Trang chủNewsNhân quyềnĐẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người


Đất nước ta bước vào giai đoạn phát triển mới với cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế chưa từng có. Trong lĩnh vực quyền con người, bên cạnh luồng thông tin tích cực là chủ đạo, vẫn còn không ít những đánh giá sai sự thật, thiếu khách quan, định kiến về Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền LHQ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp lần thứ 52 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Các thế lực thù địch, cơ hội, phản động triệt để lợi dụng những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, khoét sâu những hạn chế, khuyết điểm; hạ thấp thành tựu phát triển đất nước, phủ nhận sự thay đổi tích cực của đời sống nhân dân; vu cáo Việt Nam vi phạm quyền con người nhằm bôi xấu hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Trước tình hình đó, công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại về quyền con người nói riêng cần được đẩy mạnh để giải quyết hiệu quả những thách thức hiện nay.

Đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài

Ngày 11/10/2022, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 77, Việt Nam đã lần thứ hai trúng cử thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là sự khẳng định cho những thành tựu trong công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, là sự thừa nhận, tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào uy tín và những cam kết của Việt Nam.

Việc tích cực thông tin đến thế giới các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta; quan điểm, lập trường của Việt Nam về những vấn đề khu vực và quốc tế; quảng bá hình ảnh đất nước, con người, lịch sử, văn hóa dân tộc, những thành tựu của công cuộc đổi mới đến với đông đảo bạn bè quốc tế cũng chính là tạo nên một bức tranh tổng thể về đất nước Việt Nam mà ở đó, con người giữ vị trí trung tâm.

Trong 10 năm triển khai Chiến lược về công tác thông tin đối ngoại giai đoạn 2011-2020, cùng với những thành công chung, công tác thông tin đối ngoại về quyền con người cũng đã cho thấy những dấu ấn trên các lĩnh vực như chỉ đạo, định hướng trong các thông tin liên quan tới quyền con người; sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ đạo, định hướng, triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại về quyền con người; phương thức thông tin đối ngoại đa dạng, phù hợp với các đối tượng khác nhau, đặc biệt là có liên quan đến những vấn đề nóng, phức tạp thu hút sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước; tham gia tích cực của các nguồn sự lực bên ngoài vào công tác thông tin đối ngoại về quyền con người; công tác dự báo được quan tâm, chú trọng.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, công tác thông tin đối ngoại về quyền con người cũng đang bộc lộ một số vấn đề, cũng như dự báo phải đối diện với không ít thách thức trong giai đoạn tới.

Một là, nhận thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận những người làm công tác thông tin đối ngoại về quyền con người chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Hiện vẫn còn tồn tại nhận thức coi quyền con người là vấn đề nhạy cảm nên chỉ chú trọng công tác đấu tranh, phản bác, tức yêu cầu “chống”, mà chưa thực sự đề cao công tác chủ động thông tin, xây dựng lòng tin, tạo các luồng thông tin thuận cho ta, tức yêu cầu về “xây”.

Hai là, công tác thông tin các vấn đề liên quan đến quyền con người còn chậm, bị động trước thông tin của báo chí nước ngoài. Ví dụ điển hình là trước việc một số nhà hoạt động xã hội, môi trường bị xử lý pháp luật liên quan đến các tội danh trốn thuế, công tác thông tin thường đi sau những luận điệu xuyên tạc, vu cáo đến từ các tổ chức, truyền thông quốc tế. Công tác thông tin đối ngoại khi đó sẽ đi vào trọng tâm là đấu tranh, phản bác, và thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có thể thuận lợi hóa giải những luồng thông tin tiêu cực, nhất là khi nó được lan tỏa nhanh chóng, rộng khắp trên môi trường không gian mạng.

Ba là, các sản phẩm thông tin đối ngoại về thành tựu trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam vẫn còn thiếu về cả số lượng lẫn các sách đa ngữ; chưa tận dụng tốt việc ứng dụng sách điện tử trong thông tin, tuyên truyền. Việc số hoá hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu về quyền con người ở Việt Nam hiện còn phân tán, chưa thống nhất nên chưa tạo được nguồn cơ sở cho các hoạt động thông tin.

Bốn là, các tác động khách quan đến từ tình hình quốc tế và khu vực, những yếu tố an ninh phi truyền thống (như dịch bệnh, thiên tai, sự lớn mạnh và chi phối của truyền thông Internet-mạng xã hội) cũng tác động trực tiếp, đặt ra những khó khăn cho công tác đảm bảo quyền con người nói chung và công tác thông tin đối ngoại về quyền con người nói riêng.

Cuối cùng và đáng lo ngại nhất là nhiều năm qua, quyền con người là lĩnh vực Việt Nam luôn chịu nhiều sức ép từ bên ngoài, bao gồm các thế lực thù địch, phản động, cho đến các quốc gia, tổ chức quốc tế và các cá nhân.

Mỹ là quốc gia công bố Báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc tế hằng năm, và mặc dù gần đây đã đưa nhiều nội dung tích cực hơn về tình hình tôn giáo Việt Nam, nhưng vẫn còn những nhận định thiếu khách quan, định kiến.

Cụ thể trong Báo cáo năm 2022, cho rằng Chính phủ kìm hãm tự do tôn giáo vì lý do bảo đảm an ninh quốc gia và hòa hợp xã hội hay chính quyền địa phương gây khó khăn đối việc đăng ký hoạt động tôn giáo, can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tôn giáo, đàn áp, sách nhiễu nhóm tôn giáo thiểu số, bắt giữ tùy tiện thành viên các nhóm tôn giáo…

EU cũng thường xuyên bày tỏ quan ngại về tình hình nhân quyền, tự do báo chí của Việt Nam. Mới đây nhất, trong “Thông cáo báo chí” của đoàn Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện EU có nội dung “quan ngại sâu sắc tình hình nhân quyền ngày càng tồi tệ; lo ngại tình trạng lao động cưỡng bức và luật pháp hạn chế tự do tôn giáo và tín ngưỡng tại Việt Nam”.

Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế về nhân quyền (HRW, CIVIVUS, CPJ, AI…) , truyền thông quốc tế, chủ yếu là các tờ báo Việt ngữ (BBC, VOA, RFA…) luôn có những tuyên bố, tin bài xuyên tạc, vu cáo Việt Nam trong vấn đề nhân quyền; bày tỏ ủng hộ các đối tượng vi phạm pháp luật tại Việt Nam; công kích quan điểm, tiếng nói của Việt Nam đối với những vấn đề quốc tế và khu vực, điển hình là liên quan đến cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Những đánh giá, dư luận thiếu tích cực nêu trên phần nào tạo ra nhận thức sai lệch của quần chúng nhân dân trong nước, phương hại đến ổn định chính trị, an ninh tư tưởng quốc gia, cũng như gây ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhận diện về nguyên nhân, có thể xuất phát từ: (i) âm mưu chống phá, can thiệp lật đổ; (ii) định kiến về Việt Nam, không chấp nhận việc tiếp cận thông tin từ các kênh chính thống; (iii) hạn chế trong việc tiếp cận thông tin từ các kênh chính thống; (iv) nhu cầu xử lý nội bộ, đặc điểm chính trị của quốc gia.

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người
Ông Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo công tác thông tin đối ngoại Trung ương, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại hội nghị tập huấn công tác thông tin đối ngoại về nhân quyền dành cho cán bộ của 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ngày 11/8/2022.

Giành thế chủ động trên mặt trận thông tin đối ngoại

Là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người và là thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các cam kết của mình; đồng thời chủ động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực quyền con người và đã đạt được rất nhiều những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước cũng như hiện thực hoá quyền con người ở Việt Nam. Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia một cách tích cực, thực hiện nghiêm túc, cầu thị và cởi mở các cam kết quốc tế về quyền con người.

Trong giai đoạn tới, nhất là từ nay đến năm 2025, để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác thông tin đối ngoại về quyền con người, cần làm tốt một số vấn đề sau đây:

Một là, nâng cao năng lực dự báo, tham mưu, tăng cường phối hợp trao đổi thông tin. Thông tin, chủ động làm rõ các vụ việc phức tạp, nhạy cảm liên quan an ninh dân tộc, tôn giáo, an ninh nông thôn, hoạt động xử lý đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia…; trong đó, kịp thời định hướng dư luận thông tin chính thống và xây dựng kế hoạch truyền thông phù hợp, không tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá; lập luận chặt chẽ phản bác thông tin xuyên tạc vụ việc. Các cơ quan chức năng có hướng dẫn lưu ý cụ thế tới các cơ quan, đơn vị, báo chí trong thông tin về những vụ việc “nóng”, nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc gia.

Hai là, nêu cao tinh thần chủ động tấn công, xây dựng và thực hiện Đề án tuyên truyền thành tựu của Việt Nam về tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền; các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam trong nhiệm kỳ thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2023-2025.

Ba là, phát huy đầy đủ vai trò của các cơ quan, đơn vị chuyên trách công tác nhân quyền trong triển khai nhiệm vụ thông tin đối ngoại.

Cụ thể, các bộ, ngành, đơn vị liên quan tích cực tham gia chuẩn bị nội dung được phân công về lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do Internet, xây dựng và duy trì chế độ báo cáo cung cấp thông tin phục vụ bảo vệ báo cáo quốc gia của Việt Nam theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR), các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, các phiên đối thoại nhân quyền, các diễn đàn, hội nghị quốc tế.

Từ đó, tranh thủ, vận động các nước, các tổ chức quốc tế có ý kiến cân bằng, tích cực hơn về Việt Nam và có thiện chí ghi nhận những nguyên tắc lớn, tôn trọng thể chế chính trị của ta.

Đẩy mạnh mặt trận thông tin đối ngoại về quyền con người
Công tác thông tin đối ngoại nói chung và thông tin đối ngoại về quyền con người nói riêng cần được đẩy mạnh để giải quyết hiệu quả những thách thức hiện nay.

Bốn là, tiếp tục đa dạng hoá các phương thức tuyên truyền, thông tin đối ngoại. Nâng tỉ trọng các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu số hoá về quyền con người ở Việt Nam.

Đẩy mạnh khai thác các tài khoản, kênh thông tin trên mạng xã hội, hướng về giới trẻ; liên kết và tranh thủ sức ảnh hưởng của những người có uy tín trong xã hội và quốc tế. Về địa bàn thông tin, chú trọng các nước, khu vực có đông người Việt Nam sinh sống; các nước nằm trong ưu tiên phát triển quan hệ đối ngoại với Việt Nam và các nước là trụ sở của các cơ quan quyền con người quốc tế.

Năm là, chú trọng tập huấn, nâng cao kiến thức về quyền con người và kỹ năng truyền thông về quyền con người cho cán bộ các cấp. Báo chí truyền thông có vai trò quan trọng, là lực lượng đi đầu trong thông tin đối ngoại về quyền con người nhưng cũng có thể vi phạm quyền con người do nhiều nguyên nhân khác nhau như vi phạm bí mật đời tư, thông tin thiếu chọn lọc, nặng về phản ánh mặt trái…

Nâng cao tính chủ động trong tuyên truyền, thông tin đối ngoại, giành ưu thế trên mặt trận truyền thông. Nghiên cứu, xác định liều lượng, thời gian, thời điểm thông tin, tuyên truyền phù hợp, ví dụ như tập trung vào các thời điểm trước và trong khi diễn ra các sự kiện thể hiện vai trò, trách nhiệm của Việt Nam trong tham gia, xử lý các vấn đề về quyền con người hoặc văn bản quốc tế về quyền con người; thời điểm một số quốc gia, tổ chức quốc tế về quyền con người nghiên cứu xây dựng các báo cáo liên quan đến quyền con người; thời điểm xét xử các đối tượng được quốc tế “quan tâm”, tạo dựng luồng thông tin chính thống, tích cực chiếm vị trí chủ đạo.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức mới về quyền con người trong thời kỳ mới. Đó là thời kỳ đẩy mạnh mọi hoạt động đối nội và đối ngoại nhằm hiện thực hoá khát vọng xây đựng đất nước Việt Nam phát triển, hùng cường. Trong đó “Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu”.

Đó là tầm nhìn, là định hướng phát triển của đất nước ta, cũng là sự khẳng định cho việc theo đuổi các mục tiêu của quyền con người. Chính vì vậy, công tác thông tin đối ngoại cần phải giữ vững vai trò “tiên phong”, giữ vững mục tiêu mà Đảng đã đề ra, nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền đối ngoại về quyền con người, thu hút, mở rộng hơn nữa mặt trận công luận quốc tế ủng hộ Việt Nam.


* Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.





Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Nam: ký kết phối hợp thông tin đối ngoại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025

Ngày 22/01, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh tổ chức lễ ký kết phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025. Qua thảo luận về công tác thông tin, truyền thông và thông tin đối ngoại tại khu vực biên giới, biển, đảo năm 2025, hai...

UNFPA, KOICA tăng cường hỗ trợ Việt Nam chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới

Hôm nay, ông Matt Jackson, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam, và ông Lee Byung Hwa, Giám đốc Quốc gia KOICA tại Việt Nam, đã khởi động hai dự án quan trọng do KOICA tài trợ. Các dự án này nhằm nhân rộng mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa (Ngôi nhà Ánh Dương) tại nhiều địa phương trên cả nước và hỗ trợ công tác cứu trợ khẩn cấp, phục hồi sau thiên tai tại...

Sóc Trăng: Bồi dưỡng nghiệp vụ thông tin đối ngoại cho cán bộ vùng đồng bào DTTS khu vực biên giới biển

Ngày 25/12, tại Trường Chính trị tỉnh Sóc Trăng, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin đối ngoại cho cán bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số khu vực biên giới biển tỉnh Sóc Trăng.Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm...

Hướng đi sáng tạo cho truyền thông đối ngoại về quyền con người ở Việt Nam

Sáng ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ, phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam, tổ chức Hội thảo với chủ đề “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Đây là một trong chuỗi hoạt động của đợt cao điểm tuyên truyền thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Với 2...

Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’

(CLO) Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai tỏ ý với người đồng cấp Nga, tin sẽ có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc,...

Tổng thống Mỹ Donald Trump, người vừa trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã có bài phát biểu trực tuyến tại Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos (Thụy Sỹ) hôm 23/1.

Thách thức với doanh nghiệp xuất khẩu và động lực để chuyển đổi năng lượng xanh

Baoquocte.vn. CBAM chắc chắn sẽ tác động không nhỏ đến các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU nhưng cũng là cơ hội, động lực để doanh nghiệp chủ động chuyển đổi sang năng lượng xanh.

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Tin vui với hàng nghìn giáo viên những ngày cuối năm

UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận đề xuất của Sở GD&ĐT để giáo viên vẫn được hưởng tiền thưởng của năm 2024.

Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh mới về trí tuệ nhân tạo, nỗ lực ‘biến nước Mỹ trở thành thủ phủ AI của...

Ngày 23/1, Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới liên quan đến tăng cường và duy trì sự thống trị trí tuệ nhân tạo (AI) của nước Mỹ tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng.

Bài đọc nhiều

Đụng đâu vướng đó, khó hoàn thành tiến độ!

Thiếu đủ thứ…Trao đổi với phóng viên, một lãnh đạo của công ty tham gia gói thầu (xin giấu tên) cho biết: Tại dự án này, có 3 nhà thầu chính là Công ty TNHH Xây dựng Đức Nhanh, Công ty CP Đầu tư Xây dựng...

Haruna Ishimaru – cô gái Nhật Bản muốn cải thiện sinh kế cho người dân tộc thiểu số trẻ

"Khi tôi còn nhỏ, tôi thường được nghe người ta nói rằng phụ nữ không cần phải có thu nhập, rằng bạn càng sớm kết hôn với ai đó thì càng tốt. Tôi luôn đặt câu hỏi về quan điểm này vì họ không nói những điều tương tự với các bạn nam. Do dự án này hướng đến giới trẻ đang phải đối mặt với các vấn đề về bình đẳng giới nên tôi nghĩ đây là dự...

Các tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, từ đêm 29/10 đến sáng ngày 31/10, từ Nam Nghệ An đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến từ 50-150mm, có nơi trên 200mm; mưa...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Cùng chuyên mục

Thông tin đối ngoại là vũ khí đắc lực trong nỗ lực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam

Báo chí và mạng xã hội song hành là xu thế tất yếu hiện nay bởi mạng xã hội có rất nhiều thế mạnh trong việc lan tỏa thông tin. Việc vận dụng các phương tiện truyền thông mới nêu trên đã được các cơ quan báo, đài từ trung ương đến địa phương tích cực triển khai trong thời gian qua, tạo nên những cầu nối tin tức sinh động, hấp dẫn và tin cậy.

Các phương thức truyền thông mới và ứng dụng trong công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Phát triển truyền thông đa kênh trong lĩnh vực đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một giải pháp hiệu quả để nâng cao nhận thức, bảo vệ quyền con người, đồng thời phản bác các thông tin sai lệch.

Tết ấm áp đến với trẻ em vùng cao Quảng Trị và Quảng Ngãi

Trong hai ngày 21 và 24/1, tổ chức Zhi Shan Foundation đã phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Xuân yêu thương” dành cho 3.000 trẻ em vùng cao tại huyện Đakrông (Quảng Trị) và huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi). Chương trình mang đến cho các em bữa tất niên đặc biệt tại trường với nhiều món ăn phong phú. Ngoài bữa ăn,...

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ nhân đạo cho gần 6 triệu người dân Somalia

Liên hợp quốc ngày 22/1 tuyên bố, trong năm 2025, có gần 6 triệu người ở Somalia, chiếm gần 1/3 dân số của quốc gia này, đang cần viện trợ nhân đạo.

Để trẻ em Việt Nam có một tuổi thơ hạnh phúc

Sáng nay (23/1), Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức Hội thảo công bố kết quả điều tra lao động trẻ em năm 2023 tại Hà Nội.

Mới nhất

Tỷ phú Gia Lai là một ông nông dân trồng 4 cây chủ lực gì mà lãi ròng 1,6 tỷ/năm, cả làng phục lăn?

Đến nay, ông Rơ Châm Nhel, xã Ia Boòng, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) trồng được 3 ha cà phê, 3 ha cao su, 3 ha điều và hơn 1...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh Việt Nam

Ước mơ đưa STEAM đến với 1 triệu học sinh và cuối cùng là toàn bộ học sinh...

Khánh Hòa liên tục đón tàu biển quốc tế đến tham quan, du lịch

Kinhtedothi - Trong tuần qua, Cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đón 2 chuyến tàu biển quốc tế với 4.200 du khách lên bờ tham quan. Ngày 24/1, tàu biển quốc tế mang tên Norwegian Spirit cùng khoảng 1.200 du khách đến từ nhiều quốc gia đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Sau khi cập...

Nam sinh không đi học thêm, đổ xô mọi kỷ lục của kỳ thi đánh giá tư duy

Vũ Minh Đức, chàng trai chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Bắc Ninh, vừa trở thành thủ khoa kỳ thi đánh giá tư duy đợt 1 năm 2025 của ĐH Bách khoa Hà Nội. Đây cũng là thí sinh đạt mức điểm cao nhất từ trước tới nay tại kỳ thi này. Ngày 24/1, trong buổi học cuối cùng trước...

Mới nhất