Trang chủNewsThời sựĐầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL


Dự liệu biến đổi khí hậu khi thiết kế công trình

Hơn một năm qua, khi các dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Cần ThơCà Mau, Châu Đốc – Sóc Trăng – Cần Thơ, Cao Lãnh – An Hữu lần lượt được khởi công, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trở thành đại công trường giao thông lớn nhất cả nước.

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL - Ảnh 1.

Hạ tầng giao thông ĐBSCL đang được dồn lực đầu tư mạnh mẽ(Trong ảnh: Cầu Mỹ Thuận). Ảnh: Tạ Hải.

Theo ông Nguyễn Thế Minh, Phó cục trưởng Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT), chưa bao giờ hạ tầng giao thông ĐBSCL được dồn lực đầu tư mạnh mẽ như hiện nay. Từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc, hiện toàn vùng có 120km cao tốc đã được đưa vào khai thác: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương 39km, Trung Lương – Mỹ Thuận 51km, Mỹ Thuận – Cần Thơ 23km, cầu Mỹ Thuận 2 (7km).

Mục tiêu đến năm 2025, toàn vùng ĐBSCL sẽ có khoảng 548km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác, đến năm 2030 là 763km.

Bộ GTVT cũng đang trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt dự án nâng cấp, cải tạo 3 tuyến quốc lộ (53, 62, 91B) tại ĐBSCL, vay vốn WB. Đây là 1/16 dự án trong danh mục dự án phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Với lĩnh vực đường thủy nội địa và cảng biển, 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối vùng ĐBSCL với TP.HCM và Đông Nam Bộ, kênh Chợ Gạo cho phương tiện thủy đến 1.000 tấn đã được nâng cấp.

Hàng loạt bến cảng: Cái Cui, Hoàng Diệu, cảng quốc tế Long An (Long An), Duyên Hải (Trà Vinh), Vinalines Hậu Giang (Hậu Giang), Cái Côn (Sóc Trăng) đã được đầu tư.

Về hạ tầng hàng không, có 4 cảng trong khu vực đã được đầu tư, nâng cấp, gồm: Cần Thơ, Phú Quốc, Cà Mau và Rạch Giá.

“Đảm bảo tính bền vững, hiệu quả khai thác của dự án, quá trình thiết kế, các yếu tố về tần suất lũ, kịch bản biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng được tính toán kỹ để thiết kế cao độ phù hợp”, ông Minh chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Khu quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ VN) cho biết, 3 năm qua, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã gây ra tình trạng ngập nặng trên nhiều tuyến đường, đặc biệt là quốc lộ 1 đoạn qua tỉnh Vĩnh Long, Bạc Liêu, Cà Mau, các tuyến quốc lộ 63, 54, 57…

Theo kết quả điều tra và quan trắc, nguyên nhân chính của việc ngập nước trên quốc lộ là do sụt lún nền đường.

Đáng lo ngại là tình trạng nước biển dâng. Mực nước thủy triều khi dâng cao nhất là hơn 0,3m so với số liệu tính toán năm 2001. 5 năm qua, đơn vị đã xử lý được 41 điểm ngập với kinh phí khoảng 500 tỷ đồng. Các trục giao thông chính yếu hiện nay đã cơ bản giải quyết được tình trạng ngập.

Làm cầu cạn đòi hỏi kinh phí lớn

TS Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cho biết, theo số liệu quan trắc, mực nước tại các trạm cửa sông phía biển Đông từ năm 2000 đến nay đã tăng khoảng 15cm ở Vàm Kênh, 35 – 40cm tại Trần Đề và 45 – 50cm tại Gành Hào.

Đầu tư hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL - Ảnh 2.

Cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ.

Phía biển Tây, mực nước cũng tăng từ 15 – 25cm. Trong nội đồng, mực nước tại nhiều trạm dọc sông Tiền, sông Hậu và trung tâm bán đảo Cà Mau tăng từ 20 – 25cm.

Theo ông Trường, mực nước tăng, cao trình thiết kế của hệ thống giao thông phải tăng lên, mặt cắt, tiêu chuẩn ổn định, an toàn, tĩnh không và các yêu cầu kỹ thuật khác cũng đòi hỏi cao hơn.

Khu vực ĐBSCL hiện có 428km cao tốc đang thi công và phấn đấu cơ bản hoàn thành năm 2025 với các dự án: Long Thành – Bến Lức (3km), Cần Thơ – Cà Mau (111km), Chơn Thành – Đức Hòa (19km), tuyến Cao Lãnh – Lộ Tẻ (29km), Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (51km), Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng (188km) và Cao Lãnh – An Hữu (27km).

215km đang chuẩn bị đầu tư, gồm: Đức Hòa – Mỹ An (74km), Mỹ An – Cao Lãnh (26km), Hà Tiên – Rạch Giá (100km), cầu Cần Thơ 2 (15km).

“Cầu cạn trên cao là giải pháp cần nghiên cứu. Giải pháp cầu cạn chắc chắn sẽ có giá thành cao hơn nhưng đổi lại, tuổi thọ công trình sẽ dài hơn và không phải băn khoăn về ngập lụt do nước biển dâng”, ông Trường nói.

Đồng quan điểm, đại diện Cục Quản lý đầu tư xây dựng cho biết, các dự án khu vực ĐBSCL có đặc thù riêng như điều kiện địa chất rất yếu, địa hình chia cắt bởi hệ thống kênh, rạch, phải xử lý nền đất yếu với thời gian chờ lún kéo dài (thường chờ lún từ 12 – 16 tháng), việc tổ chức thi công rất khó khăn.

Để rút ngắn thời gian thi công, khi thiết kế, giải pháp công trình đã được xem xét, nghiên cứu kỹ lưỡng như sử dụng công trình cầu, cọc xi măng đất, giảm thiểu việc sử dụng cát san lấp, rút ngắn thời gian chờ lún, tăng tính ổn định trong quá trình khai thác.

“Khó ở chỗ, các giải pháp trên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn (hiện cọc xi măng đất cao gấp 1,4 lần, cầu cạn cao gấp 2,6 lần) dẫn đến suất đầu tư các dự án khu vực ĐBSCL cao hơn so với các khu vực khác và so với các giải pháp thông thường”, ông Minh nói.

Ưu tiên công trình tích hợp giải pháp

Từ phân tích trên, theo ông Nguyễn Thế Minh, một trong những giải pháp cốt lõi để tăng sức chống chịu, đảm bảo sự bền vững trong phát triển hạ tầng giao thông ĐBSCL trước biến đổi khí hậu là lấy ngân sách Nhà nước làm động lực, dẫn dắt nguồn lực xã hội; ưu tiên đầu tư trước các công trình trọng điểm, tích hợp thực hiện giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

TS Tô Văn Trường cho rằng, cơ quan chức năng cần xác định và ưu tiên những dự án quan trọng nhất, có tác động lớn đến phát triển kinh tế – xã hội ĐBSCL để tập trung nguồn lực đầu tư.

“Cơ chế cho phép các địa phương được chuyển đổi vốn giữa các dự án trong khuôn khổ ngân sách được phê duyệt cần được xem xét để kịp thời ứng phó với các thay đổi cần thiết”, ông Trường nói.

Dưới góc độ cơ quan chuyên môn, TS Khuất Việt Hùng, Viện trưởng Viện Chiến lược và phát triển GTVT lưu ý: Bên cạnh các giải pháp công trình như nghiên cứu phương án thiết kế các công trình vượt sông, mở rộng áp dụng các loại vật liệu thay thế, lựa chọn hướng tuyến, kết cấu công trình giao thông phù hợp… các nhóm giải pháp phi công trình cũng cần được chú trọng.

Cụ thể, cần tăng cường hợp tác, huy động nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hạ tầng giao thông vùng.

Cập nhật, tích hợp các yếu tố và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng vào tất cả các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển chung có liên quan đến phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trong vùng; Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung về biến đổi khí hậu…

Nhu cầu vốn hơn 390.000 tỷ đồng

Theo quy hoạch được phê duyệt, khu vực ĐBSCL có 3 tuyến cao tốc trục dọc với tổng chiều dài 597km (Bắc – Nam phía Đông; Bắc – Nam phía Tây; TP.HCM – Tiền GiangBến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng).

Ba tuyến cao tốc trục ngang với chiều dài khoảng 591km (Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu; Hồng Ngự – Trà Vinh).

Về đường sắt, hình thành tuyến đường sắt kết nối TP.HCM với Cần Thơ.

Lĩnh vực đường thủy nội địa sẽ từng bước đưa vào cấp kỹ thuật theo quy hoạch các luồng tuyến vận tải thủy nội địa chính; tiếp tục kêu gọi đầu tư các cảng thủy nội địa, xây dựng các bến tàu khách.

Về cảng biển, các cảng biển hiện hữu sẽ được tiếp tục mở rộng, xây dựng cảng đầu mối tại Trần Đề (Sóc Trăng).

Bên cạnh đó, đầu tư nâng cấp các cảng hàng không trong vùng, nâng công suất lên khoảng 18,5 triệu hành khách/năm.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL đến năm 2030 khoảng 391.200 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 đã được cân đối bố trí khoảng 96.900 tỷ đồng.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/dau-tu-ha-tang-thich-ung-bien-doi-khi-hau-o-dbscl-192241014225521982.htm

Cùng chủ đề

Người nghèo rưng rưng về quê ăn Tết trên chuyến xe 0 đồng

Những người nghèo Quảng Ngãi tha hương cầu thực ở các tỉnh, thành phía Nam được các mạnh thường quân hỗ trợ vé xe 0 đồng về quê ăn Tết, sum vầy cùng gia đình. Chủ tịch Hội đồng hương huyện Nghĩa Hành tại TP.HCM Huỳnh Kim Tuấn chia sẻ, theo thống kê của hội, số lượng người dân huyện nhà rời quê đi làm ăn xa lên đến hàng chục nghìn người, mỗi dịp Tết đến xuân về,...

Dự án nâng tĩnh không 11 cầu ở Đồng bằng sông Cửu Long giờ ra sao?

Dự án nâng cao tĩnh không 11 cầu đường bộ khu vực phía Nam khi hoàn thành sẽ là động lực lớn góp phần cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). ...

Thu hút kiều hối cho phát triển đất nước

Năm 2024 lượng kiều hối chuyển về Việt Nam tăng cao kỷ lục, ước đạt 16 tỷ USD. Vậy làm sao tiếp tục thu hút kiều hối, các nguồn lực để phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc? ...

Sẵn 2 tỷ đồng, chuyên gia gợi ý ‘công thức vàng’ đầu tư sinh lời, an toàn

Với 2 tỷ đồng tiền nhàn rỗi, nhiều người băn khoăn không biết nên gửi tiết kiệm hay đầu tư vào kênh nào vừa an toàn lại sinh lời. Chuyên gia khuyên nên phân bổ danh mục đầu tư theo 'công thức vàng'. Chị Nguyễn Hoài Thu (Cầu Giấy, Hà Nội) có sẵn 2 tỷ đồng nhàn rỗi nhưng chưa biết nên gửi ngân hàng lấy lãi hay đầu tư. “Nếu đầu tư thì không biết nên mua bất động sản...

Tân giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng là ai?

Đại tá Trần Văn Dương, Phó giám đốc Công an TP Cần thơ được Bộ Công an điều động, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Thời tiết xấu, khách đi máy bay dịp Tết cần lưu ý gì?

Theo đại diện hãng hàng không Vietnam Airlines, trong giai đoạn từ nay đến 28/1 tại miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên thường xuyên có sương mù dày đặc. ...

Mỗi nơi mỗi vẻ, từ dễ thương đến uy nghiêm

Đến thời điểm này, việc tạo hình linh vật rắn của năm 2025 ở các tỉnh miền Tây Nam bộ gần như đã hoàn tất. Cùng là rắn nhưng ở mỗi địa phương có cách tạo hình riêng, từ dễ thương đến uy nghiêm, mạnh mẽ. ...

Nhiều cảng biển được quy hoạch đón tàu khách

Theo Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhiều cảng biển được quy hoạch phát triển kết hợp bến cảng khách. ...

Đường vào kỷ nguyên mới

Để đất nước tiến vào kỷ nguyên mới, hạ tầng giao thông chính là con đường, là điểm tựa vững chắc. ...

Bài đọc nhiều

Bill Gates, Mark Zuckerberg và các tỷ phú đang dùng smartphone gì?

Bill GatesTheo PhoneArena, Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, đang sử dụng mẫu smartphone màn hình gập Samsung Galaxy Z Fold5. Vị tỷ phú cũng đã gắn bó với điện thoại của Samsung trong nhiều năm khi từng sử dụng Galaxy Z Fold3 và Galaxy Z Fold4.Trước đây, ông đã sử dụng điện thoại nắp gập trong nhiều năm. Sau đó, Tim Cook đã thuyết phục ông dùng iPhone bằng cách liên tục gửi sản phẩm miễn phí...

Đầu tư vào Việt Nam sẽ thành công

Chiều ngày 2/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte dự Diễn đàn Doanh nghiệp công nghệ cao Việt Nam - Hà Lan. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp cùng Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam để tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo các bộ ngành, địa phương của hai nước và gần 30 doanh nghiệp công nghệ cao hàng đầu Hà...

Cách để biết chính xác xe có đang bị phạt nguội hay không

Phạt nguội là hình thức xử phạt người tham gia giao thông có hành vi vi phạm được phát hiện thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng chức năng hoặc được ghi thu bằng thiết bị kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hoặc những thông tin, hình ảnh đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội mà lực lượng chức năng không dừng xe xử...

Thành Chung – Duy Mạnh, ‘lá chắn thép’ của đội tuyển Việt Nam trở lại ngoạn mục thế nào?

Từng là người thừa của đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Philippe Troussier, nhưng AFF Cup 2024 là giải đấu chứng kiến bộ đôi trưởng thành từ CLB Hà Nội của bầu Hiển: Thành Chung - Duy Mạnh trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nếu tiếp cận thành tích và màn trình diễn của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2024 trên góc độ thống kê, khán giả chắc sẽ thấy choáng ngợp trước phong độ khủng khiếp của Nguyễn Xuân...

Chiến tranh là mối nguy hàng đầu trong năm 2025

(CLO) Trong báo cáo trước thềm Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Davos vào tuần tới, các nhà lãnh đạo kinh tế toàn cầu đều bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc xung đột vũ trang sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế thế giới trong...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát giao thông TP HCM đưa ra dự báo “nóng” trước giờ nghỉ Tết

(NLĐO) - Dự báo từ 18-22 tối 24-1 và 5-11 giờ trưa 25-1, các trục đường chính, đặc biệt là các đường đi lên các tuyến cao tốc sẽ rất đông. ...

Bến xe, sân bay, metro đông đúc khách ngày 25 tháng Chạp

Từ sáng đến trưa ngày 25 tháng Chạp, các bến xe, ga tàu, sân bay ở TP.HCM đông nghẹt. Trên các chuyến metro cũng luôn chật kín khách. ...

Phát hiện nhóm “Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ” có cả trẻ em ở Quảng Nam

(NLĐO) – Nhóm 9 người gồm 5 nữ, 3 nam và 1 trẻ em ở tỉnh Quảng Nam tụ tập sinh hoạt tôn giáo trái phép vừa bị phát hiện, xử lý. ...

Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại phường Vĩnh Phúc (quận Ba Đình)

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội ban hành Thông báo số 75/TB-UBND ngày 21/1 về việc thu hồi đất. Theo đó, TP Hà Nội thu hồi 1.673m2 đất tại số 130 Đốc Ngữ, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình do Công ty Cổ phần Đầu tư - Xây dựng Hà Nội quản lý, sử dụng theo Quyết định số 9640/QĐ-UB ngày 30/12/2004 của UBND TP. Việc thu hồi đất thực hiện theo kết luận kiểm tra số 6252/KLKT-STNMT-TTr ngày 8/7/2024 của...

Xóa tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do thanh niên 30 tuổi cầm đầu

Công an vừa bắt quả tang và xử lý một tụ điểm sinh hoạt hội thánh Đức Chúa trời mẹ do 1 nam thanh niên 30 tuổi làm trưởng nhóm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ngày 24/1, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đang điều tra, củng cố hồ sơ để xử lý vụ việc liên quan đến một tụ điểm sinh hoạt "Hội thánh Đức Chúa trời mẹ" trên địa bàn. Trước đó, khoảng 19h40 tối 21/1,...

Mới nhất

Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễm

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong năm 2024 cơ bản đã được kiểm soát. Tin mới y tế ngày 22/1: Hà Nội cơ bản kiểm soát dịch truyền nhiễmTheo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn trong...

EVNCPC có 5 công trình đạt giải thưởng VIFOTEC năm 2024

DNVN - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) vừa công bố kết quả giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2024. Tổng công...

Tổng thống Trump điện đàm ‘thân thiện’ với Chủ tịch Tập, có thể đạt thỏa thuận

Trong cuộc phỏng vấn được Đài Fox News phát sóng hôm 23.1 (giờ Mỹ), Tổng thống Donald Trump cho biết đã điện đàm...

Mới nhất