Trang chủDi sảnDấu xưa trên vùng đất An Bang

Dấu xưa trên vùng đất An Bang

Vào ngày 16 tháng Giêng hằng năm, cư dân ấp An Bang làng Thanh Hà xưa (nay là khối An Bang, phường Thanh Hà, TP.Hội An) long trọng tổ chức lễ tế xuân, cầu an đầu năm nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân đã dày công khai mở và phát triển xóm ấp ngày thêm rạng rỡ. Sau nghi thức lễ tế trang nghiêm theo cổ truyền, phần hội luôn rôm rả những tích xưa, chuyện cũ về vùng đất với bao niềm tự hào và cũng chan chứa những ước vọng mai sau.

Hố khai quật di tích khảo cổ An Bang năm 1995.

Hố khai quật di tích khảo cổ An Bang năm 1995.

Làng Thanh Hà xưa nằm về phía Tây của Hội An, đây là một làng xã được hình thành khá sớm, khoảng thế kỷ 16. Trải qua quá trình phát triển, vào thế kỷ 19, làng Thanh Hà có diện tích rộng lớn với 13 xóm ấp gồm An Bang, Bộc Thủy, Nam Diêu, Thanh Chiếm, Bàu Súng, Bàu Ốc, Hậu Xá, Trảng Kèo, Cửa Suối, Bến Trễ, Đồng Nà, Nhà/Trà Quế, Cồn Động, trải rộng từ bờ bắc sông Thu Bồn đến dọc sông Để Võng và giáp biển. Trong đó, ấp An Bang có vị trí đặc biệt trong dòng chảy lịch sử – văn hóa của làng.

Ấp An Bang phía Nam giáp sông Đầm, bên kia sông là ấp Nam Diêu và Bộc Thủy, phía Tây giáp với làng Hòa Yên, phía Bắc giáp với ấp Bàu Súng và phía Đông giáp với ấp Thanh Chiếm. Phần phía Bắc của An Bang là dải cồn cát lớn nối dài từ Lai Nghi xuống Thanh Chiếm, Hậu Xá, và phần phía Nam là vùng đất phù sa cổ, đồng ruộng và dấu vết của dòng sông cổ/Rộc Gốm ôm theo cồn cát chảy về phía Đông.

Những địa danh như trảng Dài, trảng Cây Quăn, cồn Ông Đô, rộc Gốm, đồng Cát, sông Đầm, ruộng Trung Đầm, mương giếng bà Công… đã phần nào phản ánh tính đa dạng về địa hình, địa mạo, thủy văn của vùng đất An Bang. Kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, thành tạo địa chất của vùng đất Thanh Hà nói chung, An Bang nói riêng có tuổi từ 4.500 – 10.000 năm (theo Cát Nguyên Hùng, Hoàng Anh Sơn (1995), Sơ lược về địa chất vùng Hội An, Trong Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An, Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An (kỷ yếu hội thảo về Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An năm 1995), in tại Công ty in Quảng Nam, 2004, trang 50-56). Hiện nay, trên vùng đất An Bang còn lưu lại nhiều di tích, dấu tích minh chứng quá trình lịch sử – văn hóa lâu đời của các lớp cư dân từ thời kỳ Văn hóa Sa Huỳnh qua thời kỳ Champa, Đại Việt đến ngày nay.

2.jpg
“Đèn Sa Huỳnh” phát hiện ở di tích khảo cổ An Bang.

Để chuẩn bị cho hội thảo quốc tế về Đô thị cổ Hội An năm 1990, một cuộc điền dã nghiên cứu khảo cổ học đã diễn ra tại Hội An vào năm 1989 do Trung tâm Văn hóa Việt Nam – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội) và Ban Quản lý Di tích và dịch vụ du lịch Hội An (nay là Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An) thực hiện. Kết quả đã phát hiện 3 địa điểm Văn hóa Sa Huỳnh đầu tiên ở Hội An, trong đó có 1 địa điểm ở An Bang nằm trên khu đất cao cạnh cồn Ông Đô. Ngoài ra, trên cồn cát ở An Bang còn phát hiện dấu tích của một kiến trúc Chăm.

Kết quả thực hiện dự án “Khai quật khảo cổ học về di tích Văn hóa mộ chum Sa Huỳnh ở thị xã Hội An” từ năm 1993 – 1995 đã làm sáng tỏ các giá trị của di tích khảo cổ An Bang và vai trò, vị trí, mối liên hệ của nó trong hệ thống di tích Văn hóa Sa Huỳnh ở Hội An nói riêng, ở Quảng Nam và miền Trung Việt Nam nói chung. Trên diện tích khai quật với 26m2 đã phát hiện 16 chum mộ thuộc loại hình trụ, hình nồi (cầu) và nhiều hiện vật tùy táng bằng gốm như nồi, bình, cốc, đèn Sa Huỳnh… vũ khí và công cụ bằng sắt, đồ trang sức bằng đá và thủy tinh.

Đặc điểm nổi bật của di tích An Bang là mộ chum được chôn thành cụm, mật độ khá dày, hầu hết mỗi mộ chum cóbiên mộ riêng. Song, cũng có trường hợp 2 chum trong 1 biên mộ. Bên dưới chum lót lớp đá màu vàng – nâu sẫm. Xung quanh chum có nhiều than tro. Di tích mộ táng An Bang có niên đại C14 là 2260 ± 90 BP, đây là niên đại sớm nhất trong hệ thống các di tích Sa Huỳnh ở Hội An. Qua đặc điểm phân bố hiện vật cho thấy táng thức của cư dân Sa Huỳnh tại di tích An Bang có điểm tương đồng với khu mộ táng Thanh Chiếm, Hậu Xá II và Hậu Xá I.

Dấu tích kiến trúc Chăm được phát hiện ở An Bang là chân móng của một miếu thờ nhỏ thường thấy trong kiến trúc Chăm, nằm theo hướng Đông – Tây. Chân móng kiến trúc này không còn nguyên vẹn, có từ một đến ba lớp gạch với gạch có kích thước 33cm x 17cm x 7cm. Bên dưới lớp gạch là lớp cuội. Rất tiếc, qua thời gian và quá trình đô thị hóa, dấu vết kiến trúc này đã bị phá hủy hoàn toàn.

4.jpg
Mộ bà Nguyễn Quý Nương.

Từ cuối thế kỷ 15, cư dân Đại Việt đã đến khai phá, định cư trên vùng đất An Bang, Thanh Hà (theo tư liệu và truyền khẩu, làng Thanh Hà được thành lập bởi bát tôn tiền hiền là Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Đức, Nguyễn Kim, Ngụy Như, Bùi Phước, Võ Đình, Võ Văn). Quá trình lập ấp lập làng và phát triển vùng đất An Bang nói riêng, Thanh Hà nói chung từ thế kỷ 16 về sau đã lưu lại trên vùng đất An Bang nhiều di tích, dấu tích có giá trị, minh chứng quá trình lao động sáng tạo, bản lĩnh và cống hiến của cư dân nơi đây cũng như vai trò, vị thế của vùng đất này trong lịch sử. Đó là hệ thống các di tích kiến trúc tín ngưỡng như đình, Văn Thánh, miếu Tam vị, miếu Thành Hoàng, mộ cổ và nhiều giếng cổ.

Theo Quảng Nam xã chí và nhiều nguồn tư liệu khác, đình Thanh Hà nguyên gốc được xây dựng ở ấp An Bang, nay là khu vực đình ấp An Bang và chùa Minh Giác (đình ấp An Bang nguyên gốc ở vị trí khác, bị hư hại nặng vào năm 1958, sang năm 1959, ngôi đình được tái dựng ở vị trí hiện nay, trên khu vực cũ của đình làng Thanh Hà).

Chùa Minh Giác tên gọi xưa là chùa Phật Cẩm Hà, được xây dựng năm 1957). Ngôi đình bị hư hại hoàn toàn vào năm 1947, sau lập lại vào năm 1953 trên đất Hậu Xá (đình Thanh Hà hiện nay). Ngôi đình nguyên gốc ở An Bang có quy mô lớn, xung quanh khuôn viên ngôi đình là tường bao; tiền đình kết cấu 3 gian hai chái với hệ khung bằng gỗ, tường xây, mái lợp ngói; hậu tẩm có cổ lầu. Nội thất ngôi đình bố trí 4 bàn thờ, tiền đình có bàn hương án sơn son thếp vàng nằm ở giữa, sát tường sau có bàn thờ Tiền hiền ở hai bên, hậu tẩm là bàn thờ Đại Càn (theo ghi chép trong Quảng Nam xã chí, có 4 sắc phong riêng và 1 sắc phong chung về Đại Càn), bên trên có qụy để sắc phong. Lễ tế tại đình một năm 2 kỳ vào ngày 15/3 và 16/8.

6.jpg
Một trong những giếng cổ hình ống tròn xây bằng gạch ở An Bang.

Bên cạnh đình còn có miếu Ngũ hành, miếu Tam vị và miếu Thành hoàng (theo ghi chép trong Quảng Nam xã chí, có 4 sắc phong riêng và 3 sắc phong chung về Thành hoàng; 1 sắc phong riêng và 1 sắc phong chung về Ngũ hành), lễ tế tại đây đều theo đình một lượt. Rất tiếc những thiết chế tín ngưỡng này đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1975.

Một thiết chế tín ngưỡng khác liên quan đến truyền thống Nho học ở Thanh Hà nằm trên đất An Bang đó là Văn Thánh. Di tích này cách không xa về phía Tây Bắc đình làng (cũ), có quy mô lớn, lễ tế hằng năm vào ngày xuân đinh và thu đinh. Cũng như các di tích kể trên, miếu Văn Thánh cũng bị phá hủy bởi bom đạn chiến tranh, giờ chỉ còn lại nền móng và giếng nước.

Theo số liệu thống kê, có ít nhất 4 khu mộ có giá trị cao về lịch sử – văn hóa hiện còn trên vùng đất An Bang. Những ngôi mộ này đều có quy mô lớn, được kiến trúc bằng hợp chất vôi ghè và bằng đá, kiểu dáng ngôi mộ cũng như hoa văn trang trí bia đá và trên thành phần kiến trúc ngôi mộ đều điển hình cho các loại hình mộ cổ ở Hội An giai đoạn trước thế kỷ 19 và đầu triều Nguyễn; liên quan đến những nhân vật có vai trò, địa vị hoặc có đóng góp đặc biệt. Đó là khu mộ của ông Nguyễn Đức Lễ, người ấp An Bang làng Thanh Hà, có những đóng góp lớn thời Tây Sơn, từng giữ chức Đại Đô đốc của Ngự đạo Thị Lân vệ, mất năm 1798 và được gia phong Phụ Quốc Thượng Tướng quân Phó Thống lãnh. Mộ Đại đô đốc Nguyễn Đức Lễ là một trong số rất ít ngôi mộ cổ liên quan đến phong trào – triều đại Tây Sơn hiện còn ở Hội An, có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu nhận diện vai trò, vị trí của vùng đất và con người Hội An trong phong trào – triều đại này.

7.jpg
Bia mộ Đại đô đốc Nguyễn Đức Lễ.

Cách đình ấp An Bang khoảng 200m về phía Bắc là khu mộ bà họ Nguyễn (Nguyễn Quý Nương), được lập khoảng năm 1784. Hoa văn trang trí trên bia mộ rất sắc sảo mang phong cách thời Lê. Văn bia cho biết bà Nguyễn Quý Nương tên thụy Trinh Thục, là vợ của Thống suất họ Lê. Về phía Đông đình ấp An Bang là mộ của vợ chồng ông Phẩm Luân người tộc Nguyễn làng Thanh Hà, có quy mô khá lớn, được xây dựng bằng đá vào khoảng năm 1856 – 1857. Đây là một trong những khu mộ kiến trúc bằng đá khá đặc biệt ở Hội An. Về phía Tây mộ Đại Đô đốc Nguyễn Đức Lễ là khu mộ tộc Nguyễn làng Minh Hương ở Hội An, được lập năm 1864, kiến trúc khu mộ bề thế, hoa văn trang trí ấn tượng. Phía Tây là mộ ông Nguyễn Chiêu Điển, làm nghề y, hiệu Khánh Thiện; phía Đông là mộ ông Nguyễn Duy Đức, tự là Tích Thiện và vợ là bà Lê Thị Thu, hiệu là Phạm Thành.

Ngoài ra, trên vùng đất An Bang hiện còn nhiều giếng cổ như giếng nhà ông Võ Vinh, giếng nhà bà Nguyễn Thị Tuất, giếng Thánh (nhà bà Nguyễn Thị Rỗ), giếng nhà ông Hiệp, giếng bà Công… Giếng có kiểu dáng hình tròn hoặc trên tròn dưới vuông, thành xây bằng gạch với bên dưới là khung gỗ, nguồn nước ngọt luôn dồi dào, hiện nay một số giếng vẫn còn sử dụng. Sự hiện diện với mật độ khá dày các giếng cổ ở vùng đất An Bang đã minh chứng điều kiện kinh tế, xã hội và lịch sử – văn hóa đặc biệt nơi đây. Đồng thời cũng khẳng định trình độ kỹ thuật và vốn tri thức phong phú của cư dân trong việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngọt.

Với những dấu tích – di tích đề cập ở trên cho thấy vị thế đặc biệt của An Bang trong diễn trình lịch sử vùng đất Thanh Hà. Sự hiện diện của các thiết chế văn hóa tín ngưỡng như đình làng, Văn Thánh, miếu Thành Hoàng, miếu Tam vị, Ngũ Hành đã chứng tỏ An Bang từng giữ vai trò là trung tâm của làng Thanh Hà xưa.

Nguồn: https://baoquangnam.vn/dau-xua-tren-vung-dat-an-bang-3136837.html

Cùng chủ đề

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Vosco ‘ra khơi’ giữa bối cảnh đầy sóng gió Chưa đầy một tuần nữa, Công ty CP Vận tải biển Việt Nam (Vosco) sẽ nhận bàn giao tàu rời Sunlight, được đóng tại Nhật Bản từ năm 2013, dưới sự đồng hành về vốn của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB). Trước đó, cuối tháng 1/2025, Vosco đã nhận bàn giao tàu cỡ Supramax là Starlight tại Nhật Bản. Tàu thực hiện chuyến hải trình đầu tiên vận...

NÉT QUYẾN RŨ TINH TẾ TỪ NHỮNG ĐÓA HOA

Khi hoa – biểu tượng của sự nữ tính và sức hút của người phụ nữ, được chạm khắc tinh xảo trong từng món trang sức, chúng mang theo một ngôn ngữ mới – ngôn ngữ của sự quyến rũ tinh tế và khí chất nội tại. Bộ sưu tập trang sức kim cương Blooming Rose và Jasmine từ DOJI chính là hai bản hòa ca hoàn hảo, khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp ấy. BST Blooming Rose mang...

Lễ ký kết Hợp đồng cấp Tín dụng để đầu tư phát triển Đội tàu giữa VOSCO và ngân hàng MSB – Tổng công...

Tiếp tục thực hiện kế hoạch đầu tư phát triển đội tàu theo chiến lược hoạt động của Công ty, ngày 18/4/2025, tại trụ sở chính VOSCO đã diễn ra Lễ ký kết Hợp đồng cấp tín dụng giữa Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB) và VOSCO để tài trợ vốn cho các Dự án đầu tư tàu của VOSCO. Sau khi đầu tư tàu hàng rời Vosco Starlight, VOSCO tiếp tục đầu tư và sẽ nhận...

HỘI THI TÌM KIẾM TÀI NĂNG NGHỀ ẨM THỰC “HƯƠNG VỊ CỦA BIỂN”, LẦN THỨ V NĂM 2025

Ngày 19/4, Công ty Cổ phần Thực phẩm Cholimex đã tài trợ và phối hợp cùng Trường Cao đẳng Du lịch Nha Trang tổ chức Hội thi Tìm kiếm tài năng nghề Ẩm thực “Hương Vị của Biển”, lần thứ V năm 2025Với kinh nghiệm tổ chức chuyên nghiệp, Hội thi “Hương vị của biển” lần V năm 2025 là một dấu ấn đặc biệt, hội tụ tài năng sáng tạo của 32 đội thi bao gồm 16...

BẬT MOOD HÈ CÙNG ƯU ĐÃI TRANG SỨC LẤP LÁNH TỪ DOJI VÀ THẾ GIỚI KIM CƯƠNG

Mùa hè là thời điểm để phái đẹp bung tỏa trong những hành trình nghỉ dưỡng nơi thiên đường nhiệt đới đến những cuộc dạo chơi giữa phố thị sôi động. Trang sức “đúng mood” cùng những ưu đãi từ DOJI và Thế Giới Kim Cương chính là “hành lý không thể thiếu” để các quý cô ghi dấu ấn phong cách trên từng bước chân khám phá. Trang sức lấp lánh cho chuyến nghỉ dưỡng Khi những tia nắng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Một chuyên khảo về Hội An

Một chuyên khảo về Hội An được một nhà “Việt Nam học” người nước ngoài thực hiện cách đây gần 60 năm. Chuyên khảo được đánh giá là “rất công phu và nghiêm cẩn”. Người Hoa ở Hội An “Mấy điều nhận xét về Minh Hương xã và các cổ tích tại Hội An” là tên một khảo cứu về cộng đồng người Hoa và những công trình xây dựng của họ tại Hội An. Tác giả chuyên khảo là Giáo...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

Sản phẩm du lịch “Đêm phố cổ” tồn tại và phát triển đến nay vừa tròn chặng đường 25 năm. “Đêm phố cổ” đã định vị được thương hiệu lớn với du khách nhưng cần chỉn chu, đổi mới để giữ được sức hút lâu dài. “Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố...

Trưng bày ảnh “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An – 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”

Từ ngày 29/11 đến 9/12, tại di tích đình Hội An (số 27 Lê Lợi) sẽ diễn ra hoạt động trưng bày ảnh với nội dung “Di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An - 25 năm bảo tồn và phát huy giá trị”. Sự kiện do Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An chủ trì thực hiện nhằm chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày Đô thị cổ Hội An được...

Nỗi lo di tích nhà cổ Hội An

Hội An còn hàng chục di tích trong phố cổ đã xuống cấp, có nguy cơ hư hại do mưa lũ nhưng vẫn chưa thể hạ giải trùng tu. Ông Phạm Phú Ngọc – Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An cho biết, nhằm triển khai công tác phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ, từ tháng 6/2024, đơn vị đã chủ động phối hợp các địa phương,...

Hội An vào tốp 5 điểm đến tại châu Á có chi phí hợp lý nhất dành cho dân du mục kỹ thuật số

Đô thị cổ Hội An và TP.Đà Nẵng vừa được chuyên trang du lịch nổi tiếng Travel Off Path (Hoa Kỳ) đưa vào tốp 5 điểm đến dành cho dân du mục kỹ thuật số có chi phí hợp lý nhất tại châu Á năm 2025. Theo đó, Travel Off Path nhận định, Hội An là vùng đất có sự giao thoa văn hóa, đặc sắc và là đô thị sở hữu nhiều tiệm cà phê với không gian thư...

Bài đọc nhiều

Đón nhận Bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”

VHO - Chiều ngày 23.11, tại Đại Nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức đón nhận Bằng ghi danh của UNESCO về Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế”. “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vừa qua đã đem đến cho Thừa...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều năm qua,...

Từ trò chơi dân gian… trở thành “đặc sản” du lịch

VHO - Bằng nhiều hình thức khác nhau, trò chơi dân gian bài chòi được các địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi tận dụng, khai thác hiệu quả, tạo nên sự phong phú cho sản phẩm du lịch.  Đi du lịch nghe bài chòiCâu lạc bộ Bài chòi - hát hố làng Gò Cỏ, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ thành lập vào tháng 5.2020 với 21 thành viên. Bà Huỳnh Thị Thương, nghệ nhân bài chòi ở...

Phong Nha – Kẻ Bàng vươn tầm thế giới

Di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) của tỉnh Quảng Bình là một trong những mẫu hình riêng biệt, đẹp nhất ở Việt Nam và thế giới. Sự có mặt của VQG PN-KB trong bản đồ di sản đã mở ra một hướng phát triển mới, đó là, vừa bảo vệ, bảo tồn vừa phát huy giá trị tài nguyên để phát triển du lịch nhằm đưa PN-KB trở thành thương hiệu của...

Cùng chuyên mục

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây là dự án nhóm B, thuộc lĩnh vực văn hoá – lịch sử, với tổng mức đầu tư khoảng 65,8...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di vật với 4.807 tiêu bản. Trong đó tập trung chủ yếu là các loại vật liệu kiến trúc, trang trí...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu chuẩn Công trình xanh tại Việt Nam.“LOTUS không chỉ là một chứng nhận mà là một lời khẳng định: di...

Sóc Trăng: Khai mạc Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải Trần Đề 2025

VHO - Ngày 18.4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng long trọng tổ chức Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thị trấn Trần Đề. Lãnh đạo UBND huyện Trần Đề cũng cho biết, sau khi UBND tỉnh đã phê duyệt  Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội Nghinh Ông giai đoạn 2023-2028, huyện đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận...

Khởi công xây dựng Khu lưu niệm hai nhà cách mạng Võ Văn Tần và Võ Văn Ngân

VHO - Sáng ngày 18.4, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN tỉnh Long An đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng Khu lưu niệm, nhà lưu niệm đồng chí Võ Văn Tần, đồng chí Võ Văn Ngân và trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia Ngã tư Đức Hòa. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại buổi lễ. Cùng dự có Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó trưởng...

Mới nhất

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

ĐƯỜNG VÀO SÂN BAY PHAN THIẾT HOÀN THÀNH: BƯỚC TẠO ĐÀ CHO HẠ TẦNG HÀNG KHÔNG PHÁT TRIỂN

Sau hơn 1 năm nỗ lực thi công, dự án đường vào sân bay Phan Thiết đã cơ bản hoàn thành. Đây là đường kết nối Cảng hàng không quốc tế Phan Thiết (sân bay Phan Thiết) với đường ven biển Võ Nguyên Giáp (dẫn ra Mũi Né - Bàu Trắng), kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy...

CẬN CẢNH 19,5KM CAO TỐC BIÊN HOÀ – VŨNG TÀU SẮP THÔNG XE KỸ THUẬT DỊP 30/4

Sau gần hai năm thi công, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thảm nhựa và chuẩn bị thông xe kỹ thuật gần 20km của dự án thành phần 3. Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư 17.800 tỷ đồng, chiều dài 53...

Mới nhất