Trang chủKinh tếNông nghiệpĐây là cây trồng mới, vật nuôi mới, cách làm mới giúp...

Đây là cây trồng mới, vật nuôi mới, cách làm mới giúp dân tộc Cờ Lao ở Hà Giang có thu nhập tốt hơn

Xã Túng Sán thuộc huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) là một trong những địa bàn sinh sống của đồng bào người Cờ Lao, nơi điều kiện kinh tế – xã hội còn nhiều khó khăn. Việc xây dựng mô hình trồng mới, vật nuôi mới, cách làm mới giúp nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, xã Túng Sán đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế cho người dân. Trong đó, mô hình hỗ trợ giống trâu, bò sinh sản bước đầu đã có những tín hiệu tích cực, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo của mình.

Xã Túng Sán nằm cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 22 km, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Xã có 647 hộ với 3.141 nhân khẩu, trong đó có 220 hộ với 1.070 nhân khẩu là người dân tộc Cờ Lao sinh sống tại 8 thôn.

Do địa hình núi cao, giao thông khó khăn, người Cờ Lao ở Túng Sán chủ yếu dựa vào nông nghiệp tự cung tự cấp. Các cây trồng truyền thống như lúa nương, ngô, đậu tương thường xuyên chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt, khiến năng suất thấp và đời sống người dân bấp bênh. Chăn nuôi gia súc, gia cầm dù phổ biến nhưng chưa phát triển theo hướng hàng hóa để trở thành nguồn thu nhập ổn định.

Động lực nào giúp người Cờ Lao ở Hà Giang vươn lên thoát nghèo? - Ảnh 1.

Chăm sóc chè, phát huy giá trị của cây bản địa góp phần xoá đói giảm nghèo

Tháng 7/2024, gia đình anh Min Sử Sìn, thôn 4 – Tả Chải được hỗ trợ mua 4 con bò từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững để phát triển kinh tế. Sau gần 6 tháng, đàn bò của gia đình anh đã phát triển thêm được 2 con.

Anh Sìn chia sẻ: “Những năm qua, dù cố gắng làm nương, trồng ngô, nhưng cái nghèo vẫn đeo bám, khiến cuộc sống gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Kể từ khi gia đình mua được 4 con bò giống do Nhà nước cấp kinh phí hỗ trợ, đến nay sau một thời gian chăm sóc, đàn bò sinh trưởng phát triển rất tốt. Khi gia đình tôi nhận bò, cán bộ thú y đã tổ chức tiêm phòng, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cũng như các biện pháp tránh rét cho vật nuôi. Ở đây, nguồn thức ăn dồi dào, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc. Cứ chăm sóc tốt, bò khỏe mạnh, sinh sản đều, gia đình tôi có động lực vươn lên thoát nghèo”.

Động lực nào giúp người Cờ Lao ở Hà Giang vươn lên thoát nghèo? - Ảnh 2.

Chị Giàng Thị Phấy (vợ anh Min Sử Sìn, thôn 4 – Tả Chải) chăm sóc đàn bò của gia đình được hỗ trợ từ nguồn vốn Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Ảnh Nguyễn Quân

Ông Hoàng Bình Rơi, Chủ tịch UBND xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì cho biết: Với phương châm “Trao cần câu, không cho con cá”, việc hỗ trợ trâu, bò giống, đã tạo “điểm tựa” giúp các hộ nghèo, cận nghèo nỗ lực vượt khó vươn lên. Hiện nay, xã Túng Sán thường xuyên cử cán bộ hướng dẫn các hộ dân kỹ thuật chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh.

Cũng thuộc diện hộ nghèo nhiều năm của thôn 2 – Phìn Sư, xã Túng Sán, gia đình anh Cáo Diu Páo là một trong số những hộ được Nhà nước hỗ trợ trâu để chăn nuôi vào tháng 11/2024 vừa qua. Sau khi nhận trâu giống, gia đình anh Páo đã được hướng dẫn các kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho gia súc.

Anh Cáo Diu Páo cho biết: “Gia đình tôi rất mừng khi nhận được sự giúp đỡ này. Mặc dù công việc làm nương vất vả, nhưng nhờ có con trâu, gia đình sẽ có thêm thu nhập từ việc chăn nuôi. Dù khó khăn, tôi sẽ cố gắng chăm sóc trâu thật tốt, hy vọng sẽ tạo thành đàn và mang lại thu nhập ổn định cho gia đình trong tương lai”.

Động lực nào giúp người Cờ Lao ở Hà Giang vươn lên thoát nghèo? - Ảnh 3.

Nhiều thanh niên dân tộc gắn bó với đàn trâu chăn nuôi thành chuỗi hàng hoá thực phẩm

“Dù chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi sẽ học hỏi từ những người đi trước và áp dụng kỹ thuật mới để chăm sóc trâu tốt nhất. Tôi hy vọng với sự chăm sóc cẩn thận, đàn trâu sẽ phát triển”, anh Páo chia sẻ thêm.

Trưởng phòng Dân tộc huyện Hoàng Su Phì ông Bùi Thanh Hưởng, cho biết: “Chương trình MTQG 1719 đã làm chuyển biến nhận thức, giúp người nghèo đồng bào DTTS phát triển sản xuất, thu nhập ổn định. Riêng đối với các dự án hỗ trợ sản xuất cho đồng bào dân tộc Cờ Lao đã và đang tạo hiệu ứng rất tốt trong cộng đồng”.

Việc tạo sinh kế bền vững cho người Cờ Lao ở Túng Sán không chỉ giúp cải thiện đời sống mà còn góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương. Sự chung tay của chính quyền, doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo các giải pháp này mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người dân Cờ Lao vươn lên thoát nghèo và phát triển bền vững.





Nguồn: https://danviet.vn/day-la-cay-trong-moi-vat-nuoi-moi-cach-lam-moi-giup-dan-toc-co-lao-o-ha-giang-co-thu-nhap-tot-hon-20250216103319589.htm

Cùng chủ đề

Mới nhất vụ 150 học sinh Quảng Bình chưa thể đến trường

TPO - Mặc dù chính quyền đã đưa ra nhiều phương án hỗ trợ tối đa việc học của học sinh, đồng thời cam kết sớm xây mới để thay thế các phòng học đã xuống cấp không thể sử dụng, nhưng phụ huynh của hơn 150 học sinh tiểu học thôn Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) vẫn cương quyết không cho con đến trường. TPO - Mặc dù chính quyền...

Giá cà phê hôm nay 21/2/2025 duy trì đà tăng nhẹ

Cập nhật giá cà phê hôm nay 21/2/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 21/2/2025. Giá cà phê thế giới đồng loạt giảm rất mạnh Giá cà phê hôm nay 21/2/2025 trên thị trường thế giới, lúc 3 giờ 00 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà...

Các ngoại trưởng Nga và Trung Quốc gặp nhau, Moscow sắp đón “bạn quý”

Ngày 20/2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm song phương bên lề cuộc họp Ngoại trưởng Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nam Phi.

Cúm chưa giảm nhiệt, lại lo bùng phát dịch sởi

Đáng lưu ý, đa phần trẻ mắc sởi biến chứng chưa được tiêm chủng,...

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Quốc phòng về tổ chức Quân đội

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh, Quân đội sắp xếp, điều chỉnh sáp nhập những tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng bảo đảm tinh, gọn, mạnh. Chiều 20/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã làm việc với Bộ Quốc phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về tổ chức QĐND Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo. Thời gian qua, nhận thức sâu sắc chủ trương,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra là: "Có nên "quay xe" trước cánh cửa ngành Sư phạm?". ...

Một người Cà Mau đem theo cái máy gì “bơi” khắp ấp trên xóm dưới, hễ gặp ai cũng tán thán?

Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo bắt cố định trên chiếc phà nhỏ, anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau len lỏi trên các dòng sông, kênh, rạch đến...

Đặc sản Bình Thuận, con tôm tươi rói đem nấu canh rau lủi, loại rau rừng, ăn ngon hơn cá thịt

Ký ức về quê hương là những kỷ niệm gắn liền với những món ăn của tuổi thơ ở vùng đất La Gàn (Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Nơi có những bữa cơm mẹ nấu, có “món canh tuổi thơ”- rau lủi nấu tôm. ...

Thông tin mới nhất về vụ trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động

Sở GDĐT TP.HCM vừa có những thông tin mới nhất liên quan đến việc trường Quốc tế Sài Gòn Pearl dừng hoạt động. ...

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Bài đọc nhiều

Giúp người nghèo tự tin phát triển kinh tế

Những ngày này, vùng núi cao Bắc Kạn đâu đâu cũng rộn ràng không khí chào đón Xuân. Những cánh rừng già xanh tốt, những ruộng lúa, đồi ngô chín vàng... là minh chứng cho cuộc sống thanh bình, khởi sắc của người dân nơi đây. “Trái ngọt” từ chính sách tín dụng vì người nghèo của Đảng Chính sách an sinh xã hội ngày càng toàn diện ...

Một xã ở Yên Bái đang là vùng quê đáng sống, đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới nâng cao

Năm 2020, xã Minh Xuân (huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái) đạt chuẩn nông thôn mới. Dù bị ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (YAGI), nhưng đến cuối năm 2024 xã Minh Xuân tiếp tục khẳng định vị thế khi...

Hà Nội nhân rộng mô hình nông nghiệp xanh

Những mô hình giá trị kinh tế cao Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Nội phối hợp với các địa phương đưa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện nhiều mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, hữu cơ. Chia sẻ về vấn đề này, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương thông tin, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến...

Nông thôn mới Quảng Bình, dân nhận tiền tỷ đền bù rồi chi tiêu thế nào mà làng đẹp như phim?

Nhiều vùng nông thôn mới Quảng Bình ven tuyến cao tốc Bắc – Nam đang "thay da đổi thịt, dân đổi đời" với các căn nhà hai tầng, nhà vườn khang trang đẹp như phim nhờ gây dựng từ tiền đền bù giải...

Vịt bầu Phủ Quỳ, con đặc sản thịt thơm ngon, nổi tiếng nhất Nghệ An, nhà nào nuôi bán là trúng lớn

Vịt bầu cổ ngắn hay gọi là vịt bầu Phủ Quỳ nuôi ở xã Châu Thôn, huyện Quế Phong là con đặc sản Nghệ An nổi tiếng. Nay, người dân nuôi vịt đặc sản theo hướng hàng hóa bán với giá cao mà nhà hàng, khách sạn tranh nhau mua, giúp...

Cùng chuyên mục

Một người Cà Mau đem theo cái máy gì “bơi” khắp ấp trên xóm dưới, hễ gặp ai cũng tán thán?

Sau hơn 2 tháng lắp ráp máy chà gạo bắt cố định trên chiếc phà nhỏ, anh Trần Văn Sang, ngụ ấp Kinh Hội, xã Khánh Bình, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau len lỏi trên các dòng sông, kênh, rạch đến...

Đặc sản Bình Thuận, con tôm tươi rói đem nấu canh rau lủi, loại rau rừng, ăn ngon hơn cá thịt

Ký ức về quê hương là những kỷ niệm gắn liền với những món ăn của tuổi thơ ở vùng đất La Gàn (Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). Nơi có những bữa cơm mẹ nấu, có “món canh tuổi thơ”- rau lủi nấu tôm. ...

Nhà vườn trồng cây cảnh Gia Lai lại chở mai vàng về có cây “khủng” đại gia trả 3 triệu/cây

Sau Tết Ất Tỵ 2025, dịch vụ chăm sóc mai vàng ở Gia Lai lại tất bật vào mùa. Nghề chăm sóc mai sau Tết giúp cho nhiều nhà vườn khoản thu nhập đáng kể, nhưng công sức bỏ ra cũng không ít. ...

Nông thôn mới: Không chỉ là đường, trường, trạm…

Chương trình nông thôn mới 2021-2025 tạo diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Hơn 78% số xã đạt chuẩn, thu nhập bình quân tăng gần 1,5 lần so với năm 2020. Quang cảnh hội thảo Ngày 20/2, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội thảo tham vấn lấy ý kiến góp...

Bayer đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐBSCL và Tây Nguyên

Liên kết các sáng kiến của Bayer với chương trình phát triển của chính phủ Việt Nam, đặc biệt đối với các loại cây trồng xuất khẩu chính như gạo, sầu riêng, cà phê..., nông dân tại Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tiếp tục nhận được những hỗ...

Mới nhất

Nhiều diễn biến về an ninh ở Nam Thái Bình Dương

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles ngày 20.2 cho hay nước này và Papua New Guinea sẽ đối thoại về hiệp ước...

Ông Đoàn Văn Phương làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Tiền Giang

Ngày 20/2, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về thành lập sở và triển khai quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường gồm ông Đoàn Văn Phương - Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giữ chức giám...

Có nên “quay xe” trước cánh cửa ngành Sư phạm?

Thông tư 29 được áp dụng, việc dạy thêm, học thêm bị siết chặt. Với nhiều học sinh và phụ huynh có con đang học cuối cấp, câu hỏi đặt ra...

Những việc cần làm sau kỳ họp bất thường

Kỳ họp bất thường lần thứ 9 vừa qua là kỳ họp đặc biệt hơn cả những kỳ họp bất thường từ trước tới nay. ...

Mới nhất