Trang chủDestinationsQuảng NinhĐẩy mạnh phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, ứng dụng...

Đẩy mạnh phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao


Thay mặt cử tri huyện Đầm Hà, tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026, đại biểu Đào Biên Thùy, Tổ đại biểu huyện Đầm Hà chất vấn:

Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết giải pháp của ngành trong việc phát triển các vùng nuôi biển tập trung công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, phù hợp với sức tải môi trường; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Minh Sơn trả lời :

Xác định tiềm năng, lợi thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản biển:

– Quyết định số 4209/QĐ-UBND ngày 15/12/2016 của UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch ngành thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 4209) xác định tiềm năng và tổ chức quy hoạch diện tích nuôi biển là 12.158 ha;

– Triển khai thực hiện văn bản số 6347/UBND-QLDD3 của UBND tỉnh ngày 13/9/2021 về hoàn thành xây dựng phương án phân bổ diện tích và khoanh vùng trong quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, các sở, ngành, địa phương đã rà soát và tích hợp vào quy hoạch tỉnh là 30.632 ha tăng 2,5 lần với Quyết định 4209.

– Thực hiện Thông báo số 50/TB-UBND ngày 08/3/2022 kết luận của đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và văn bản Chỉ đạo số 934/UBND-NNL1 ngày 24/4/2023 của UBND tỉnh, theo đó giao Sở NN và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá quy hoạch thủy sản để tích hợp vào Quy hoạch tỉnh và Quy hoạch vùng của địa phương. Theo tổng hợp đến nay đã xác định tổng diện tích nuôi biển là 47.761 ha tăng 35.603 ha so với diện tích quy hoạch tại Quyết định 4209. Các địa phương ven biển xác định được các vùng, tiểu vùng có tọa độ khép góc và các đối tượng nuôi; trong đó diện tích quy hoạch trong 03 hải lý 23.899 ha chiếm 50,0%, từ 03 – 06 hải lý 15.579 ha chiếm 32,6%, ngoài 06 hải lý 8.286 ha chiếm 17,4%.

Như vậy thời kỳ 2021-2030 đã rà soát rất kỹ, xác định rõ diện tích phát triển nuôi trồng thuỷ sản biển rất lớn, gấp 3,93 lần so với thời kỳ 2016-2020. Đã xác định rõ diện tích theo từng vùng biển; đồng thời đã xác định được phần diện tích dự kiến giao cho dân khoảng 79,8% và diện tích dự kiến thu hút đầu tư chiếm 20,2% (tương đương 9.630 ha) tổng diện tích quy hoạch nuôi biển.

Kết quả sản xuất 06 tháng đầu năm 2023: Diện tích thả nuôi thủy sản trên 60%, khoảng 19.000 ha với 10.443 cơ sở trong đó có 20 doanh nghiệp và 84 Hợp tác xã. Toàn tỉnh có 16 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, đã sản xuất và cung ứng khoảng 1,65 tỷ con giống ra thị trường. Sản lượng thủy sản đạt 89.769,7 tấn bằng 105,5% cùng kỳ, tăng 105,6% so với kịch bản tăng trưởng; trong đó nuôi trồng 52.472,9 tấn bằng 109,2% cùng kỳ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những tồn tại như: Tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu liên kết, hiệu quả thấp, chủ yếu theo hộ gia đình chiếm đến 98,9%, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư để dẫn dắt chuỗi sản xuất. Đối tượng nuôi đa dạng, sản lượng tăng nhưng chất lượng, giá trị càng thấp. Chưa chủ động được con giống nhuyễn thể gây khó khăn cho người nuôi. Công tác cấp mã cơ sở, truy xuất nguồn gốc chưa đáp ứng được yêu cầu. Thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sức tải môi trường, mật độ, năng suất, sản lượng nuôi biển, kết cấu lồng bè nuôi biển. Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương và các lực lượng chức năng còn hạn chế.

Để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế biển, tập trung phát triển các vùng nuôi biển tập trung công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện môi trường, phù hợp với sức tải môi trường; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị và phát triển bền vững, trong thời gian tới ngành tập trung vào một số nội dung sau:

Tiếp tục triển khai có hiệu quả nội dung Kế hoạch 215/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND tỉnh về thực hiện quyết định số 1664/QĐ-TTg ngày 04/10/2021 và Chỉ thị số 13-CT ngày 10/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên biển tỉnh.

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng Hướng dẫn liên ngành để ban hành các biểu mẫu, trình tự, hồ sơ cấp phép nuôi biển, giao mặt nước biển, đăng ký mã cơ sở nuôi; hướng dẫn sản xuất theo mô hình Hợp tác xã, mô hình sinh kế với hộ sản xuất quy mô dưới 01 ha; hướng dẫn các tổ chức tham gia tổ chức sản xuất lớn hiện đại, dẫn dắt chuỗi giá trị nhuyễn thể, cá biển, rong biển. Thời gian hoàn thành trong tháng 7/2023.

Thành lập các Đoàn công tác xuống các địa phương để hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục hành chính về hồ sơ, trình tự cấp phép nuôi, cấp mã nuôi trồng thuỷ sản để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức thẩm định, triển khai cấp ngay khi hồ sơ đủ điều kiện. Thực hiện ngay khi các địa phương giao biển.

Tham mưu báo cáo UBND tỉnh phương án thu hút đầu tư vận hành, khai thác Trung tâm giống nhuyễn thể tập trung tại khu vực hòn Cỏ Ngoài xã Vạn Yên huyện Vân Đồn để sớm cung ứng giống nhuyễn thể đáp ứng nhu cầu nuôi của người dân; tiếp tục phối hợp với các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Khánh Hoà giám sát chặt chẽ chất lượng các loại giống tại các cơ sở sản xuất trước khi cung ứng ra thị trường Quảng Ninh.

Kiểm tra và đôn đốc các địa phương lập sơ đồ chi tiết khu vực biển nuôi trồng thuỷ sản để sớm tổ chức giao cho tổ chức, cá nhân. Hướng dẫn các địa phương tổ chức sắp xếp nuôi biển theo hướng giảm diện tích vùng biển trong 3 hải lý gắn với đối tượng nuôi phù hợp, có lợi thế cạnh tranh như các loài nhuyễn thể (hầu cửa sông, ngao, nghêu…; các loài hải sản bản địa như bào ngư, hải sâm). Chỉ đạo tập trung phát triển nuôi biển hợp lý trong vùng 3-6 hải lý trên cơ sở sức tải môi trường đối với các loài hầu Thái Bình Dương, các loài rong, tảo biển, cá biển hướng đến sản xuất theo chuỗi giá trị. Tập trung thu hút đầu tư nuôi công nghệ cao theo quy mô công nghiệp, sản xuất lớn theo chuỗi giá trị tại các vùng biển ngoài 6 hải lý với loài cá, hầu Thái Bình Dương, các loài cá biển có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với yêu cầu của thị trường.

Tổ chức thực hiện tốt Đề án phát triển chuỗi các sản phẩm nông sản chủ lực cấp tỉnh theo Quyết định số 1038/QĐ-UBND ngày 22/4/2022, trong đó tập trung phát triển 4 chuỗi thuỷ sản gồm: Chuỗi cá biển, chuỗi nhuyễn thể, chuỗi tôm thẻ chân trắng và chuỗi chả mực.

Triển khai lập Đề án phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên biển đến năm 2030, định hướng đến năm 2045; phối hợp với các Viện nghiên cứu, Cục Thủy sản, Hiệp hội nuôi biển Việt Nam xây dựng Quy chuẩn địa phương về nuôi biển cho từng đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh (cá biển, nhuyễn thể, rong biển…); Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý cơ sở dữ liệu nuôi trồng thủy sản.





Nguồn

Cùng chủ đề

Đâu là thị trường xuất khẩu chính của hàng thuỷ sản?

Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD. Vậy đâu là thị trường mục tiêu và tiềm năng của thuỷ sản năm 2025? Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường lớn Theo bà Lê Hằng, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để...

TikTok bắt đầu khôi phục dịch vụ trên đất Mỹ, ByteDance gửi lời cảm ơn ông Donald Trump

TikTok bắt đầu khôi phục dịch vụ vào cuối ngày chủ nhật, chỉ sau 1 ngày "tắt sóng", khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ "giải cứu" quyền truy cập ứng dụng tại Hoa Kỳ. ...

Tòa án Tối cao Mỹ từ chối “giải cứu”, TikTok sắp “hết cửa” tại Hoa Kỳ?

Tòa án Tối cao Mỹ hôm nay (17/1) đã từ chối giải cứu TikTok trước đạo luật buộc công ty mẹ ByteDance phải thoái vốn hoặc ứng dụng video ngắn phổ biến này bị cấm tại Hoa Kỳ vào 19/1 vì lý do an ninh quốc gia. ...

RedNote thu hút gần 3 triệu “người tị nạn TikTok” trong một ngày

Ứng dụng mạng xã hội RedNote - được biết đến ở Trung Quốc với tên gọi Xiaohongshu, đã thu hút gần 3 triệu người dùng tại Hoa Kỳ chỉ trong một ngày hồi đầu tuần này, khi làn sóng những người tự xưng là "người tị nạn TikTok" tham gia. ...

TikTok lên kế hoạch 19/1 đóng cửa tại Mỹ, người dùng đổ xô sang mạng xã hội khác

TikTok đã lên kế hoạch đóng cửa đối với người dùng Hoa Kỳ vào chủ nhật tuần này (19/1), khi lệnh cấm ứng dụng này có hiệu lực, trừ phi Tòa án Tối cao Mỹ ngăn chặn. Thời gian gần đây, người dùng TikTok bắt đầu chuyển sang mạng xã hội khác để thay thế. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Hồn Việt vùng quê Yên Đức

Theo con đường về vùng đất Đông Triều, Quảng Ninh, cách quốc lộ 18A khoảng 2km, một làng quê nằm nép mình bên cánh đồng lúa bạt ngàn, tách biệt hẳn với cuộc sống thị thành. Làng quê Yên Đức - cái tên cũng gợi nhớ về hình ảnh một vùng quê yên bình mà thanh tao. Với những giá trị lịch sử pha lẫn nét văn hóa dân gian của một làng quê vùng Bắc Bộ truyền thống...

Nơi những đàn chim trở về

Hình ảnh đàn cò trắng, đàn chim hoang dã chao lượn trên mặt biển Hạ Long, trên rừng cây Núi Hứa, hay ở khu rừng ngập mặn Quảng Yên... đem đến góc nhìn khác về một Quảng Ninh xanh, bình yên, bên cạnh sự sôi động, náo nhiệt và hiện đại nổi tiếng lâu nay. Biểu tượng cho những vùng đất yên bình Hình tượng đàn cò là biểu tượng của ao đầm, đồng ruộng, là vẻ đẹp bình yên,...

Chăm sóc sức khỏe vị thành niên, thanh niên

Trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn gây những rủi ro về sức khỏe cho cả bà mẹ lẫn trẻ sơ sinh. Để cung cấp các kiến thức về sức khỏe sinh sản (SKSS), các cấp, ngành chức năng có liên quan đã có nhiều hoạt động thiết thực, điển hình là bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho lứa tuổi vị thành niên. Các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về SKSS đã...

Giá xăng ‘nhảy múa’ thế nào từ đầu năm 2020 đến nay?

Sau hơn 3 năm (2020 - 2023), giá xăng trong nước có thời điểm xuống dưới mức thấp 11.000 đồng/lít nhưng cũng có lúc tăng vọt lên đến đỉnh điểm gần 33.000 đồng/lít. Ngày 11/5, trong kỳ điều hành mới, giá xăng E5 RON92 được liên Bộ Tài chính - Công Thương giảm 1.300 đồng/lít, về mức 20.131 đồng; giá xăng RON 95 giảm 1.320 đồng/lít, xuống 21.000 đồng. Như vậy, giá xăng đã về mức thấp nhất trong vòng...

Nâng giá trị từ rừng

Những năm qua, công tác quản lý, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu được tỉnh Quảng Ninh triển khai bằng nhiều giải pháp. Đặc biệt, tỉnh chỉ đạo triển khai quyết liệt Chỉ thị số 13-CT/TW (ngày 12/1/2017) của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng… Qua đó, đã từng bước nâng cao...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Rực rỡ sắc hoa đào trên độ cao 800 m ở Bình Định

TPO - Nằm ở độ cao 800m so với mặt nước biển, xã Vĩnh Sơn, huyện miền núi Vĩnh Thạnh được ví như “Đà Lạt của Bình Định” bởi khí hậu ôn đới, nhiều thắng cảnh đẹp hội tụ nơi vùng sơn cước này. Nơi đây, có vườn hoa đào rực rỡ đang đua nhau khoe sắc ngày...

Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân bay Phú Quốc

Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) do ông Nguyễn Hạnh làm Chủ tịch HĐTV vừa đề xuất tham gia đầu tư, phát triển Nhà ga hành khách T2 Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc với công suất 6 triệu hành khách/năm. Doanh nghiệp của ông trùm hàng hiệu xin đầu tư mở rộng Sân...

Việt Nam – Trung Quốc tăng cường hợp tác phát triển du lịch hướng đến kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại...

Ngày 22/01, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Hình Cửu Cường - Tham tán Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Cùng dự có lãnh đạo...

Giá bán nhiều loại rau củ, thịt heo… vẫn giữ ổn định dù vào cao điểm Tết

Ngày 27 và 28 Tết được xem là hai ngày cao điểm của sức mua nhưng do năm nay mức tiêu thụ tương đối chậm nên giá bán phần lớn ổn định, thậm chí có mặt hàng giảm giá. ...

“Đất” trong hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(TN&MT) - Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết: “Kìa bóng Bác đang hôn lên hòn đất/ Lắng nghe trong màu hồng hình đất nước phôi thai”. Trong 2 câu thơ đều có 2 chữ đất, đất đai và đất nước. ...

Mới nhất