Trang chủDi sảnQuần thể di tích Cố đô HuếDấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc...

Dấu ấn văn hóa, giá trị lịch sử của di tích Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử vô cùng giá trị. Đây chính là di tích trường đại học duy nhất thời phong kiến còn tồn tại ở Việt Nam. Hôm qua (17/8), hỏa hoạn đã xảy ra ở đây nhưng may mắn là công trình đã được bảo vệ, không gây thiệt hại quá lớn.

Lịch sử hình thành và phát triển

Với mục tiêu, đào tạo hiền tài và tinh hoa cho đất nước, năm 1803, vua Gia Long xây dựng Đốc Học Đường tại địa phận An Ninh Thượng, huyện Hương Trà, cách kinh thành Huế chừng 5 km về phía Tây, trường nằm cạnh Văn Miếu, mặt hướng ra sông Hương.

dau an van hoa gia tri lich su cua di tich quoc tu giam trieu nguyen o hue hinh 1

Quốc Tử Giám triều Nguyễn ở Huế là công trình văn hóa, lịch sử có giá trị cao

Vua từng dụ rằng: “Muốn có nhân tài trước hết phải giáo hóa. Nay ở Kinh sư số học giả còn ít là bởi phép dạy chưa đầy đủ. Trẫm muốn mở Quốc học và Sùng văn để tỏ bày giáo hóa”.

Thời vua Gia Long, quy mô kiến trúc của trường còn nhỏ, chỉ gồm một tòa chính ở giữa và hai dãy nhà hai bên, dùng làm chỗ để quan Chánh, Phó Đốc Học giảng dạy.

Tháng 3 năm 1820, sau khi lên ngôi, vua Minh Mạng cho đổi tên thành trường Quốc Tử Giám. Lúc này Quốc Tử Giám được phát triển to lớn hơn. Quốc Tử Giám tiếp tục xây dựng và hoàn thiện tiếp sau đó. Năm 1821, nhà vua cho dựng tòa Di Luân Đường, một tòa giảng đường và hai dãy nhà học hai bên Di Luân Đường, mỗi dãy 19 gian phòng học, làm chỗ cho sinh viên đọc sách, làm bài.

Sử sách có chép lại lời Vua Minh Mạng dụ rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi đến nay, chăm chăm đến việc tác thành nhân tài, đặt nhà học, cấp lương cho giám sinh, gia ân cho học trò, ban phát sách vở, đều mong học trò thành tài để nhà nước dùng”.

Đến thời vua Tự Đức, trường được tiếp tục xây dựng và mở mang thêm. Năm 1848, xây thêm tường bao bọc và dãy cư xá, mỗi bên 2 gian. Trường cũng mở thêm 2 cửa nhỏ hai bên để sinh viên ra vào. Vì lúc bấy giờ cả nước chỉ có một trường Quốc Học nên tập trung một lượng sinh viên về học rất đông. Một lần ghé thăm trường, vua Tự Đức đã làm một bài văn gồm 14 chương để răn dạy và khuyến khích sinh viên học hành. Toàn bộ nội dung bài văn này được khắc vào tấm bia dựng trước sân trường. Do trận bão năm Giáp Thìn (1904), trường bị hư hỏng nặng, nhưng sau đó, trường được phục hồi.

dau an van hoa gia tri lich su cua di tich quoc tu giam trieu nguyen o hue hinh 2
Một trong ba cổng chào còn sót lại của Đốc học đường của Quốc tử Giám ở Huế

Tới năm 1908, thời vua Duy Tân, Quốc Tử Giám được dời vào bên trong Kinh thành, bên ngoài, phía Đông Nam Hoàng thành, tức vị trí hiện nay. So với kiến trúc cũ, Quốc Tử Giám mới được xây dựng mới thêm nhiều công trình phụ, trong đó, kiến trúc cũ của Di Luân Đường được giữ nguyên.

So với kiến trúc cũ, Quốc Tử Giám mới được xây dựng mới thêm nhiều công trình phụ, trong đó, kiến trúc cũ của Di Luân Đường được giữ nguyên. Hai bên là hai dãy phòng học vẫn như cũ và cư xá sinh viên; phía sau trường, ở giữa là tòa Tân Thơ Viện, hai bên là nhà ở của quan Tế tửu, Tư Nghiệp (hiệu trưởng, hiệu phó) và các viên chức khác của trường.

Trong số các công trình kiến trúc này, Di Luân Đường, Tân Thơ Viện và tòa nhà dành cho vị Tế tửu Quốc Tử Giám ở là những công trình kiến trúc gỗ theo phong cách truyền thống có giá trị nghệ thuật cao (Tân Thơ Viện, Di Luân Đường đều có nguồn gốc từ các công trình kiến trúc của Cung Bảo Định).

Năm 1923, Tân Thơ Viện trở thành Bảo Tàng Khải Định nên trường Quốc Tử Giám phải lập một thư viện mới mang tên Thư Viện Bảo Đại ở phía sau Di Luân Đường. Tân Thơ Viện hiện là trụ sở của Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế.

dau an van hoa gia tri lich su cua di tich quoc tu giam trieu nguyen o hue hinh 3

Các công trình của Quốc tử Giám ở Huế được làm bằng gỗ theo phong cách truyền thống có giá trị nghệ thuật cao

Quốc tử Giám Huế hiện tại

Năm 1945, sau khi triều đình nhà Nguyễn chấm dứt vai trò lịch sử của mình, Quốc Tử Giám không thay đổi kiến trúc kể từ đó đến nay.

Sau chiến tranh, di tích Quốc Tử Giám, địa chỉ số 1 đường 23 tháng 8, được sử dụng làm trụ sở của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế. Dãy nhà học bên trái Di Luân Đường nơi các giám sinh triều Nguyễn học ngày xưa nay được sử dụng làm nơi trưng bày các hiện vật chiến tranh thời chống Mỹ cứu nước.

Dãy nhà học bên phải được sử dụng làm nơi trưng bày các hiện vật chiến tranh thời chống Pháp cứu nước. Trước năm 1975, Quốc Tử Giám từng là trường Trung học Hàm Nghi.

Di tích Quốc Tử Giám cùng với hệ thống di tích cung đình triều Nguyễn đã được ghi tên vào danh mục Di sản thế giới của UNESCO vào năm 1993.

dau an van hoa gia tri lich su cua di tich quoc tu giam trieu nguyen o hue hinh 4

Bia Thị học phía trước Quốc Tử giám triều Nguyễn.

Hiện Tỉnh Thừa Thiên Huế đang lên kế hoạch xây dựng di tích này trở thành bảo tàng giáo dục khoa cử. Đây cũng là nơi được lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chọn làm điểm phát thưởng, tuyên dương học sinh có thành tích cao ở các kỳ thi trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù đã chấm dứt vai trò của mình, nhưng trường Quốc Tử Giám đóng góp hết sức to lớn trong việc đào tạo nhân tài cho đất nước, là nơi lưu lại dấu chân của hơn 500 vị tiến sĩ, phó bảng của triều Nguyễn. Cùng với Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội), Quốc Tử Giám Huế đã đóng góp công sức của mình trong việc đào tạo ra những nhân tài của đất nước và phản ánh một thời kỳ của lịch sử.

Trải qua sự bào mòn của thời gian và chiến tranh, so với một số công trình khác từ thời Nguyễn, Quốc tử Giám ở Huế vẫn còn được lưu giữ gần như nguyên vẹn. Điều này giúp các thế hệ người dân Việt Nam ngày nay được hiểu và biết về một công trình mang giá trị văn hóa, giáo dục rất cao từ thời xa xưa. Nó cho thấy, ông cha ta từ lâu đã có ý thức đào tạo nhân tài, tinh hoa cho đất nước.

Một số hình ảnh nổi bật về Quốc tử Giám ở Huế

dau an van hoa gia tri lich su cua di tich quoc tu giam trieu nguyen o hue hinh 5Di tích Quốc Tử Giám, địa chỉ số 1 đường 23 tháng 8, được sử dụng làm trụ sở của Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế

Nguồn: https://www.congluan.vn/dau-an-van-hoa-gia-tri-lich-su-cua-di-tich-quoc-tu-giam-trieu-nguyen-o-hue-post209517.html

Cùng chủ đề

Tết đến rồi, bao lì xì nhẹ thôi!

Nổi lên trong Tết này có vẻ nhiều bạn trẻ đang tìm về những giá trị giản dị, từ mái tóc đen tự nhiên, bộ đồ chân phương đến thói quen săn đồ "si" (hàng cũ) và giản lược luôn chuyện lì xì, quà cáp. ...

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc 2025 cho công dân Việt Nam

Học bổng toàn phần Chính phủ Úc dành cho ứng viên Việt Nam gồm nông - lâm - ngư nghiệp, chuyển đổi số, giáo dục, công nghệ thông tin (chỉ dành cho người khuyết tật), môi trường, biến đổi khí hậu... Học bổng Chính...

Quảng Ninh hoàn thành sửa chữa nhiều công trình trọng điểm trước Tết

TPO - Các công trình trọng điểm bị ảnh hưởng do bão số 3 như Trung tâm tổ chức hội nghị tỉnh; Cung quy hoạch, Bảo tàng - thư viện tỉnh; Cột đồng hồ; Khu huấn luyện, thi đấu Đại Yên được tỉnh Quảng Ninh gấp rút sửa chữa và hoàn thành xong trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. 24/01/2025 | 09:14 ...

TP.HCM: Thủy hải sản, rau củ… về chợ tăng nhưng cần bám sát diễn biến giá dịp Tết

Lượng hàng thủy hải sản về TP.HCM đã tăng, chủng loại phong phú, nhưng lãnh đạo TP.HCM yêu cầu Sở Tài chính, Sở Công Thương... phải phối hợp chặt chẽ giám sát, đảm bảo không xảy ra tình trạng tăng giá đột biến. Ông...

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chúc Tết công nhân thi công Vành đai 4

Kinhtedothi - Sáng 24/11, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn đã đến kiểm tra tiến độ, thăm, chúc Tết và tặng quà động viên các công nhân viên, người lao động đang làm việc trên công trường Dự án đường Vành đai 4 tại Hà Nội. Với quyết tâm chính trị, sự ủng hộ, đồng thuận của Nhân dân đối với dự án, kết quả tháo gỡ khó khăn trong thực hiện các dự án thành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Green Dragon City – Tâm điểm đầu tư mới của vịnh Bắc Bộ

Thời gian gần đây mọi người bắt đầu biết đến nhiều hơn với Vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh, nơi đang được đánh giá là mảnh đất tựa sơn tiếp thủy hội tụ linh khí đất trời với nhiều giá trị tiềm năng không chỉ về đầu tư mà cả sự thay đổi dần về môi trường sống cùng sự vận động không ngừng nghỉ trong tốc độ phát triển kinh tế, đô thị. Có những mảnh đất...

Cảnh báo giao dịch khống bằng thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán

Nhằm hỗ trợ Quý khách hàng hạn chế rủi ro trong quá trình sử dụng, giao dịch thẻ tín dụng trong dịp Tết Nguyên Đán, đặc biệt với dịch vụ “đáo hạn thẻ” (giao dịch khống), Ngân hàng SHB khuyến cáo người dùng thẻ cần lưu ý một số thông tin sau: Đáo hạn thẻ hay còn gọi là giao dịch khống là hành vi khách hàng thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nhưng thực tế không phát...

Petrolimex điều chỉnh giá xăng dầu từ 15 giờ 00 phút ngày 23.01.2025

Hà Nội, ngày 23.01.2025, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/Tập đoàn - mã chứng khoán: PLX) chính thức điều chỉnh giá xăng dầu, theo đó mức giá mới như sau:Mức giá mới có hiệu lực từ thời điểm 15 giờ 00 phút ngày 23 tháng 01 năm 2025 cho đến kỳ điều hành giá xăng dầu tiếp theo của liên Bộ Công Thương – Tài Chính; được công khai tại website petrolimex.com.vn và các Công ty xăng...

Ước tồn Quỹ BOG tại Petrolimex ngày 23.01.2025

Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex/PLX/Tập đoàn) điều chỉnh giá mặt hàng xăng dầu từ 15 giờ 00 ngày 23.01.2025 - chi tiết xem tại  TCBC  công bố trên website    www.petrolimex.com.vn.Trong chu kỳ điều chỉnh giá xăng dầu từ ngày 16.01.2025 đến trước thời điểm 15 giờ 00 ngày 23.01.2025, Quỹ bình ổn giá xăng dầu (BOG) hình thành tại Petrolimex là:- Ước trích: 0 đồng;- Ước chi: 0 đồng;- Ước tồn: 3.081 tỷ đồng (Ba...

Du lịch tàu hoả ‘lên ngôi’ dịp Tết Nguyên đán

Năm nay thị trường du lịch Tết chứng kiến sự phát triển của nhiều sản phẩm tour du lịch bằng tàu hỏa. Điều này phản ánh một xu hướng mới, thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm độc đáo hơn cho du khách. Năm nay ngoài việc tour nước ngoài được ưu tiên chọn lựa hơn tour trong nước thì du khách Việt đã có một số thay đổi đáng lưu ý. Đó là các sản phẩm du lịch cao...

Bài đọc nhiều

Cận cảnh kho cổ vật hơn 600 tuổi ở thành nhà Hồ

Qua 19 cuộc khai quật trong vòng 10 năm, các nhà khảo cổ phát hiện hàng nghìn cổ vật quý gắn với niên đại hình thành và tồn tại của thành nhà Hồ. Nguồn: https://daidoanket.vn/anh-can-canh-kho-co-vat-hon-600-tuoi-o-thanh-nha-ho-10259139.html

Phát hiện tổ hợp kiến trúc hoàn chỉnh ở trung tâm Thành nhà Hồ

Ngày 24.1, Viện Khảo cổ học phối hợp Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Thanh Hóa và Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ công bố kết quả thực hiện khai quật di tích Thành nhà Hồ trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ. Đây là đợt khai quật quy mô lớn, với 2 hố khảo cổ nhằm tìm hiểu một phần kiến trúc trung tâm Chính điện (Nền Vua) và kiến trúc...

Cây Di Sản Việt Nam: Tài Nguyên Xanh Đáng Quý Của Quốc Gia

Ngày 18/3/2010, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã khởi động sáng kiến bảo tồn Cây Di sản Việt Nam, góp phần vào bảo vệ đa dạng sinh học trong thập kỷ Đa dạng Sinh học do Liên hợp quốc phát động. Sáng kiến này không chỉ tạo điều kiện giữ gìn hệ sinh thái mà còn cải thiện chất lượng đời sống người dân, mở ra hướng đi mới trong quản lý tài nguyên...

Biểu Tượng Rực Rỡ Của Nền Văn Minh Lúa Nước: Âm Vang Trống Đồng Đông Sơn

Trống đồng Đông Sơn từ lâu đã được xem là biểu tượng rực rỡ của nền văn minh lúa nước Việt Nam, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng dân tộc qua nhiều thế hệ. Xuất hiện từ thời kỳ Hùng Vương, trống đồng không chỉ là sản phẩm của nền văn hóa Đông Sơn mà còn là biểu tượng của sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, giữa quá khứ và hiện tại. Với những hình...

Vai Trò Của Cộng Đồng Tôn Giáo Trong Việc Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc

Trong suốt chiều dài lịch sử, cộng đồng tôn giáo luôn giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo tồn các di sản kiến trúc. Những công trình như đình, đền, chùa và nhà thờ không đơn thuần là không gian thờ phụng mà còn lưu giữ tinh hoa văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng của từng thời kỳ. Mỗi công trình là một dấu ấn khó phai, là nơi ghi lại những trang sử và bản sắc...

Cùng chuyên mục

Chuyện bí ẩn chưa có lời giải đáp về thành nhà Hồ

 Đôi rồng đá bị chặt đầu, chuyện ngôi mộ táng ở đàn tế Nam Giao và một huyền tích lịch sử về nàng Bình Khương tuẫn tiết kêu oan cho chồng... Đó là những bí ẩn chưa có lời giải đáp xung quanh di sản thành nhà Hồ. Thành Nhà Hồ (Vĩnh Long và Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất của Việt Nam và...

Choáng ngợp trước nội thất bên trong điện Thái Hòa ở Huế

Điện Thái Hòa rực sáng với dáng vẻ uy quyền của một trong những cung điện quan trọng trong Hoàng thành Huế. Nguồn: https://laodong.vn/photo/choang-ngop-truoc-noi-that-ben-trong-dien-thai-hoa-o-hue-1422498.ldo

Xây dựng Tràng An xứng tầm di sản thế giới: Nơi hội tụ những giá trị đặc biệt ​

Quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới năm 2014. Di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á này giờ đây không chỉ là một di sản thế giới xanh - sạch - đẹp, động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của...

Tọa đàm khoa học “Danh nhân Đặng Huy Trứ với Hội An”

Các tham luận tại tọa đàm góp phần nhận diện và làm rõ hơn mối thâm tình sâu sắc của danh nhân Đặng Huy Trứ với vùng đất Hội An nói riêng, Quảng Nam nói chung, cũng như giá trị của những di sản mà ông để lại nơi đây.  Ngày 20.8, tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản văn hóa Hội An tổ chức tọa đàm khoa học với chủ đề...

Những dòng chảy văn hóa, lịch sử trên Vịnh Hạ Long

Được biết đến là một thắng cảnh độc nhất vô nhị ở Việt Nam và trên thế giới, nhưng Vịnh Hạ Long còn là nơi ghi lại dấu ấn của những dòng chảy văn hóa, lịch sử được lưu giữ và truyền lại qua nhiều đời cư dân trên Vịnh. Những dấu vết thời tiền sử Vịnh Hạ Long và các khu vực xung quanh là nơi lưu giữ nhiều di tích khảo cổ học có giá trị, đặc biệt là...

Mới nhất

“Phát sốt” với vườn treo lủng lẳng các trái xoài mang hình con rắn ở Hậu Giang

Anh Bùi Văn Thức ở tỉnh Hậu Giang đưa ra thị trường sản phẩm mới lạ trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đó là trái xoài có hình con...

Gia hạn cuộc thi đến 18-2

(NLĐO) - Cuộc thi "Chạm đến tương lai cùng Metro" gia hạn đến 18-2-2025, mở rộng chủ đề sáng tạo, trao giải ngày 22-2-2025 tại Ga Bến...

Giá cà phê tiếp tục leo đỉnh, đồng USD giảm mạnh, thị trường đang “dễ bị tổn thương”

Chỉ trong 15 ngày đầu năm 2025, các doanh nghiệp đã xuất khẩu gần 73.820 tấn cà phê nhân, thu về gần 400 triệu USD (gần 10.000 tỷ đồng). Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê tuy giảm tới 23% về lượng nhưng tăng mạnh 41% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, theo thống kế sơ bộ của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa).

Thăm, tặng quà Tết cho con ngư dân nhận đỡ đầu

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân và Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, động viên, tặng quà và trao tiền hỗ trợ cho con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn được đơn vị nhận đỡ đầu năm 2025....

Ăn nhầm trứng gà tiêm thuốc diệt chuột, 2 trẻ ở Hòa Bình nhập viện thương tâm ngày giáp Tết

GĐXH - Thời điểm Tết Nguyên đán đến gần, Bệnh viện Nhi Trung ương liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị ngộ độc hết sức đáng tiếc. ...

Mới nhất