Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcDạy thêm - học thêm: Tránh nhập nhằng giữa tự nguyện và...

Dạy thêm – học thêm: Tránh nhập nhằng giữa tự nguyện và ép buộc

Cho dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) nêu quan điểm không cấm dạy thêm, chỉ cấm hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm nguyên tắc chuyên môn, song nhiều ý kiến cho rằng, trước áp lực học hành dồn lên con trẻ hiện nay, rất khó để biết được đâu là dạy thêm vi phạm đạo đức, chuyên môn hay không.

anh tahy bai tren 12
Chương trình GDPT mới chú trọng năng lực, phẩm chất người học. Ảnh: HỒNG NGUYỄN

Nên xác định đối tượng cần học thêm

Thời gian qua, dự thảo thông tư quy định về dạy thêm, học thêm của Bộ GDĐT thu hút sự tham gia của dư luận; đồng thời thu hút sự tham gia bàn luận, góp ý từ giáo viên và chuyên gia giáo dục. Đúng dịp 20/11 vừa qua, Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo, liên quan tới nội dung trên, Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn nêu quan điểm, Bộ chủ trương không cấm việc dạy thêm nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo, vi phạm những nguyên tắc chuyên môn. Tức là cấm một số hành vi ép buộc học thêm của của các thầy cô giáo.

Trên thực tế, việc quản lý dạy và học thêm hiện vẫn đang nhận được những ý kiến trái chiều trong dư luận. Các ý kiến ủng hộ thì cho rằng, việc yêu cầu nhóm học sinh yếu học thêm là cần thiết. Đơn cử như khi thảo luận về Điều 11 của dự thảo luật, nêu những việc nhà giáo không được làm, trong đó có việc không “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức”, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Văn Cảnh (Giám đốc Khu du lịch Cửa Biển) phân tích, cùng chương trình học, cùng giáo viên, nhưng mức độ tiếp thu của học sinh khác nhau. Học lực trong một lớp có thể chia thành nhiều nhóm. Trong đó có nhóm không theo kịp bạn bè. Do đó, việc yêu cầu nhóm yếu học thêm để theo kịp bạn là cần thiết.

Còn ĐBQH Chamaléa Thị Thủy (Đoàn Ninh Thuận) cho rằng, cần nhìn nhận thấu đáo để quy định cho phù hợp. Thực tế, dạy thêm là nhu cầu có thực của giáo viên và học thêm cũng là nhu cầu có thực của học sinh nhất là ở đô thị, vùng có điều kiện kinh tế phát triển. Theo bà Thủy, khi cho rằng tăng lương và các chế độ chính sách cho giáo viên đã giải quyết vấn đề dạy thêm là vẫn còn chủ quan và chưa thực sự phù hợp với thực tế cuộc sống. Vì vậy, việc chăm lo chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng.

Ở góc độ phụ huynh, nhiều người bày tỏ băn khoăn rằng việc cấm hình thức dạy thêm vi phạm đạo đức nhà giáo, nguyên tắc chuyên môn rất khó, chúng ta làm bằng cách nào để phân định ranh giới giữa dạy thêm vi phạm và dạy thêm không vi phạm. Anh Nguyễn Hoàng Long – Khu đô thị Việt Hưng – Long Biên (Hà Nội) phân tích, đành rằng chủ trương của Bộ GDĐT là không cấm dạy thêm, các phụ huynh cũng không ngần ngại việc cho con học thêm. Vấn đề là học thêm phải được tổ chức như thế nào cho đúng, cần thiết để phát triển được tư duy các cháu, để các cháu thực sự giỏi lên khi học thêm. Còn nếu học ở trường đủ rồi thì có cần thiết phải học thêm không. Ngành giáo dục có giải pháp gì để phân biệt đó là dạy thêm phù hợp hay không phù hợp?

Trong khi đó, chị Trần Tố Nga (phụ huynh học sinh Trường THPT Cầu Giấy – Hà Nội) cho rằng, tốt nhất là nên dẹp bỏ vấn nạn dạy thêm trả lại sự công bằng cho các em học sinh. Những học sinh nào yếu kém thì chính nhà trường phải đứng ra tổ chức phụ đạo thêm, phụ huynh sẵn sàng đóng tiền. Chỉ có như vậy dạy thêm mới không bị coi là vi phạm.

Nêu cao đạo đức trong dạy và học thêm

Trước đó, từ ngày 22/8/2024, Bộ GDĐT cũng đã lấy ý kiến rộng rãi về dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm. Liên quan đến nội dung này, TS Nguyễn Tùng Lâm – Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chia sẻ, nội dung dự thảo Thông tư quy định dạy thêm – học thêm có một số điểm tích cực như tạo điều kiện cho giáo viên dạy thêm chính đáng, công bằng với các ngành nghề khác, cũng được làm thêm. Và dự thảo đưa ra một số quy định nhằm ngăn ngừa trình trạng dạy thêm tiêu cực (ép buộc học sinh). Nhưng có những vấn đề cốt lõi vấn rất cần được làm rõ. Cụ thể là chúng ta đang thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT 2018) với định hướng là phát triển năng lực, phẩm chất người học. Vậy mà việc dạy học hiện nay vẫn chưa thoát được kiểu nhồi nhét kiến thức, chạy theo điểm số. Việc này đã dẫn tới tình trạng dạy thêm – học thêm. Như vậy thì mục đích của dạy thêm – học thêm chủ yếu là để có điểm số cao. Rõ ràng học thêm như thế sẽ không giúp học sinh phát triển năng lực, kỹ năng mà chỉ mang đến áp lực mệt mỏi.

Điều này đặt ra vấn đề cần quản lý dạy thêm – học thêm thế nào để đó không chỉ là quy định để giáo viên làm cho đúng luật, mà cần có các giải pháp đồng bộ để thay đổi nhận thức của cả người thầy, người trò và phụ huynh cùng lúc. Các bậc cha mẹ cần nhìn thấy tác hại của việc cho con học thêm quá nhiều. “Một đứa trẻ học thêm quá nhiều chưa chắc đã trở thành một người thành công trong tương lai”- TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.

Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, những điều kiện đề ra để dạy thêm là đúng, nhưng phải có những quy định rõ ràng, làm thế nào để nêu cao đạo đức trong dạy thêm, học thêm. Ông Nhĩ nhấn mạnh: Bộ GDĐT từng nhiều lần đề xuất đưa dạy thêm vào danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Song với đề xuất trên, nếu không quản lý chặt chẽ thì vẫn có lý do để dạy thêm tiêu cực như cách đang làm hiện nay là học thêm “tự nguyện”.



Nguồn: https://daidoanket.vn/day-them-hoc-them-tranh-nhap-nhang-giua-tu-nguyen-va-ep-buoc-10294990.html

Cùng chủ đề

Bộ chỉ cấm “hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức”

Kinhtedothi - Bộ GD&ĐT đang chủ trương không cấm việc dạy thêm của nhà giáo nhưng cấm những hành vi dạy thêm vi phạm đạo đức của nhà giáo cũng như vi phạm những nguyên tắc về chuyên môn. Sáng 20/11, tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 8, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Nhà giáo. Tại buổi thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng cần...

chưa có đột phá trong chính sách thu hút nhà giáo

Kinhtedothi-Thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đề nghị xác định rõ nguồn lực để thực hiện các chính sách đối với nhà giáo như tiền lương, phụ cấp, chế độ thu hút, ưu đãi; xây dựng môi trường làm việc an toàn giúp nhà giáo an tâm công tác, cống hiến. Ngày 9/11, thảo luận tại tổ về Dự thảo Luật Nhà giáo, các đại biểu Quốc hội đánh giá, Dự...

Tuyệt đối không được ép buộc học sinh học thêm

Không ép buộc học sinh học thêm Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm đưa ra 5 nguyên tắc dạy thêm, học thêm. Theo đó, dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chính phủ đề xuất bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024-2026 của Công ty mẹ-Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC). ...

Đối thoại chính sách Quốc phòng Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 11

Theo thông tin từ Cục Tuyên Huấn, Bộ Quốc phòng, chiều ngày 10/2, tại Fukuoka, Nhật Bản đã diễn ra Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt Nam-Nhật Bản lần thứ 11. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Ngài Kano Koji, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản đồng chủ trì đối thoại. ...

Nhiệt độ dưới 10°C, học sinh mầm non, tiểu học tại Hà Nội được nghỉ học

Căn cứ vào thông tin về nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội, các trường được phép chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học. Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C; học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7°C. ...

Phó chủ tịch Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên được điều động làm Phó bí thư Thành ủy Cần Thơ

Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên, được Ban Bí thư điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ Cần Thơ, nhiệm kỳ 2020-2025. Chiều ngày 10/2, Thành ủy Cần Thơ tổ...

5 nhóm giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chiều 10/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Tờ trình Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên. Thẩm tra vấn đề trên,...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

Đại học Huế có hơn 9.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024

Theo HĐTS Đại học Huế, trong đợt xét tuyển bằng hình thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT này (đợt 2, sau các phương thức tuyển sinh sớm), tổng chỉ tiêu trong toàn Đại học Huế là hơn 9.000 chỉ tiêu.Đơn vị có chỉ tiêu cao nhất là Trường Đại học Kinh tế với 1.700 chỉ tiêu và Trường Đại học Y - Dược với 1.690 chỉ tiêu.Tại Trường Đại học Kinh tế ngành tuyển nhiều nhất...

CLB Medio – nơi các bạn trẻ bảo vệ môi trường và lan tỏa ý thức sống xanh

Những ngày đầu năm 2025, các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Medio thuộc Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM) đã có mặt tại đường ray xe lửa khu vực Bình Thạnh để tiến hành dọn...

Thần đồng nhận bằng tiến sĩ toán học ở tuổi 22

Không chỉ giỏi Toán, Asley còn thông thạo tiếng Pháp và tiếng Ba Tư khi đang học bậc tiểu học. ...

Cùng chuyên mục

Dừng dạy thêm: Các trường đau đầu tìm phương án ‘gỡ khó’ cho phụ huynh

Không còn được tổ chức dạy thêm đại trà trong trường theo Thông tư 29, nhiều trường học đang tính toán phương án để gỡ khó cho phụ huynh trước nhu cầu quản lý học sinh vào buổi chiều. Ngày 14/2 tới đây, Thông tư 29 quy định về dạy thêm, học thêm Bộ GD-ĐT ban hành sẽ chính thức có hiệu lực. Trước đây, ngoài số giờ/buổi chính khóa, các trường có thể tổ chức dạy thêm, học thêm trong trường...

Đại học tung ‘túi mù’ với 20 tổ hợp xét tuyển cho một ngành

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, có ngành ở Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển đến 20 tổ hợp. Như vậy so với năm trước, số lượng tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành...

Bác thông tin học sinh lớp 4 bị bắt cóc khi đi học về

Cháu bé lớp 4 đi học về kể chuyện bị dụ dỗ bắt cóc với mẹ cho vui. Ai ngờ, người mẹ gọi điện kể cho bố cháu ở Hàn Quốc nghe và câu chuyện được đăng tải lên mạng xã hội. Chiều 10-2,...

Thêm trường Sư phạm tổ chức kỳ thi riêng

TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều lựa chọn; đúng - sai; ghép đôi mục hỏi với câu trả lời đúng; trả lời ngắn. TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều...

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Mới nhất

Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu hoàn thành Dự án Khu đô thị kiểu mẫu đúng tiến độ

Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu thị xã Điện Bàn hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư tổ chức thi công hoàn thành Dự án Khu đô thị kiểu mẫu đảm bảo tiến độ. Chủ tịch Quảng Nam yêu cầu hoàn thành Dự án Khu...

Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện

Ngày 10/2, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2025-2030. Ba ông lớn viễn thông, xăng dầu, hóa chất bắt tay hợp tác toàn diện Ngày 10/2, Tập đoàn Bưu chính...

Mới nhất