Trang chủNewsChính trịĐẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế,...

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam


NDO – Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, công tác đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Cục diện mới đa cực đang định hình

Theo ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại (Bộ Ngoại giao), tình hình thế giới, khu vực có ảnh hưởng nhất định đến chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong bối cảnh thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã nhận định.

Theo ông Thành, đặc trưng nổi bật của cục diện thế giới hiện nay khác so với các giai đoạn trước là “thế giới đang đứng trước thời điểm bước ngoặt, dịch chuyển nhanh hơn sang cục diện mới đa cực, đa trung tâm, đa tầng nấc”.

Cùng với đó là tính bất ổn, bất định và bất trắc gia tăng, như từ Trung Đông đến châu Âu, các điểm nóng khu vực xung đột nổi lên ngày càng nhiều. Trên thế giới hiện nay, mức độ bất ổn, bất định lớn hơn nhiều, thí dụ như ảnh hưởng từ xung đột Nga-Ukraine, Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ… có tác động đến mọi mặt đời sống quốc tế.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 1

Ông Vũ Duy Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, Bộ Ngoại giao. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Thêm vào đó, các thách thức an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, môi trường, an ninh mạng… ngày càng gia tăng. Đơn cử như biến đổi khí hậu, theo ông Thành, nếu không được kiềm chế thì đến năm 2050, mức độ thiệt hại của biến đối khí hậu gây ra có thể lên tới 3.100 tỷ USD cho nền kinh tế thế giới, trong đó Việt Nam cũng là nước đang gánh chịu nhiều hậu quả của biến đổi khí hậu.

Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long, nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu, hơn 60% lượng thủy hải sản của Việt Nam đang chịu tác động lớn do hạn mặn khi tần suất và cường độ năm nay mạnh hơn rất nhiều so với các năm trước. Ngoài ra, các dự án lớn của các nước trong vùng cũng có tác động trực tiếp đến các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, kinh tế thế giới hiện nay đối mặt nhiều khó khăn hơn giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế có khả năng chậm hơn, tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, với nhiều cơn gió ngược hơn bao giờ hết. Một trong những nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng địa chính trị trong cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn và từ các điểm nóng trên thế giới như như xung đột Israel-Hamas, căng thẳng ở Biển Đỏ, xung đột Nga-Ukraine…

Biếm họa: CHAMARA SUPUN
Bất ổn leo thang trên Biển Đỏ

“Riêng vấn đề Biển Đỏ, việc lực lượng Houthi tấn công tàu chở hàng trên Biển Đỏ đã đẩy chi phí bảo hiểm lên gấp khoảng gần 10 lần. Đối với Việt Nam, chi phí chở hàng đến địa bàn phải đi qua Biển Đỏ đội lên rất nhiều. Thí dụ, một container cuối năm 2023 có chi phí là 750 USD/container, đến quý I/2024 con số này đã lên mức 6.000-6.500 USD/container. Điều này đánh trực tiếp vào túi tiền của doanh nghiệp, địa phương và đằng sau là người dân,” ông Thành chia sẻ.

Theo nhận định của Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách đối ngoại, khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương tiếp tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu trên thế giới, song cũng là địa bàn cạnh tranh, tập hợp lực lượng giữa các nước lớn và tiềm ẩn nhiều tranh chấp, bất ổn rất dễ bùng phát, có tác động trực tiếp đến an ninh và sự phát triển của Việt Nam.

Cụ thể, trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới, có 4 nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ. Điều này cho thấy trọng tâm, sức nặng kinh tế thế giới của khu vực. Tuy nhiên, khu vực cũng nổi lên nhiều điểm nóng như vấn đề Biển Đông, Biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên….

Đưa quan hệ Việt Nam với các nước đi vào chiều sâu ổn định, bền vững

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 12-13/12/2023. (Ảnh: VGP)

Trong bối cảnh khu vực và quốc tế mở ra nhiều cơ hội đi kèm thách thức kể trên, ông Thành nhấn mạnh, đường lối đối ngoại của Việt Nam đã được nêu rất rõ trong Báo cáo chính trị Đại hội XIII, Nghị quyết 34-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng như trong phát biểu kết luận quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị đối ngoại toàn quốc năm 2021 và Hội nghị Ngoại giao 32 năm 2023, được cụ thể hóa bằng các Nghị quyết, Kết luận, Chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong lĩnh vực đối ngoại.

Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ nguyên tắc đối ngoại: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa”. Đặc biệt, “bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia-dân tộc”, trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ; phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn lực bên trong là quyết định, cơ bản, lâu dài, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 12/12/2023. Ảnh: DUY LINH
Nổi bật bản sắc cây tre Việt Nam

Dĩ bất biến, ứng vạn biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược; linh hoạt về sách lược. Thực hiện ngoại giao “cây tre Việt Nam” với gốc vững là “kiên định độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, vì lợi ích quốc gia-dân tộc”, đồng thời uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo, cơ động trong sách lược để thích ứng với tình hình mới.

Việc khẳng định vai trò tiên phong của đối ngoại trong văn kiện Đại hội XIII là bước phát triển về tư duy đối ngoại của Việt Nam trên cơ sở vận dụng sáng tạo tư tưởng giữ nước mang tính chủ động cao của dân tộc, đúc kết thực tiễn phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, tiếp thu chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới.

Các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước đều đánh giá kết quả của công tác đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay là “những thành tựu quan trọng, có ý nghĩa lịch sử, là điểm sáng nổi bật”.

Nói một cách khái quát, đối ngoại đã góp phần tạo dựng cục diện đối ngoại thành công ấn tượng, góp phần quan trọng vào việc đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như ngày nay.

Đáng chú ý, dư luận quốc tế cũng đánh giá rất cao chính sách và việc triển khai đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là chính sách đối ngoại năng động, cân bằng, linh hoạt và khôn khéo, giúp Việt Nam duy trì tốt quan hệ với tất cả các nước lớn trong bối cảnh các nước này cạnh tranh gay gắt.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 5

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong 2 ngày 10-11/9/2023 (Ảnh: VGP)

5 chủ trương, định hướng lớn trong triển khai công tác đối ngoại

Triển khai công tác đối ngoại của Việt Nam thời gian tới, ông Thành nêu rõ 5 chủ trương, định hướng lớn tới đây, bao gồm đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đặc biệt với các nước láng giềng, nước lớn, các nước có vai trò quan trọng ảnh hưởng đến an ninh, vị thế của Việt Nam.

Lần đầu tiên kể từ khi lập nước, Việt Nam có cục diện đối ngoại rộng mở, toàn diện và mang tính chiến lược như hiện nay. Chúng ta đã thiết lập được quan hệ ngoại giao với 193 nước, khuôn khổ quan hệ ổn định, lâu dài với 30 đối tác chiến lược và toàn diện, bao gồm toàn bộ các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, toàn bộ các nước G7, 17/20 nước G20, toàn bộ các nước ASEAN.

Mạng lưới đối tác chiến lược/đối tác toàn diện chiếm 59% dân số, 61% GDP, 68% thương mại toàn cầu, đóng vai trò quan trọng đối với an ninh và phát triển của ta. Các đối tác này chiếm 8/10 thị trường xuất khẩu chính, với 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính với 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách; đóng góp 74% FDI tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Việt Nam đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng. Đơn cử như nhìn vào mạng lưới FTA đã tham gia, Việt Nam và Singapore là 2 quốc gia Đông Nam Á tham gia nhiều FTA nhất trong khu vực, đặc biệt là các FTA thế hệ mới như CPTPP. Ông Vũ Duy Thành nhấn mạnh, điều này cho thấy độ mở của nền kinh tế Việt Nam rất lớn.

Ngoài ra, hội nhập về quốc phòng-an ninh, chính trị và ngoại giao đạt bước tiến lớn. Trong 5 năm qua, ta đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc 2020-2021.

Đặc biệt vừa qua, ta đã trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025, đang thực hiện vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025 và tái đắc cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế với số phiếu cao, thể hiện uy tín ngày càng cao của đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để tham gia sâu hơn vào các cơ chế hoạch định chính sách khác của Liên hợp quốc.

Phiên họp toàn thể Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 tại Paris.
Việt Nam trúng cử thành viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2021-2025

Đồng thời, từ năm 2014 đến nay, ta bắt đầu tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, hiện ta đã triển khai gần 600 lượt sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình tại nhiều quốc gia như Trung Phi, Nam Sundan…

Từ tháng 10/2022, Tổ công tác sĩ quan công an của ta cũng tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc. Từ 2023, ta bắt đầu tham gia vào công tác cứu hộ, cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các hoạt động này được Liên hợp quốc và các nước sở tại đánh giá cao.

Đẩy mạnh công tác đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế, uy tín Việt Nam ảnh 7

Tổ phụ nữ và Đoàn thanh niên Bệnh viện dã chiến cấp 2.4 của Việt Nam tổ chức các hoạt động dân vận (hoạt động CIMIC) tại một trường học ở Nam Sudan. (Ảnh do Bệnh viện dã chiến số 2.4 của Việt Nam cung cấp)

Nâng tầm đối ngoại đa phương, cùng các nước lớn và đối tác đóng góp, xây dựng, định hình các cơ chế đa phương, ta đã chủ động tham gia và phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng Mekong và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể.

Một nhiệm vụ lớn tiếp theo là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế phục vụ phát triển đất nước. Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng cao của Việt Nam (khoảng gấp đôi mức trung bình của thế giới và cao hơn mức trung bình của ASEAN), kể cả khi các nền kinh tế lớn vẫn gặp khó khăn. Tuy tình hình thế giới vẫn diễn biến phức tạp, nhưng về tổng thể kinh tế Việt Nam tiếp tục được coi là một trong những điểm sáng về tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị.
Đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước năm 2024

Ngoại giao phục vụ phát triển có bước chuyển biến mạnh mẽ với tinh thần lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp là trung tâm phục vụ; nhạy bén hơn, tranh thủ được cơ hội, nhờ đó thu hút được nhiều nguồn lực phục vụ phát triển đất nước, tiêu biểu là sự thành công của chiến lược ngoại giao vaccine, ngoại giao y tế vừa qua.

Thời gian tới, cần tích cực thu hút các nguồn lực quốc tế để nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia, trên cơ sở đó nâng cao sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, trọng tâm là các cam kết trong WTO, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, APEC, 16 FTA đã có hiệu lực, đặc biệt là CPTPP, RCEP, EVFTA…; tích cực cùng các nước thúc đẩy đàm phán, ký kết, phê chuẩn và thực hiện các hiệp định đa phương.

Tập trung ưu tiên tìm kiếm và mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và lao động Việt Nam, thu hút nguồn vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý, nhất là FDI hướng vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước.

Bên cạnh đó, ngoại giao phục vụ phát triển cần phát huy vai trò tư vấn chính sách, chú trọng học tập, tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài để tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước các biện pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng trong tình hình mới.

Cuối cùng, công tác đối ngoại phối hợp với công tác quốc phòng, an ninh làm tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Trong đó nhấn mạnh chủ trương kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước.

Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc và Luật biển năm 1982. Củng cố đường biên giới hòa bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng.





Nguồn: https://nhandan.vn/day-manh-cong-tac-doi-ngoai-gop-phan-nang-cao-vi-the-uy-tin-viet-nam-post806896.html

Cùng chủ đề

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ ba lần trong 24 giờ

(CLO) Trong vòng 24 giờ qua, lực lượng vũ trang Houthi tại Yemen đã ba lần tấn công nhóm tàu chiến do tàu sân bay USS Harry S. Truman của Mỹ dẫn đầu tại Biển Đỏ. ...

Iran phải chịu trách nhiệm về ‘mọi phát súng’ của Houthi

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17.3 tuyên bố ông sẽ buộc Iran phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào của nhóm Houthi ở Yemen. ...

Chủ tịch nước: Đối ngoại phải vì mục tiêu củng cố vững chắc nền hòa bình

(Dân trí) - Chủ tịch nước yêu cầu các hoạt động đối ngoại phải hướng đến mục tiêu mở rộng và làm sâu sắc quan hệ, củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho phát triển đất nước... Sáng 13/3, Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao về công tác đối ngoại trong thời gian tới.Tại cuộc làm việc, Chủ tịch nước nhất trí với các đề xuất của...

Nội dung bài phát biểu dài 100 phút của ông Donald Trump trước Quốc hội Mỹ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có bài phát biểu quan trọng trước Quốc hội vào tối thứ Ba, tuyên bố "nước Mỹ đã trở lại" và cam kết theo đuổi các chính sách cứng rắn về nhập cư, kinh tế và đối ngoại. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thấu hiểu và đồng hành cùng cha mẹ có con tự kỷ

NDO - Vai trò của cha mẹ trong chăm sóc, can thiệp cho con mắc tự kỷ rất quan trọng. Vì thế, hằng năm, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương đều có những buổi chia sẻ chuyên môn, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ tâm lý và tạo cơ hội giao lưu để cha mẹ có thể tham gia hiệu quả vào quá trình can thiệp cho con mình.  Sáng 30/3,...

Thứ trưởng y tế kiểm tra dịch sởi tại Đà Nẵng

NDO - Ngày 29/3, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ Trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã đến kiểm tra công tác thu dung điều trị và phòng, chống bệnh Sởi tại Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng. Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản-Nhi Đà Nẵng cho biết,...

Tỷ lệ trẻ đến khám vì tự kỷ gia tăng

NDO - Năm 2024, Khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp đón trên 45 nghìn lượt trẻ đến khám sức khỏe tâm thần nói chung, trong đó xấp xỉ 20% trường hợp khám với một số dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ.  Trung bình mỗi năm có khoảng 10 nghìn lượt trẻ khám tự kỷ tại Bệnh viện Nhi Trung ương Theo các nghiên cứu lớn trên thế giới, tỷ lệ trẻ tự kỷ...

Hiệu quả của phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi với trẻ tự kỷ

NDO - Trong can thiệp trẻ tự kỷ, phương pháp can thiệp dựa trên vui chơi có tác động rất hiệu quả để hỗ trợ cải thiện giao tiếp, tương tác hành vi ở trẻ, giúp trẻ phát triển các giác quan, trí tuệ và hòa nhập tốt hơn với thế giới chung quanh. Giá trị của vui chơi với trẻ tự kỷ Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Mai Hương, Phó Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh...

Bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ sẽ xuất hiện tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ 2025

NDO - Sáng 29/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Cần Thơ tổ chức họp báo, thông tin về Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm 2025. Theo đó, Lễ hội năm nay Ban tổ chức sẽ làm bánh xèo nhân tôm hùm khổng lồ và chiếc bánh chưng lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XII năm...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Mông Cổ và phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu thăm Việt Nam

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ là dấu mốc quan trọng, mở ra trang mới trong quan hệ Việt Nam - Mông Cổ nhân dịp 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Trưa 1/11, Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và phu nhân Bolortsetseg Luvsandorj đã đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ 1-5/11. Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân.  Tổng...

Mekong mãi là dòng chảy của kết nối, đổi mới sáng tạo

Nằm trong sự vận động và phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) phải liên tục đổi mới, sáng tạo, vừa nắm bắt xu thế chung của thế giới, vừa phục vụ nhu cầu phát triển riêng của Tiểu vùng. Ðã đến lúc GMS cần tập trung phát triển các hành lang kinh tế thế hệ mới, với đổi mới sáng tạo là trung tâm, vượt ra khỏi giới hạn của hành lang kinh tế truyền thống....

Thế hệ trẻ Việt Nam

Tổng Bí thư nhấn mạnh, thế hệ trẻ hai nước cần nâng cao nhận thức sâu sắc về bề dày lịch sử, ý nghĩa quan trọng và tầm cao chiến lược của quan hệ hai Đảng, hai nước. Ngày 20/3,...

Thủ tướng tiếp lãnh đạo các tập đoàn lớn của Úc

Trong khuôn khổ chuyến thăm Úc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực khai khoáng và sản xuất nông nghiệp của Úc. Chiều 8.3, tại thủ đô Canberra, Úc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực khai khoáng và sản xuất nông nghiệp của Úc. Giới thiệu với Thủ tướng về chuỗi giá trị LNG trung hòa carbon, Giám đốc quốc gia của...

Mốc son chói lọi và những dấu ấn lớn lao của cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng

Trong suốt hành trình 94 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn vĩ đại được lịch sử và bạn bè thế giới ghi nhận. Sau gần 40 năm đổi mới, đất nước ta đạt được nhiều thành quả to lớn. Ảnh: hochiminhcity.gov.vn Những mốc son của Đảng Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự sáng lập và rèn luyện của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Chủ...

Cùng chuyên mục

Bộ Công an cử 26 cán bộ, chiến sỹ hỗ trợ khắc phục động đất tại Myanmar

Đoàn công tác gồm 26 đồng chí, do Đại tá Nguyễn Minh Khương, Phó Cục trưởng Cục C07 làm Trưởng đoàn, các chiến sỹ của Cục C07, Trường Đại học Phòng cháy, chữa cháy, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động... ...

Cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án

Đối với khoảng 1.500 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng nhấn mạnh phải ưu tiên tháo gỡ chứ không phải để đổ trách nhiệm, đồng thời phải xử lý, đưa ngay nguồn lực sẵn có vào khai thác. ...

Lực lượng Quân đội Việt Nam tham gia cứu trợ tại Myanmar

Lực lượng tham gia cứu trợ gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) làm trưởng đoàn, mang theo lương khô, hàng viện trợ và 6 chó nghiệp vụ. ...

Xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt

Tại phiên họp tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu "phải vượt qua giới hạn của chính mình, xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt." Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí...

Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng-Đà vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư nhấn mạnh, sáp nhập không chỉ là thay đổi hành chính - đó là cơ hội lịch sử để Quảng Nam và Đà Nẵng cùng nhau xây dựng một trung tâm kinh tế, văn hóa, đổi mới sáng tạo hàng đầu khu vực. ...

Mới nhất

Nhóm nhảy rưng rưng xúc động khi Dalat Best Dance Crew 2025 là cơ hội cuối cùng được cùng nhau cháy hết mình với...

Các nhóm nhảy của Bảng Phong trào mở rộng đang tích cực tập luyện,...

Kính siêu trắng Viglacera “thổi hồn” di sản, tôn vinh nghệ thuật tại bảo tàng TP. Hồ Chí Minh – Tổng công ty Viglacera

Hướng tới cột mốc lịch sử trọng đại - kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty TNHH Kính nổi Siêu trắng Phú Mỹ, thành viên trực thuộc Tổng Công ty Viglacera, tự hào ghi dấu ấn trong hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Với vai...

Viglacera tại Coverings 2025: Từ biểu tượng nước Mỹ đến Top 20 thế giới – Lan tỏa hệ sinh thái VLXD xanh – Tổng...

ORLANDO, FLORIDA (Hoa Kỳ) ngày 29/4/2025, Viglacera sẽ xuất hiện và quảng bá hình ảnh một thương hiệu sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam đầy sáng tạo, hiện thực hóa khát vọng bay xa bằng bốn dòng sản phẩm chủ lực thuộc “Hệ sinh thái Xanh” tại một triển lãm lớn và uy tín mang tên...

Nhẹ bớt gánh lo sức khỏe

 Từ ngày 1/5 đến 31/5/2025, Thu Cúc TCI triển khai chương trình ưu đãi lên tới 40%++ cho các gói khám sức khỏe tổng quát và tầm soát ung thư. Đây là cơ hội lý tưởng để bạn và gia đình kiểm tra sức khỏe toàn diện với chi phí tiết kiệm, đồng thời nắm bắt cơ hội...

Vietnam’s Home Appliance Giant Sunhouse Eyes Global Growth with $120M Export

With cutting-edge technology, a broad product portfolio, and internationally certified production, leading Vietnamese manufacturer Sunhouse made a strong impression at the Canton Fair, Asia’s largest trade and export exhibition. The...

Mới nhất