Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm: Quản hay cấm?

Dạy thêm: Quản hay cấm?


Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vừa dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến góp ý. Thời hạn lấy ý kiến đến ngày 22-10-2024.

Phải báo hiệu trưởng

Được quan tâm nhất trong dự thảo là Bộ GD-ĐT dự kiến bỏ quy định các trường hợp không được dạy thêm như Thông tư 17 ngày 16-5-2012 ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.

Các quy định này bao gồm: Không dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập, không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường; không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà GV đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý GV đó.

Theo quy định trong dự thảo, GV được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài trường, chỉ cần báo hiệu trưởng thay vì phải xin phép như hiện nay. Cụ thể, chỉ cần báo cáo và lập danh sách (họ tên, lớp của học sinh) gửi hiệu trưởng, đồng thời cam kết không dùng bất kỳ hình thức nào ép các em học thêm. Việc GV có thể được dạy thêm học sinh của mình ở ngoài trường nhận được nhiều sự quan tâm của GV, phụ huynh cũng như các chuyên gia giáo dục.

Một GV thẳng thắn cho rằng Thông tư 17 cũng nêu không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà GV đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan quản lý GV đó. Tuy nhiên, không cơ quan cụ thể nào giám sát, quản lý được việc dạy thêm, học thêm ở ngoài nhà trường trong những năm qua. Vì thế, cấp học nào học sinh cũng phải học thêm và phần lớn đang học thêm với thầy cô dạy chính khóa của mình.

Không đáng phải ngăn cản

TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nêu quan điểm: Bản chất dạy thêm, học thêm không đáng ngăn cản, không xấu nếu học sinh tự nguyện đi học và thầy cô dạy trên lớp nhiệt tình, đối xử bình đẳng giữa học sinh học thêm và không học thêm. Thực tế, với nền giáo dục nặng về thi cử, điểm số bằng cấp, chắc chắn học sinh phải đi học thêm để có kết quả thi cao nhất. Dạy thêm, học thêm chỉ xấu khi có một bộ phận GV ép buộc, lôi kéo, áp dụng chiêu trò giảng dạy trên lớp chính khóa để học sinh phải đến học thêm với mình.

Hiệu trưởng một trường THPT phân tích nếu nhìn từ kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh lớp 10 sẽ thấy phần lớn học sinh lớp 9 và 12 đều phải học thêm theo kế hoạch của trường và ở trung tâm gia sư, ở nhà thầy cô giáo để hy vọng trúng tuyển những trường mà mình đăng ký thi tuyển. Việc dạy thêm, học thêm cho học sinh cuối cấp nở rộ cả trong và ngoài nhà trường.

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM) trong một giờ học trên lớp. Ảnh: TẤN THẠNH

Học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (quận 1, TP HCM) trong một giờ học trên lớp. Ảnh: TẤN THẠNH

Chuyên gia giáo dục Phạm Hiệp cũng cho rằng dạy thêm, học thêm là hiện tượng toàn cầu, không phải chỉ riêng Việt Nam, thậm chí ở một số nước, nhiều GV giỏi không làm việc ở các trường chính quy mà làm ở các trung tâm dạy thêm. Tuy nhiên, không nên cho GV dạy thêm đối với học sinh của mình, vì GV có thể lạm quyền của mình ở trên lớp để ép học sinh học thêm. Người dạy thêm không nên là người cho điểm học sinh trên lớp. Việc tổ chức học 2 buổi/ngày đã hạn chế dạy thêm, học thêm. GV không được dạy chính học sinh của mình cũng là cách hạn chế dạy thêm, học thêm. Các trường cần đổi mới trong kiểm tra, đánh giá tập trung cũng sẽ góp phần giảm bớt sự ép buộc.

Bà Văn Trịnh Quỳnh An, GV Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh, TP HCM), cho biết theo quy định lâu nay, GV không được dạy thêm tự phát, không được dạy học sinh mà GV đang dạy chính khóa… nhưng GV có rất nhiều cách để dạy thêm, chẳng hạn thành lập công ty để yên tâm dạy thêm đúng luật, dạy thêm ở trung tâm và thỏa thuận mức chi phí.

Theo ông Lâm Vũ Công Chính, GV Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP HCM), học thêm là nhu cầu chính đáng của nhiều học sinh, trong đó có những em chỉ quen học với thầy, cô dạy ở lớp nên muốn học thêm với chính những thầy, cô này là đương nhiên, chính đáng. Vì thế, dạy thêm, học thêm tồn tại từ nhiều năm nay. Lương chưa bảo đảm cuộc sống nên GV muốn dạy thêm để cải thiện thu nhập cũng là đương nhiên.

“Sống chung” chứ không nên cấm

Đây không phải là lần đầu Bộ GD-ĐT đặt vấn đề đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để có cơ sở pháp lý xử lý bên ngoài trường học. Theo các chuyên gia, đây là việc cần thiết trong bối cảnh hiện nay, nên tìm cách “sống chung” chứ không nên cấm.

Dự thảo có những quy định về điều này được nhiều chuyên gia nhận xét là rất ổn, chẳng hạn không nhất thiết GV không được dạy thêm học sinh đã dạy ở trường, cá nhân muốn dạy thêm thì đăng ký kinh doanh… Như vậy sẽ đưa dạy thêm vào hệ thống quản lý từ các cấp, xem dạy thêm là ngành nghề và phải cấp phép, giống bác sĩ được mở phòng mạch riêng thì GV cũng được mở lớp dạy thêm. Quy định vậy là rõ ràng, minh bạch, ở góc độ giáo dục là sự tôn trọng nghề nghiệp với GV, xem dạy thêm là ngành nghề hợp pháp. Tuy nhiên, dù dạy thêm trong hay ngoài nhà trường thì dự thảo nên “thoáng” và tinh gọn hơn với GV.

Hiệu trưởng một trường THCS cho biết nếu có thể bổ sung dạy thêm, học thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì đây là việc rất nên làm. Trong thực tế có nhiều GV ở trường công, có nhiều thời gian trống nên đi thỉnh giảng thêm ở các trường tư và chịu thuế thu nhập cá nhân. Nếu quản lý như ngành nghề kinh doanh thì sẽ mở đường cho GV đăng ký, dạy bao nhiêu học sinh, thu giá bao nhiêu và các cơ quan quản lý sẽ thu thuế. Nhưng mức thuế đối với hoạt động này cũng cần có đặc thù riêng, nếu quá cao thì vô hình trung lại đẩy áp lực về phía học sinh. 

Khó báo cáo chi tiết

Ông Lâm Vũ Công Chính bày tỏ việc báo cáo chi tiết về dạy thêm, học thêm trong thực tế sẽ khó thực hiện. Chẳng hạn, GV báo cáo có 10 học sinh học thêm, sau tăng mỗi ngày vài em cũng phải báo cáo. Chức năng của nhà trường là quản lý chuyên môn, nên quy định rườm rà sẽ nảy sinh tình trạng “canh me” nhau. Để quản lý dạy thêm, học thêm, nên đưa vào các quy định xin cấp phép đối với hộ kinh doanh cá thể, với những điều kiện bảo đảm, thủ tục cần tinh gọn hơn việc xin giấy phép hoạt động của trung tâm bồi dưỡng văn hóa. GV cam kết thực hiện các yêu cầu với đơn vị quản lý giáo dục và ban ngành liên quan. Ví dụ, kinh doanh ăn uống cần cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng không cần thiết phải trình thực đơn để xin cấp phép.



Nguồn: https://nld.com.vn/day-them-quan-hay-cam-196240824191432401.htm

Cùng chủ đề

Quy định về dạy thêm gây băn khoăn, Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát

(Dân trí) - Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, kiểm tra, nắm bắt thông tin liên quan quy định dạy thêm để kịp thời có giải pháp xử lý phù hợp, bởi quy định này "còn không ít ý kiến băn khoăn". Văn phòng Chính phủ đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý thông tin phản ánh liên quan chương trình giáo dục phổ thông.Trước...

Dạy 2 buổi/ngày dễ bị bắt lỗi “dạy thêm trá hình”

(Dân trí) - Lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM yêu cầu nhà trường cần thực hiện đúng theo quy định về việc dạy 2 buổi/ngày, không sẽ dễ bị bắt lỗi "dạy thêm trá hình". Vấn đề này được lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM đặt ra tại Hội nghị sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2024-2025 đối với giáo dục trung học.Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở...

Để không bị bắt lỗi ‘dạy thêm trá hình’ trong nhà trường

Ngày 21.1, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sơ kết học kỳ 1 năm học 2024-2025 ở bậc trung học trong đó có lưu ý đến các trường về việc thực hiện đúng quy định của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm, không...

Giáo viên dạy thêm miễn phí học sinh tiểu học có bị cấm?

Dạy thêm miễn phí cho học sinh tiểu học có bị cấm không đang là vấn đề được nhiều giáo viên và phụ huynh băn khoăn. Cuối năm dù bộn bề công việc, nhưng nhiều phụ huynh vẫn cố gắng đưa con đến các lớp học thêm sau ngày dài học chính khóa ở trường. Đáng chú ý, không chỉ có phụ huynh bậc THCS, THPT mới có nhu cầu cho con học thêm mà ngay cả phụ huynh tiểu...

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Quy định mới về siết dạy thêm - học thêm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) được nhiều người ủng hộ và đồng tình. Theo đó, đảm bảo môi trường dạy thêm, học thêm lành mạnh là điều cần thiết nhằm tạo sự công bằng giữa học sinh với học sinh; giữa các thầy cô giáo trong môi trường giáo dục. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Nội đề xuất tăng 1,5-2 lần mức phạt vi phạm giao thông so với Nghị định 168 đối với 107 lỗi

(NLĐO)- Hà Nội đề xuất nâng mức phạt trong lĩnh vực giao thông gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024 với 107 hành vi vi phạm, áp dụng từ tháng 7 ...

Tuyết rơi trên đỉnh Fansipan tạo nên không gian tuyệt đẹp

(NLĐO)- Tuyết rơi với mật độ ngày càng dày trong chiều 26-1. Tuyết phủ trắng lối đi và cây cỏ tạo nên không gian tuyệt đẹp trên đỉnh Fansipan ...

Thủ tướng tặng quà Tết gia đình chính sách, người lao động tại Thanh Hóa

(NLĐO)- Thăm, tặng quà Tết tại Thanh Hóa, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu chính quyền quan tâm, thăm hỏi NLĐ làm xuyên Tết trên các công trình trọng điểm ...

Nghệ sĩ tuổi Tỵ đón xuân Ất Tỵ

(NLĐO) – Năm hết Tết đến, nhà nhà hân hoan đón xuân với những dự tính trong năm 2025. Nghệ sĩ tuổi Tỵ ước mơ điều gì? ...

Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thái Bình…

(NLĐO) - Kết quả xổ số hôm nay, 26-1, được các Công ty Xổ số kiến thiết Tiền Giang, Kiên Giang, Đà Lạt, Khánh Hòa, Kon Tum, Thừa Thiên - Huế, Thái Bình công bố ...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Đáp án đề thi toán chuyên vòng 2 trường chuyên Sư phạm

Hơn 1.500 học sinh thi vào lớp 10 Toán và Tin, trường chuyên Sư phạm Hà Nội, chiều nay làm đề thi môn Toán chuyên trong 120 phút. Dưới đây là phần lời giải chi tiết của thầy Võ Quốc Bá Cẩn, Nguyễn Lê Phước, Nguyễn Tiến Dũng (giáo viên trường Archimedes Academy, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Quý (giáo viên câu lạc bộ CMATH), thầy Trần Đức Hiếu (giáo viên trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) và...

Cùng chuyên mục

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Hành trình bền bỉ của nữ sinh Nam Định giành HCV Olympic Hóa học Châu Á

Phan Bảo Ngọc đến từ "đất học Nam Định" là một trong số ít thí sinh đoạt Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Hóa học Châu Á năm 2025. ...

10 năm nữa, Trung Quốc muốn thành cường quốc giáo dục trên toàn cầu

Trở thành cường quốc giáo dục là mục tiêu mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến qua kế hoạch mới công bố, với điểm nhấn là 'mở cửa' để tăng cường hợp tác quốc tế. ...

Những lời chúc Tết hay, hài hước dành cho bạn gái cùng lớp

Bên cạnh những lời chúc Tết đến người thân, gia đình thì những lời chúc, nhắn gửi tới bạn bè cũng là món quà ý nghĩa trong thời khắc chuyển giao năm mới. Dưới đây là những lời chúc Tết đến các bạn gái cùng lớp trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025: - Chúc mừng năm mới, cô bạn xinh xắn ơi. Được biết và học cùng lớp với bạn là một trong những điều tuyệt vời trong...

Mới nhất

27 tháng Chạp đã ‘xả hàng’, chợ hoa Tết Quảng Ngãi vẫn vắng người mua

Còn hai ngày nữa mới đến Tết nhưng nhiều người bán ở chợ hoa Tết Quảng Ngãi đã treo biển "xả hàng". Tình cảnh vắng người mua khiến người bán như ngồi trên lửa. ...

Né đông đúc, tránh lừa đảo khi du lịch Tết Nguyên đán 2025

Dưới đây là một số kinh nghiệm giúp bạn có chuyến du lịch Tết Nguyên đán 2025 được vui vẻ và đáng nhớ cùng người thân và bạn bè.

Bánh mì Việt một lần nữa được chuyên trang ẩm thực nổi tiếng thế giới gọi tên

Mới đây trong bảng xếp hạng 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới của chuyên trang Taste Atlas, ẩm thực Việt Nam được vinh danh với nhiều cái tên quen thuộc. Với 4,6/5 sao, bánh mì Việt Nam xếp thứ 2 trong danh sách 100 món bánh mì kẹp ngon nhất thế giới (Top 100 sandwiches in the...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Mới nhất