Trang chủKinh tếNông nghiệpĐây là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Mù Cang...

Đây là xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Sau gần 14 năm nỗ lực về mọi mặt, từ thay đổi tư duy trong lao động sản xuất đến thay thói quen sống hàng ngày, người dân xã Nậm Khắt vui mừng khi địa phương trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên ở huyện nghèo Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).

Nậm Khắt là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái), nằm ở độ cao trên 1.000 mét so với mực nước biển với địa hình đồi núi, khí hậu khắc nghiệt. Cả xã có 1.186 hộ dân, đồng bào dân tộc Mông chiếm 92,9%, phân bố dải dác ở 8 bản. Trong sản xuất nông nghiệp, người dân đa phần chỉ canh tác một vụ lúa trong năm nên cuộc sống rất vất vả.

Ông Thào A Phềnh, Chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết, năm 2011 khi bước vào xây dựng nông thôn mới (NTM), đời sống của người dân địa phương rất khó khăn, thu nhập bình quân đầu người chỉ 4,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 80%. Kinh tế của bà con chủ yếu là thuần nông, sản xuất nhỏ lẻ, dịch vụ chưa phát triển. Đã từng có giai đoạn, việc đủ ăn, đủ mặc cũng là mong ước xa xỉ, nói đến trở thành xã nông thôn mới thật xa vời vợi.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 1.

Trung tâm xã Nậm Khắt hôm nay. Ảnh: Hoàng Hữu.

Nhớ lại thời điểm cách đây hơn chục năm, Chủ tịch xã Thào A Phềnh chia sẻ, cơ sở hạ tầng của Nậm Khắt khi đó thiếu đồng bộ, nhất là đường giao thông chủ yếu là đường đất, kênh mương thủy lợi mới được kiên cố hóa đạt 29%, chỉ gần 60% dân số của xã được sử dụng điện. Các trường học còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm… Thời điểm đó, xã Nậm Khắt chỉ đạt duy nhất 1 tiêu chí về an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.

Chính quyền địa phương xác định việc thay đổi tư duy cho người dân cần ưu tiên hàng đầu, từ đó, các ngành chức năng của huyện thường xuyên phối hợp với xã tuyên truyền, vận động để nhân dân hiểu rõ về chủ trương xây dựng NTM. Từng bước giúp đồng bào thấy được những lợi ích và trách nhiệm của mình, chủ động tham gia thực hiện các tiêu chí mà không “trông chờ, ỷ lại”.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 2.

Mô hình trồng ớt công nghệ cao trong nhà màng giúp nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất, tăng thu nhập cho người dân. Ảnh: Hoàng Hữu.

Với nhiều phương thức tuyên truyền, vận động theo kiểu “cầm tay chỉ việc” để bà con thực hiện các tiêu chí như: làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng nhà văn hóa, thu gom xử lý rác thải, xây dựng công trình vệ sinh, chỉnh trang nhà cửa, cải tạo vườn tược, khuôn viên,…

Ông Mùa A Của, Bí thư chi bộ bản Làng Sang, xã Nậm Khắt chia sẻ, trước đây cuộc sống của người dân trong bản rất khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao, thường xuyên phải nhận sự hỗ trợ của Nhà nước. Mấy năm nay, cuộc sống thay đổi rõ rệt, người dân có thu nhập khá hơn nhiều từ việc cho thuê đất và làm việc tại các trang trại nông nghiệp công nghệ cao. Từ đó, các hộ dân tích cực đóng góp tiền, công lao động để làm đường bê tông trong bản, việc đi lại đỡ vất vả hơn. Nhà ở, công trình vệ sinh cũng được xây dựng kiên cố, sạch sẽ hơn trước.

Nông thôn ở Nậm Khắt nay đã thay đổi nhiều, nhà cửa được chỉnh trang kiên cố, mái lợp chắc chắn trong mỗi ngôi nhà có đủ các công trình phụ, gia súc đã được nuôi nhốt trong chuồng trại chắc chắn, chất thải đã được thu gom, không còn thả rông hay buộc nhốt quanh nhà như trước.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 3.

Xây dựng nông thôn mới, các nhà văn hóa được trồng hoa, cây cảnh tạo khuôn viên sáng – xanh – sạch – đẹp. Ảnh: Hoàng Hữu.

Trên những cánh đồng ở thung lũng Nậm Khắt, hàng trăm hecta được phủ kín bằng nhiều loại cây trồng như hoa hồng, cà chua, ớt và rau màu các loại được trồng theo hướng công nghệ cao với nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới tiêu chăm sóc đồng bộ. Những con đường dốc nhỏ luồn lách vào các ngõ xóm được đổ bê tông thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Tất cả đã mang lại đời sống no ấm hơn cho người nông dân.

Đến nay, hệ thống giao thông nông thôn ở địa phương được kiên cố khá đồng bộ, 100% tuyến đường xã được đổ nhựa, hoặc bê tông, hơn 90% tuyến đường liên bản và đường ngõ xóm được kiên cố bê tông. Hàng tháng bà con còn tự giác 2 lần phát cỏ, quét đường, một số tuyến đường hoặc nhà văn hóa được lắp hệ thống điện chiếu sáng và trồng hoa, cây cảnh tạo khuôn viên sáng – xanh – sạch – đẹp.

Hệ thống thủy lợi được đầu tư nâng cấp, đã có hơn 50% kênh mương được cứng hóa bê tông, 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới tiêu nước chủ động. 99,8% hộ gia đình sử dụng điện quốc gia thường xuyên, an toàn.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 4.

Mô hình trồng nấm công nghệ cao đem lại thu nhập cao cho người nông dân Nậm Khắt. Ảnh: Hoàng Hữu.

Xây dựng NTM với mục tiêu cốt lõi là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, chính vì vậy bên cạnh huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu, các tiêu chí nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo được đặc biệt chú trọng.

Ông Lý A Sử, Phó chủ tịch UBND xã Nậm Khắt cho biết, xác định rõ nông nghiệp là mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế địa phương, xã đã lựa chọn cây trồng, vật nuôi có giá trị, năng suất cao đưa vào sản xuất thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Hiện toàn xã có hơn 300 ha lúa nước, hơn 1.100 ha cây ăn quả. Ngoài ra, trong giai đoạn từ 2018 đến nay đã chuyển đổi hơn 100 ha lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng hoa hồng, nấm, cà chua và rau sạch.

Đến nay, trên địa bàn xã đã thành lập được 2 HTX và hơn 30 tổ hợp tác tham gia vào liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; tiêu biểu như HTX hoa có diện tích hơn 70 ha, HTX trồng nấm với diện tích trên 2 ha. Sản phẩm mật ong Nậm Khắt được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Yên Bái.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 5.

Cánh đồng hoa hồng Nậm Khắt. Ảnh: Hoàng Hữu.

Sau 14 năm xây dựng NTM, đến nay Nậm Khắt đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển nông nghiệp gieo trồng các loại cây có năng suất cao, thực hiện các dự án trồng trọt, chăn nuôi và dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 46 triệu đồng/năm (tăng 40 triệu đồng so với năm 2010), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,49%.

Ông Nông Việt Yên, Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải đánh giá, Nậm Khắt đã có những thay đổi rõ rệt, không chỉ ở hạ tầng hay bộ mặt nông thôn miền núi, mà thay đổi quan trọng nhất là ở nhận thức của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Những thửa ruộng chỉ cấy một vụ lúa trước đây cho thu nhập 25-30 triệu/ha giờ đã trở thành cánh đồng thâm canh hoa hồng, rau sạch, nấm dược liệu, cà chua, ớt xuất khẩu… với giá trị thu nhập bình quân trên 500 triệu đồng/ha.

Nậm Khắt trở thành xã Nông thôn mới đầu tiên của huyện vùng cao Mù Cang Chải, làm sao để đạt được? - Ảnh 6.

Các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ngày càng xuất hiện nhiều ở xã Nậm Khắt, không chỉ giúp nâng cao thu nhập mà còn làm thay đổi đổi nhận thức của người dân trong phát triển nông nghiệp. Ảnh: Hoàng Hữu.

Việc xã Nậm Khắt được công nhận là xã đầu tiên đạt chuẩn NTM ko chỉ làm thay đổi đời sống của đồng bào nơi đây mà còn khơi dậy khát vọng vươn lên thoát nghèo của gần 7 vạn đồng bào người Mông, người Thái ở huyện nghèo Mù Cang Chải.





Nguồn: https://danviet.vn/day-la-xa-nong-thon-moi-dau-tien-cua-huyen-mu-cang-chai-tinh-yen-bai-20241119162332261.htm

Cùng chủ đề

Ninh Bình có thêm 1 huyện được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao

Quyết định giao UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Yên Mô tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về kinh tế và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng NTM. Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương...

Lâm Đồng: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP để xây dựng nông thôn mới giàu mạnh

Xác định tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng nông thôn mới, những năm qua, tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều chính sách hỗ trợ đẩy mạnh phát triển chương trình… Nhà nông tiên phong làm OCOP Đức Trọng là một trong những địa phương ở Lâm Đồng có nhiều tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển sản phẩm OCOP.  Xác định tầm quan trọng của Chương trình...

Du lịch nông nghiệp: Tìm cách bứt phá

Phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một giải pháp động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn mới bền vững đồng thời nâng giá trị nông sản cho mỗi địa phương. Tuy nhiên, các hoạt động...

3 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao

Cụ thể, tại Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Tại Quyết định số 206/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Tại Quyết định số 207/QĐ-TTg ngày 22/01/2025, công nhận huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. UBND 3 tỉnh Hòa...

Sứ giả mùa xuân

Mùa xuân luôn đến sớm trên vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cùng vị sứ giả đặc biệt, đó là hoa đào rừng, hay còn gọi là “tớ dày” theo tiếng người H’Mông. Tớ dày - cái tên bản địa thân thương này khiến nhiều du khách không ngại những nẻo đường xa, đặt chân lên non cao Tây Bắc để được hòa mình vào “không gian hồng” giữa núi cao trùng điệp. Cũng giống như mai anh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại biểu Quốc hội tán thành quy định giáo viên mầm non được nghỉ hưu trước tuổi

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) góp ý quy định về chế độ nghỉ hưu với nhà giáo. ...

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Độc lạ ngôi chợ chỉ bán một mặt hàng, mỗi năm họp một lần ở TP.HCM

Mỗi năm một lần, hơn nửa thế kỷ qua, chợ lá dong lớn nhất TP.HCM vẫn tồn tại giữa phố thị nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu của người dân mỗi dịp Tết đến xuân về. ...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Bài đọc nhiều

Sử dụng vaccine top 1 châu Âu cho các trang trại chăn nuôi trong chuỗi Hùng Nhơn

Theo nội dung thoả thuận giữa Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix, phía Olmix sẽ cung cấp cho Hùng Nhơn dịch vụ kỹ thuật chăn nuôi thú y để kiểm soát dịch bệnh trong trang trại chăn nuôi và các sản phẩm vaccine. Trong đó, có vaccine gia cầm...

Quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Đây là áp lực rất nặng nề cho giai đoạn nước rút. Do đó, các bộ, ngành và địa phương cho đến từng chủ đầu tư, cần tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ:  Ghi nhận tại các địa phương cho thấy, các cấp ban ngành đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp và phấn đấu...

Giống khoai mì kháng khảm mới nhất sẽ trồng trên đồng đất Tây Ninh, đó là giống khoai mì gì?

Ngành nông nghiệp Tây Ninh và các đơn vị nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm kiếm giống khoai mì mới, vừa có gen kháng khảm, đảm bảo năng suất, chất lượng, vừa chống chịu tốt với các bệnh điển hình trên cây trồng này. ...

Nuôi thành công chim két vốn xưa kia là động vật hoang dã, một nông dân Bạc Liêu bán 5 triệu/cặp

Ông Tường, nông dân nuôi chim két, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân (tỉnh Bạc Liêu) cho biết: “Chim két thì cũng có nhiều chủng loại, nhưng loài chim két bố mẹ có giá thấp nhất cũng từ 4 - 5 triệu đồng/cặp, có loại lên đến 30 triệu...

“Cánh đồng không dấu chân” ở Quảng Bình, nông dân gặt lúa đạt 75 tạ/ha, bán ngay tại ruộng, giá cao

Clip: Nông dân thôn Tiên Sơn (xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ niềm vui ở "cánh đồng không dấu chân" khi lúa đạt năng suất, bán với giá caoGặp nông dân Hoàng...

Cùng chuyên mục

Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc ở Lâm Đồng chia sẻ bí quyết bán gần 6.000 giò lan dịp Tết

Cứ mỗi dịp Tết Âm lịch cận kề, những chậu phong lan của anh Vũ Đức Nghi – Phó Chủ tịch Hội Hoa lan Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) lại ra nụ rất nhiều, năm nay anh bán được gần 6.000 chậu ra thị trường. ...

Cây cổ thụ này đưa lên chậu, quả như cục vàng, giá hàng trăm triệu “thiên hạ vẫn xuất hiện thượng đế”

Anh Hoàng Đình Chính (huyện Văn Giang, Hưng Yên) có trên 300 trăm cây bưởi cảnh lớn nhỏ, nhiều cây là cây cổ thụ, tổng giá trị ước tính gần 30 tỷ đồng. Có một cây bưởi cổ thụ 100 năm tuổi được anh Chính đưa lên chậu, đặt tên là...

Loại củ gia vị quen lắm luôn, trồng ở Đà Lạt, sao giá bán lên tới 100.000 đồng/kg dân tình vẫn mua?

Tỏi tím được trồng vài chục năm qua tại phường 7, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) là loại tỏi thơm ngon, bán với giá từ 80.000-100.000 đồng/kg, đang được người dân trồng và nhân rộng trong thời gian qua. ...

Hơn 7,5 tỷ đồng mang Xuân ấm tới người dân có hoàn cảnh khó khăn

Những món quà Xuân ý nghĩa đang liên tục được trao tới những người dân có hoàn cảnh khó khăn tại khắp các tỉnh thành trên cả nước trong khuôn khổ chương trình Tết vì người nghèo năm 2025 do Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Tập đoàn TH, Ngân hàng TMCP...

Không khí lạnh mạnh đang trên đường về Việt Nam, mùng 1 Tết Ất Tỵ nhiều nơi chỉ 3 độ C

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, hiện nay (25/01), bộ phận không khí lạnh mạnh đã báo vẫn đang di chuyển xuống phía Nam. Do tác động của không khí lạnh, dịp Tết Ất Tỵ, thời tiết miền Bắc sẽ chìm trong mưa rét. ...

Mới nhất

Bộ TT&TT chúc mừng năm mới Xuân Ất Tỵ 2025

Nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các Thứ trưởng gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành TT&TT. VietNamNet xin gửi đến bạn đọc toàn văn lời chúc Tết của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng các...

Tết không nghỉ trên công trường cao tốc Chí Thạnh

Tết đã đến rất gần, trên công trình cao tốc Chí Thạnh - Vân Phong, kỹ sư, công nhân vẫn miệt mài thi công, tạm gác lại đằng sau những nỗi ngóng đợi của người thân nơi quê nhà. ...

Bất ngờ ở chợ Bình Tây ngày giáp Tết

TPO - Chợ Bình Tây (quận 6, TPHCM) là khu chợ chuyên phân phối các mặt hàng sỉ từ bánh mứt, quần áo, giày dép đến hàng gia dụng... đi mọi tỉnh thành. Thế nhưng hiện nay, khu chuyên bánh mứt tại chợ này lại không còn hàng sỉ để bán cho bạn hàng, nhiều sản phẩm Tết...

Bé trai 4 tuổi ở Hải Dương ‘trốn học’ khiến công an phải nửa ngày đi tìm

Sau khoảng 4 tiếng tìm kiếm, lực lượng Công an xã Cao An (huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tìm thấy bé Nguyễn Đức H.H. (4 tuổi), sau nhiều giờ ‘trốn học’. Bà Nguyễn Thị Long (trú tại xã Cao An, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương) vừa gửi thư cảm ơn Công an xã Cao An vì kịp thời tìm...

Quảng Nam chuyển mục đích gần 17ha rừng để đầu tư xây dựng KCN Tam Thăng mở rộng

Quảng Nam chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Tam Thăng mở rộng với tổng diện tích là 16,9 ha rừng trồng. Quảng Nam chuyển mục đích gần 17 ha rừng để mở rộng Khu công nghiệp Tam ThăngQuảng Nam...

Mới nhất