Trang chủDestinationsTP.Hồ Chí MinhĐB Nguyễn Thiện Nhân: Nhà nước phải có nguồn lực tài chính...

ĐB Nguyễn Thiện Nhân: Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công để điều tiết giá điện


SGGPO


Chiều 23-5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi), tại đây, ĐB Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) đã có phát biểu đáng chú ý về vấn đề điều tiết giá của Nhà nước, đặc biệt là đối với giá điện.

Nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM cho rằng, ông đã có 3 lần góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi) và ban soạn thảo đã tiếp thu một số nội dung. Tuy nhiên, có một nội dung về các nguyên tắc nhà nước quản lý, điều tiết giá thì Vụ Tài chính – Ngân sách (Văn phòng Quốc hội) phản hồi không thể tiếp thu vì ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn.

ĐB Nguyễn Thiện Nhân đã phân tích sâu về kiến nghị bổ sung một nguyên tắc Nhà nước quản lý, điều tiết giá. Đó là, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp khi điều tiết giá. Điều đó nhằm bảo đảm việc Nhà nước điều tiết giá là phù hợp với quan hệ quy luật cung cầu hàng hóa, dịch vụ là khả thi, không gây thiệt hại cho các doanh nghiệp và người dân.

ĐB Nguyễn Thiện Nhân: Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công để điều tiết giá điện ảnh 1
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM). Ảnh: QUANG PHÚC

Dẫn chứng về việc cung cấp điện cho người dân và doanh nghiệp theo cơ chế thị trường ở các nước, ĐB Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2022 khi giá dầu, giá than, giá khí tăng làm cho chi phí sản xuất, cung cấp điện tăng, để người tiêu dùng và doanh nghiệp vẫn có thể sử dụng điện ở mức cần thiết mà không phải trả thêm tiền điện quá khả năng chi trả thì có 2 cách giải quyết.

Thứ nhất, như ở Nhật Bản, cứ 1kW điện tiêu dùng của hộ gia đình thì Chính phủ trả 7 Yen, còn lại gia đình phải trả.

Thứ hai, như ở Pháp, các công ty điện tăng giá điện khi giá dầu, giá khí đốt tăng, song mức giá thực tế giảm 4% năm 2022 và 15% năm 2023 so với mức giá các công ty sản xuất hiện đề xuất, vì Chính phủ Pháp trợ cấp cho các doanh nghiệp điện 49 tỷ USD từ ngân sách.

Theo ĐB, Luật Giá 2012 của Việt Nam và dự thảo Luật Giá 2023 đều không có nguyên tắc điều tiết giá của Nhà nước là Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công hoặc dự trữ hàng hóa để điều tiết giá. Vì vậy, trong trường hợp Nhà nước điều tiết giá điện ở Việt Nam, chỉ có một giải pháp là bằng mệnh lệnh hành chính, Nhà nước quy định giá điện qua Bộ Công thương và Chính phủ. Không có nguồn ngân sách nào được chuẩn bị để hỗ trợ EVN khi họ bị lỗ vì không được tăng giá điện, trong khi giá đầu vào là giá dầu, giá khí, giá than tăng rất mạnh. “Chúng ta điều tiết giá điện bằng mệnh lệnh hành chính chứ không chi một đồng nào”, ĐB phát biểu.

Kết quả là năm 2021, EVN lỗ trong sản xuất, bán điện 981 tỷ đồng; năm 2022 là 36.294 tỷ đồng và năm 2023 dự kiến lỗ 63.620 tỷ đồng, dù từ tháng 5-2023 giá bán điện bình quân tăng 3%. Tổng lỗ sản xuất điện 3 năm 2021-2023 dự kiến khoảng hơn 100.000 tỷ đồng, bằng 49% vốn điều lệ 205.390 tỷ đồng của EVN. Nếu tính đến thu nhập của tập đoàn qua các hoạt động không sản xuất kinh doanh điện và hơn 10.000 tỷ đồng thì tổng lỗ giảm còn hơn 90.000 tỷ đồng, tức bằng 44% vốn điều lệ của EVN. Bên cạnh đó, tập đoàn đang nợ khách hàng 19.700 tỷ đồng đến hạn phải trả nhưng không có tiền để trả.

Đến năm 2024, nếu giá điện không tăng thì dự báo tổng lỗ tích lũy qua 4 năm sẽ khoảng 112.000-144.000 tỷ, tức là mất 54-70% vốn điều lệ của EVN. Còn nếu giá điện tăng 3% năm 2024 thì dự kiến lỗ 94.000-126.000 tỷ đồng, tức là mất 46-61% vốn chủ sở hữu.

Theo ĐB Nguyễn Thiện Nhân, nếu dự thảo Luật Giá được thông qua với các nguyên tắc điều tiết giá của Nhà nước như dự thảo thì năm 2024, EVN với lỗ dự kiến khoảng 94.000 -126.000 tỷ đồng, mất khoảng 46%-60% vốn chủ sở hữu, sẽ không thể hết lỗ trong năm 2025, không thể là một tập đoàn mạnh và phát triển bền vững như Chính phủ yêu cầu.

Từ phân tích đó, ĐB đề nghị bổ sung một nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước vào dự thảo Luật Giá 2023, là Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp với điều tiết giá để EVN, doanh nghiệp nhà nước quan trọng nhất ngành điện năm 2024 sẽ không rơi vào trạng thái sắp phá sản.





Nguồn

Cùng chủ đề

Triển khai biện pháp điều hành, bình ổn giá, để tăng trưởng từ 8% trở lên

Kinhtedothi - Ngày 21/3, UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1018/UBND-KT về việc triển khai thực hiện các biện pháp điều hành, bình ổn giá trên địa bàn TP năm 2025. Theo đó, để đạt một số chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên, GRDP bình quân đầu người cả năm đạt 175 triệu đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt 7%, kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng dưới 5%, UBND TP chỉ...

Thủ tướng chỉ đạo tuyến đường dây 500 kV, vốn hơn 7 ngàn tỉ đồng hoàn thành trong 6 tháng

(NLĐO) - Ngày 16-3, tại Vĩnh Phúc, Thủ tướng dự Lễ khởi công và phát động phong trào thi đua xây dựng Dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên ...

Vụ 3 doanh nghiệp hưởng giá điện ưu đãi 1.200 tỉ đồng: Ai tiếp tay cho sai phạm?

Ba doanh nghiệp dù không đủ điều kiện nhưng vẫn được đưa vào danh sách hưởng giá điện ưu đãi gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) hơn 1.200 tỉ đồng. Những cựu quan chức nào bị cáo buộc có sai phạm, giúp sức cho việc này? ...

Muốn phụ nữ sinh 2 con thì lương tối thiểu phải 10,5 triệu/tháng

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, muốn một người phụ nữ sinh được 2 con thì lương của 1 người phải nuôi được mình và đứa con với mức lương tối thiểu 10,5 triệu/tháng. Chiều 14/2, phát biểu tại tổ về đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên, Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (TPHCM) cho rằng, ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế...

Nhà thầu trúng gói thầu 4.300 tỷ đồng xây thủy điện Bác Ái giai đoạn 2

Liên danh 7 nhà thầu xây dựng Lũng Lô, Sông Đà, Trường Sơn, VINACONEX (VCG), LILAMA 10 (L10), SCI E&C (SCI), Xây dựng 47 vừa trúng gói thầu xây lắp chính tại dự án thủy điện tích năng đầu tiên tại Việt Nam, tổng giá trị gói thầu hơn 4.300 tỷ đồng. Ngày 13/02/2025 tại trụ sở Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã diễn ra Lễ ký hợp đồng thi công gói thầu 02XL-BA thuộc Dự án Nhà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Những hình ảnh đầy ấn tượng về di sản văn hóa Việt Nam

Trong khuôn khổ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII, Viện Phim Việt Nam tổ chức triển lãm “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” từ ngày 7 đến 11-11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Với chủ đề "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh", triển lãm không chỉ là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam...

TPHCM tổ chức khuyến mãi tập trung đợt 2

Chương trình khuyến mãi tập trung đợt 2 của TPHCM dự kiến diễn ra từ ngày 15-11 đến 31-12, hứa hẹn mang tới nhiều sản phẩm chất lượng, giá giảm sâu cho người dân mua sắm. Theo Sở Công thương TPHCM, thông qua chương trình, các doanh nghiệp sẽ chủ động thực hiện nhiều hoạt động khuyến mãi với nội dung đa dạng, hấp dẫn để người tiêu dùng mua sắm được những sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm...

Rực rỡ Festival hoa Mê Linh – lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc

Tối 26-12, lễ khai mạc Festival hoa Mê Linh (Hà Nội) lần thứ 2 năm 2024 và xúc tiến thương mại, quảng bá du lịch, văn hóa đã diễn ra sôi nổi tại Quảng trường trung tâm hành chính huyện Mê Linh. Dự lễ khai mạc có đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, cùng đông đảo người dân địa phương...

Mỳ Quảng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT-DL tỉnh Quảng Nam cho biết, Mỳ Quảng vừa được đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia. Theo đó, Bộ VHTT-DL đã quyết định đưa tri thức dân gian Mỳ Quảng (tỉnh Quảng Nam) vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo đề nghị của UBND tỉnh Quảng Nam, Cục Di sản văn hóa và căn cứ các quy định. Theo UBND tỉnh Quảng Nam,...

Bài đọc nhiều

Định hướng năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện

SGGPO 16/05/2023 19:26 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định 500/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII). Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa...

Đề cử lễ Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là lựa chọn ưu tiên trình UNESCO xem xét

SGGPO 16/05/2023 13:33 Bộ VH-TT-DL có văn bản số 1878/BVHTTDL-DSVH gửi Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam thông báo lựa chọn ưu tiên của Việt Nam cho đợt xem xét hồ sơ của Ủy ban Liên Chính phủ năm 2024 là hồ sơ lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam. Rước kiệu Bà Chúa Xứ núi Sam xuống núi. Ảnh: Sở VH-TT-DL An Giang Theo Bộ VH-TT-DL, sau khi rà soát, xem xét thấy rằng ở...

Dolby Laboratories giới thiệu công nghệ Dolby Vision và Dolby Atmos

SGGPO 17/05/2023 16:41 Đại diện hãng Dolby Laboratories đã đến TPHCM để giới thiệu công nghệ nghệ Dolby Vision và Dolby Atmos tại Việt Nam và cũng công bố hợp tác cùng Galaxy Play. Trải nghiệm công nghệ của Dolby Laboratories Dolby Vision là công nghệ xử lý hình ảnh, mở khóa trọn vẹn tiềm năng của dải tương phản động (HDR) với dải màu sắc đa dạng, độ tương phản sắc nét và chi tiết phong...

Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54: Phải tránh “tính xung đột” trong thực hiện chính sách

Sáng 18-5, Học viện Cán bộ TPHCM phối hợp cơ quan Thường trực Tạp chí Cộng sản tại Miền Nam tổ chức hội thảo khoa học về thí điểm cơ chế, chính sách mới vượt trội tại TPHCM. Báo cáo đề dẫn hội thảo, PGS-TS Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tổng Biên Tập Tạp chí Cộng sản, cho rằng sau hơn 10 năm triển khai Nghị quyết số 16, TPHCM vẫn tiếp tục là động lực, đầu tàu dẫn...

Khối Thi đua 1 dâng hương, dâng hoa nhân ngày sinh nhật Bác

SGGPO 19/05/2023 16:19 Trong không khí trang nghiêm, đoàn đại biểu Khối Thi đua 1 dâng hương, dâng hoa bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đoàn đại biểu Khối Thi đua 1 dâng hoa tưởng niệm Chủ...

Cùng chuyên mục

Nhà thờ Đức Bà – công trình kiến trúc độc đáo

Nhà thờ Đức Bà, hay còn có tên đầy đủ là Vương cung thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và nổi tiếng nhất của thành phố Hồ Chí Minh. Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1876 và hoàn thành vào năm 1880, với kiến trúc độc đáo pha trộn giữa phong cách Roman và Gothic, nhà thờ đã trở thành biểu tượng...

Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn các nhà đầu tư công nghệ cao

Thành phố Hồ Chí Minh - trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam, với dân số hơn 10 triệu người, đóng góp tới 25% GDP và 30% nguồn thu ngân sách, là thành phố có năng suất lao động cao nhất Việt Nam, nơi tập trung các chuyên gia đầu ngành, với hệ thống giáo dục thông minh, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của các ngành công nghệ cao...

Bình Phước: Bé gái chào đời trong “bọc điều” hiếm gặp

Khuya ngày 15-6, thông tin từ Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước, xã Tiến Hưng, TP Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước cho biết, chiều cùng ngày, bệnh viện thực hiện một ca sinh hiếm gặp, em bé chào đời còn nguyên bọc ối (bọc điều).Công an Quảng Ngãi giúp sản phụ bị nhà xe bỏ rơiSản phụ đẻ rớt con trong phòng tắm, sức khỏe đã ổn địnhCứu sống thai nhi “chui” ra ổ bụng do sản phụ...

Vinh danh nghệ thuật gốm Chăm và khai mạc Lễ hội Nho – Vang Ninh Thuận năm 2023

SGGPO 15/06/2023 23:02 Tối 15-6, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Bộ VH-TT-DL long trọng tổ chức lễ đón bằng của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và khai mạc Lễ hội Nho - Vang Ninh Thuận năm 2023. Tham dự buổi lễ có Chủ tịch nước...

Quảng Ngãi: Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường xuống cấp

SGGPO 15/06/2023 21:38 Quần thể Di tích lịch sử chiến thắng Vạn Tường được công nhận Di tích quốc gia từ năm 1982 tại địa bàn xã Bình Hải và xã Bình Hòa, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tuy nhiên, từ đó đến nay, nhiều điểm di tích tại xã Bình Hòa không được tu dưỡng, sửa chữa, trông coi đã xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trên tuyến đường bê tông giữa những cánh đồng lúa,...

Mới nhất

MISA sẵn sàng ứng phó tại diễn tập An ninh mạng Quốc gia NCA lần thứ Nhất

#Cyseex Ngày 18/04/2025, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (NCA) khởi động chương trình diễn tập an ninh mạng Liên minh Ứng phó, khắc phục sự cố...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Tin tức doanh nghiệp-NCV Games chính thức công bố phát hành dự án ‘bom tấn’ Lineage 2M

Bom tấn MMORPG Lineage 2M sẽ được NCV Games - liên doanh giữa VNGGames và NCSOFT - phát hành chính thức vào ngày 20/5/2025 trên đồng thời các nền tảng: iOS, Android và PC thông qua ứng dụng hỗ trợ Purple Launcher. Sản phẩm sẽ được phát hành rộng rãi tại 6 thị trường Đông Nam Á: Thái...

Tin tức doanh nghiệp-AI: Đòn bẩy giúp Ngành Tài chính

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành công cụ quan trọng giúp các tổ chức tài chính và ngân hàng tại Việt Nam tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và đảm bảo  an toàn cho khách hàng  trong thời đại số.Đơn giản hóa trải nghiệm khách hàngTrước những yêu cầu...

Mới nhất