Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐậu ngành mình yêu thích nhưng khi học thấy chán, có nên...

Đậu ngành mình yêu thích nhưng khi học thấy chán, có nên chuyển ngành học?


Đây là thắc mắc của nhiều học sinh lớp 12 trước giai đoạn chọn ngành học để xét tuyển ĐH, CĐ.

Chọn ngành học không nên cảm tính

Trước vấn đề này, PGS-TS Nguyễn Văn Thụy, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh và phát triển thương hiệu Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, nhìn nhận: “Đa số các em chọn ngành yêu thích còn tương đối cảm tính, chưa thực sự đầu tư nghiên cứu kỹ nội dung chương trình, cơ hội nghề nghiệp và đặc biệt là năng lực, tâm lý của bản thân có phù hợp thực sự với ngành, công việc sau khi ra trường, dẫn đến tình trạng khi vào học không hứng thú, cảm thấy khó khăn chán nản”.

Đậu ngành mình yêu thích nhưng khi học thấy chán, có nên chuyển ngành học?- Ảnh 1.

Trước giai đoạn quyết định nghề nghiệp cho tương lai, thí sinh luôn phải tìm hiểu, cân nhắc kỹ càng

Do vậy, để tránh xảy ra tình trạng này, PGS-TS Thụy khuyên học sinh khi lựa chọn ngành học cần hiểu mình thật sâu sắc với các phân tích điểm mạnh, điểm yếu về học lực, tâm lý, sở thích và đam mê. Tiếp đến là thu thập và phân tích thông tin về các ngành nghề mình thích hoặc muốn theo học, đồng thời xem xét kỹ chương trình đào tạo của các trường có gì khác nhau để hiểu rõ về ngành nghề và cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Học sinh cũng nên tham khảo ý kiến từ chính sinh viên đang theo học ngành đó, tìm kiếm thông tin tuyển dụng về vị trí việc làm liên quan ngành học và dành thời gian tham quan cơ sở vật chất, điều kiện học tập của trường mình muốn theo học.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, khẳng định việc lựa chọn một ngành học thực sự phù hợp và có thể theo đuổi, gắn bó lâu dài là điều hết sức quan trọng và không hề dễ dàng.

“Thí sinh nên tìm hiểu kỹ về tính chất của mỗi ngành, những ưu điểm và cả những mặt trái, sau đó căn cứ vào năng lực, đam mê riêng của bản thân hoặc tham khảo, nhờ tư vấn từ thầy cô, ba mẹ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất ngay từ đầu. Việc thay đổi ngành học sau khi đã chọn, đã học, dù ở thời điểm nào cũng sẽ để lại cho sinh viên những tổn thất nhất định”, thạc sĩ Dung chia sẻ.

Chuyển ngành khác nếu đáp ứng đủ điều kiện

Theo thạc sĩ Xuân Dung, trong trường hợp đã trúng tuyển ĐH và theo học một thời gian lại cảm thấy không còn yêu thích và không còn phù hợp, sinh viên cũng có thể thực hiện các thủ tục để xin chuyển sang ngành học khác phù hợp hơn.

Tuy nhiên, thạc sĩ Dung cho hay theo quy định của Bộ GD-ĐT, sinh viên không được chuyển ngành ở năm 1 và năm 4. “Vì vậy, các em cần cố gắng hoàn thiện các môn học ở năm thứ nhất và thực hiện thủ tục chuyển ngành học ở năm 2 hoặc năm 3. Bên cạnh đó, sinh viên chỉ được chọn chuyển sang một ngành mới có điểm trúng tuyển bằng hoặc thấp hơn với ngành cũ, kèm theo một số điều kiện khác về học lực, hạnh kiểm”, thạc sĩ Dung thông tin.

Đậu ngành mình yêu thích nhưng khi học thấy chán, có nên chuyển ngành học?- Ảnh 2.

Quyển Cẩm nang tuyển sinh 2024 của Báo Thanh Niên có nhiều thông tin bổ ích giúp thí sinh tham khảo để lựa chọn ngành học phù hợp

PGS-TS Nguyễn Văn Thụy cho rằng nếu chọn sai ngành thì sẽ khó phát huy năng lực, khó chạm tới đỉnh cao sự nghiệp và đáng tiếc hơn là bạn đánh mất khoảng thời gian quý báu nhất của bản thân.

“Do vậy, một lần nữa hãy ‘hiểu mình, hiểu nghề’ để không phải thốt ra từ ‘giá như’. Đồng thời, trong quá trình học ĐH, các em cần chủ động trải nghiệm các công việc làm thêm để hiểu rõ hơn đời sống công việc thực tiễn. Đó là quá trình hoàn thiện bản thân và tìm kiếm, phát huy năng lực sự nghiệp”, ông Thụy chia sẻ.

Ở một góc độ khác, tiến sĩ Nguyễn Văn Khả, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công thương TP.HCM, nhìn nhận việc cảm thấy không phù hợp với ngành đã chọn là điều bình thường vì nghề nghiệp luôn vận động, thay đổi.

“Tuy nhiên, trong thời điểm này, yêu thích ngành nghề nào thì các em cứ mạnh dạn chọn và có quyết tâm, nỗ lực để thực hiện trọn vẹn mục tiêu. Kiến thức ĐH ngày nay được xây dựng liên ngành, sẽ giúp sinh viên có nền tảng để làm những công việc khác nhau mà không nhất thiết phải làm đúng ngành mình đã học”, tiến sĩ Khả chia sẻ.

Đối với trường hợp sau khi đã tốt nghiệp và đi làm rồi mới biết bản thân không phù hợp với ngành nghề đã học, thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung lưu ý sinh viên có thể tham khảo 2 hướng giải quyết. Thứ nhất, đăng ký học tiếp chương trình ĐH của một ngành khác tương thích với năng lực, đam mê của bản thân. Tuy nhiên, hướng đi này đòi hỏi phải dành ra rất nhiều tiền bạc, thời gian, công sức và gần như phải bắt đầu lại từ đầu nên cần suy xét rất cẩn trọng.

Thứ hai, sinh viên có thể dành thời gian tham gia các khóa học ngắn hạn, tự học hỏi, tự trải nghiệm để tích lũy, trau dồi chuyên môn và kỹ năng ở một nghề bản thân thực sự mong muốn theo đuổi và gắn bó sau khi tìm hiểu kỹ càng.



Source link

Cùng chủ đề

Trường nghề cần ‘nói không với chất lượng thấp’

Năm 2019, chất lượng đào tạo nghề Việt Nam xếp thứ 8 trong khu vực ASEAN nhưng đến nay đã nằm trong top 4 và từ 3,8 điểm năm 2018 đến nay đã đạt 4,4 điểm trên thang điểm 6. ...

Canada tăng cơ hội làm việc cho du học sinh sau tốt nghiệp

Canada cho phép sinh viên thuộc 9 ngành trong lĩnh vực chăm sóc và phát triển trẻ em được ở lại làm việc tối đa ba năm sau khi hoàn thành chương trình học. Theo PIE News, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc...

Học ngành kết hợp kinh tế với công nghệ, cơ hội việc làm ra sao?

Kinh tế số, công nghệ tài chính, digital marketing… là tên nhiều ngành mới kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và công nghệ được tuyển sinh tại nhiều trường trong vài năm gần đây. Vậy cơ hội việc làm ra sao? ...

Lan tỏa năng lượng tích cực

Với Thân Ngọc Hà Duyên (quê TP HCM), những thử thách trong chặng đường tuổi trẻ đều xứng đáng để đối diện, vượt qua và sẽ dẫn lối đến thành quả ...

Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của Bộ GD-ĐT, dự kiến bỏ 5 vụ

Sau khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc tinh giản bộ máy cùng với việc chuyển giáo dục nghề nghiệp từ Bộ LĐ-TB-XH về Bộ GD-ĐT quản lý, Chính phủ đã có dự thảo Nghị định quy định chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chất lượng bữa ăn bán trú?

Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp những thông tin liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú cũng như việc tổ chức sắp xếp thời khóa biểu 6 tiết/buổi diễn ra tại một số trường học tại TP.HCM trong thời...

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Cùng chuyên mục

Nữ sinh IELTS 8.0 giành giải Nhất Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin

Là cựu học sinh chuyên Sử trường Ams, IELTS 8.0, kết quả học tập ở Học viện Âm nhạc Quốc gia luôn trên 9... là những "gạch đầu dòng" của Minh Nhật. Đây là nữ sinh vừa giành...

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Mới nhất

Hàng ngàn người lao động Bình Dương về Tết trên chuyến xe, chuyến bay 0 đồng

Sáng 26/1, 112 lao động diện khó khăn tại Bình Dương hạ cánh tại sân bay Vinh (Nghệ An) và sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) trên “Chuyến bay Công đoàn - Xuân 2025” miễn phí đã về đến nhà. Dịp này, hơn 1.600 công nhân cũng đã được hỗ trợ về quê trên chuyến xe 0...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà các gia đình chính sách tại thành phố Cần Thơ

Chiều 26/1, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến thăm, chúc Tết Ban Thường vụ Thành ủy Cần Thơ; thăm, chúc Tết và tặng quà cho các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình chính sách tiêu biểu, công nhân lao động và các hộ nghèo trên địa bàn...

Phòng không Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Kh-59 của Nga

Lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành trình Kh-59 của Nga Theo Armyrecognition, lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) VAMPIRE để tiêu diệt thành công tên lửa hành...

Phát hiện thi thể cháy đen trong rừng

(NĐO) - Tại hiện trường, lực lượng chức năng TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng tìm thấy giấy tờ tùy thân mang tên P.T.N., nghi là của...

Tết sum vầy của người lao động

Với phương châm “Tất cả đoàn viên, người lao động đều có Tết”, các hoạt động chăm lo Tết của các cấp Công đoàn đã triển khai đa dạng, linh hoạt. Chỉ trong dịp Tết Nguyên đán, đã có trên 8,6 triệu lượt đoàn viên, người lao động được thụ hưởng các hoạt động chăm lo của tổ chức...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang