà nước có thể hỗ trợ một phần chi phí quản lý, vận hành).

Bên cạnh đó, có cơ chế đột phá về quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên cơ sở hạ tầng có nguồn vốn Nhà nước hoặc vốn kết hợp nguồn vốn giữa Nhà nước với vốn tư nhân theo hướng: “Người nghiên cứu được hưởng trọn vẹn quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm này hoặc có sự thỏa thuận giữa người làm ra sản phẩm với cơ quan quản lý Nhà nước”.

Ngoài ra, được áp dụng quy định tại Điều 4 của dự thảo Nghị quyết về cơ chế thương mại hóa các sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo từ hạ tầng do nhà nước đầu tư.

Các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý
Các đại biểu tham dự Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV. Ảnh: Như Ý

Bổ sung cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ

Tham gia thảo luận, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) cho hay, hiện nay, nhiều doanh nghiệp, trường đại học cũng như viện nghiên cứu đã sẵn sàng đổi mới và hành động trong hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ. Do vậy, đại biểu đề xuất các bộ, ngành, địa phương phải dành tối thiểu 20% ngân sách mua sắm công để đặt hàng sản phẩm khoa học, công nghệ trong nước. Đồng thời, hằng năm bộ, ngành, địa phương phải ban hành “danh mục đặt hàng sản phẩm khoa học, công nghệ” để các tổ chức, đơn vị nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, thậm chí cả các cá nhân có thể đăng ký tham gia, được hỗ trợ đầu ra sau khi nghiên cứu thành công.

Ngoài ra, đại biểu Quốc hội Trần Thị Nhị Hà cũng đề nghị bổ sung cơ chế rút ngắn thủ tục thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Ví dụ, một sản phẩm phần mềm trí tuệ nhân tạo (AI) hỗ trợ y tế có thể bị yêu cầu vừa đăng ký tại Bộ Y tế và Bộ TT&TT. Do vậy, cần có quy định một quy trình chung cho các sản phẩm, tránh chồng chéo giữa các bộ, ngành.

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), cần bổ sung điều 9 trong Dự thảo về quyền thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Ảnh: Như Ý
Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), cần bổ sung điều 9 trong Dự thảo về quyền thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Ảnh: Như Ý

Theo đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội), không phải kết quả nghiên cứu nào cũng có thể triển khai kết quả ứng dụng thông qua doanh nghiệp bởi rất nhiều kết quả nghiên cứu mới có thể trở thành ứng dụng trong doanh nghiệp.

“Cần bổ sung điều 9 trong Dự thảo về quyền thương mại hoá sản phẩm nghiên cứu. Có thể sản phẩm nghiên cứu không ứng dụng được tại doanh nghiệp mà có thể bán cho người khác. Các cơ quan, đơn vị có thể mua về tiếp nối nghiên cứu và ứng dụng sau” – đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nêu giải pháp.

Thống nhất các chính sách thực hiện chuyển đổi số, tuy nhiên, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hoà (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp) đề nghị làm rõ mức chi 15% đầu tư bình quân cho thiết bị của 1 trạm BTS 5G, bởi chi hỗ trợ 15% rất khó, doanh nghiệp có thể kê lên để được hưởng hỗ trợ. Nên hỗ trợ về đất, mặt bằng, thuế cũng như lãi suất vay ngân hàng = 0.

Cùng với đó, đại biểu đề nghị làm rõ việc hỗ trợ hạ tầng cho doanh nghiệp phát triển 5G khi doanh nghiệp viễn thông hiện nay đang ăn nên làm ra, lợi nhuận rất cao so với nhiều doanh nghiệp khác. Đồng thời, làm rõ khái niệm công nghệ số chiến lược và công nghệ số có tính chất đặc biệt. Về tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đại biểu đề nghị làm rõ mức độ cao nhất là mức độ nào. Ngoài ra, cho phép tham gia góp vốn cổ phần, điều hành doanh nghiệp… nhưng có trường hợp chỉ làm thuê thì họ hưởng lương ở đâu, ở doanh nghiệp hay ở cơ quan chủ quản, bởi nếu hưởng lương 2 nơi là không hợp lý.

“Ngoài ra, về chấp nhận rủi ro, cần làm rõ việc thực hiện có rủi ro theo quy trình quy định của pháp luật hay quy trình theo hợp đồng đã ký kết. Đối với trường hợp rủi ro xảy ra nhiều lần thì cơ quan chủ quản cần xem xét lại, không thể cứ để xảy ra rủi ro liên tục được” – đại biểu Phạm Văn Hoà nêu quan điểm.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/db-quoc-hoi-de-xuat-co-co-che-dau-tu-nhanh-ket-cau-ha-tang-phuc-vu-khoa-hoc-cong-nghe.html

Cùng chủ đề

Cơ hội rộng mở cho vật liệu xanh

Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí Hiện nay, ngành công nghiệp VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường xuất khẩu như clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh... Phát triển VLXD đã từng bước chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi...

Tin tức sáng 21-2: Xâm nhập mặn xu hướng tăng, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long chủ động ứng phó

Tin tức đáng chú ý: Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long có xu hướng tăng, mùa khô 2024-2025 cao hơn trung bình nhiều năm; Bà Nguyễn Trần Phượng Trân làm phó trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách TP.HCM... ...

Ban hành các Nghị quyết về nhân sự cấp cao của Quốc hội

(NLĐO)- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các nghị quyết về công tác nhân sự của Quốc hội ...

Quyết định thay đổi nhân sự trưởng, phó đoàn đại biểu Quốc hội 3 địa phương

(Dân trí) - Một số trưởng và phó đoàn đại biểu Quốc hội của 3 tỉnh, thành gồm TPHCM, Hưng Yên và Thái Bình vừa có sự thay đổi, theo các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác nhân sự tại đoàn đại biểu Quốc hội 3 tỉnh, thành.Theo đó, Ủy ban Thường vụ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và 7 lãnh đạo sở xin nghỉ hưu sớm

Kinhtedothi- Tỉnh ủy Phú Thọ khen thưởng 8 cán bộ tiên phong, gương mẫu trong thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy khi xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Sáng 20/2, Tỉnh ủy Phú Thọ cho biết, để tạo thuận lợi cho tỉnh trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhiều lãnh đạo tỉnh Phú Thọ xin nghỉ hưu trước thời hạn. Ngoài...

Cơ hội rộng mở cho vật liệu xanh

Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí Hiện nay, ngành công nghiệp VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường xuất khẩu như clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát, đá ốp lát, sứ vệ sinh... Phát triển VLXD đã từng bước chú trọng hơn theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi...

Kịp thời động viên, hỗ trợ đoàn viên lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn

Kinhtedothi-Dịp kỷ niệm 115 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà, hỗ trợ 1.000 nữ đoàn viên, người lao động thuộc các cấp Công đoàn TP có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh hiểm nghèo... Tặng quà, hỗ trợ 1.000 lao động nữ có hoàn cảnh khó khăn Theo thông tin từ Liên đoàn Lao động...

Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại Khu tập thể Kim Liên và phụ cận

Cụ thể, vị trí: Khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết thuộc địa giới hành chính phường Kim Liên, phường Phương Mai, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Phạm vi, ranh giới nghiên cứu quy hoạch: phía Đông Bắc giáp phố Đào Duy Anh; phía Đông có một phần giáp phố Hoàng Tích Trí, một phần giáp ngõ 34 Phương Mai; phía Tây Bắc giáp phố Phạm Ngọc Thạch; phía Tây Nam giáp sông Lừ. Tổng diện tích...

Khánh Hòa công bố bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt sau sắp xếp

Kinhtedothi - Chiều 20/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa tổ chức hội nghị công bố các quyết định, nghị quyết về sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ. Tại hội nghị, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa đã công bố các quyết định về công tác cán bộ thuộc khối các cơ quan Đảng. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định điều động, chỉ định ông Vũ Chí Hiếu, Giám đốc...

Bài đọc nhiều

Khắc phục ngay sự cố hư hỏng nặng trên tuyến đường Mỹ Xuân

Do xe lớn ra vào công trình nhiều khiến một đoạn trên tuyến đường Mỹ Xuân - Ngãi Giao hư hỏng nặng gây mất ATGT. ...

Bộ Chính trị thông báo tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước mắt, Bộ Chính trị phân công đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo trách nhiệm, quyền hạn được Bộ Chính trị quy định. Văn phòng Trung ương Đảng hôm nay 18.7 đã phát thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  Thông báo nêu rõ, thời gian...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được định hình sáng rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn.   Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được...

Trải nghiệm Internet của Starlink tại Việt Nam

Internet vệ tinh Starlink của SpaceX, công ty do Elon Musk sáng lập, cho tốc độ tải về 200 Mbps, nhưng chưa thể sử dụng chính thức tại Việt Nam. Hồi tháng 9, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính, đại diện SpaceX cho biết muốn mở rộng đầu tư và cung cấp dịch vụ Starlink tại Việt Nam, giúp triển khai dịch vụ Internet băng thông rộng tại những "vùng lõm" về sóng trong nước. Một số bộ thiết bị cũng...

Bộ Chính trị điều động, phân công ông Mai Văn Chính làm trưởng Ban Dân vận Trung ương

Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương Mai Văn Chính đã được Bộ Chính trị điều động, phân công, bổ nhiệm làm trưởng Ban Dân vận Trung ương. Đồng chí Mai Văn Chính, Tân Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu - Ảnh: TTXVN Ngày 21-8, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì công bố các quyết định của Bộ Chính trị về điều động, phân công cán bộ. Theo quyết định điều động, phân công của Bộ...

Cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Quốc phòng về tổ chức Quân đội

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội sắp xếp, điều chỉnh sáp nhập những tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng bảo đảm tinh, gọn, mạnh. Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về tổ chức QĐND Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo. Thời gian qua, nhận thức sâu sắc chủ trương,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ và 7 lãnh đạo sở xin nghỉ hưu sớm

Kinhtedothi- Tỉnh ủy Phú Thọ khen thưởng 8 cán bộ tiên phong, gương mẫu trong thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy khi xin nghỉ hưu trước tuổi, trong đó có ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh. Sáng 20/2, Tỉnh ủy Phú Thọ cho biết, để tạo thuận lợi cho tỉnh trong việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, nhiều lãnh đạo tỉnh Phú Thọ xin nghỉ hưu trước thời hạn. Ngoài...

Điện Kremlin cảnh báo về kế hoạch Vương quốc Anh đưa quân tới Ukraine

(CLO) Điện Kremlin tuyên bố bất kỳ kế hoạch nào của Vương quốc Anh về việc triển khai quân đội tới Ukraine như một phần của phái bộ gìn giữ hòa bình sẽ là điều không thể chấp nhận được đối với Nga. ...

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám đốc và 7 phó giám đốc là các ông, bà: Trần Hoàng Nhật Nam, Trần Thị Bé Bảy, Nguyễn Đức...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Mới nhất

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Rõ việc, rõ trách nhiệm làm nhanh các dự án đường sắt

Quốc hội vừa thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội, TP.HCM. ...

Cơ hội rộng mở cho vật liệu xanh

Nâng cao chất lượng công trình, tiết kiệm chi phí Hiện nay, ngành công nghiệp VLXD đã đáp ứng được nhu cầu xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng trên phạm vi toàn quốc. Nhiều sản phẩm đã tham gia thị trường xuất khẩu như clanhke, kính tiết kiệm năng lượng, gạch ốp lát, đá ốp lát, sứ...

Mới nhất