Trang chủDi sảnQuần thể di tích Cố đô HuếDấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế

Hôm nay, 23/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh”.
Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 1.

 

Tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam, ông Jonathan Wallace Baker và đại diện một số bộ, ngành đã tham dự sự kiện, được tổ chức đúng dịp kỷ niệm Ngày Di sản Việt Nam (23/11).

Công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Huế vinh dự là địa phương đầu tiên của cả nước có di sản được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (Quần thể di tích Cố đô Huế, 1993) và cũng là nơi sở hữu Di sản Phi vật thể đầu tiên của Việt Nam được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (Nhã nhạc cung đình Huế, 2003). 

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế đang là địa phương có số lượng di sản thế giới nhiều nhất Việt Nam. Đây chính là minh chứng rõ nét cho sự phong phú và đa dạng của hệ thống di sản văn hóa mang giá trị toàn cầu tại vùng đất Cố đô.

Ngày 8/5/2024, tại kỳ họp thứ 10 của Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương diễn ra ở Mông Cổ, “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO.

Cửu đỉnh được đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. Đây được xem là bộ bách khoa toàn thư bằng hình ảnh sống động về đất nước Việt Nam thời bấy giờ và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012.

Việc UNESCO công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản Tư liệu thế giới một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị lịch sử của Cửu đỉnh trong kho tàng di sản văn hoá của nhân loại, đồng thời đem đến cho Thừa Thiên Huế vị thế là địa phương duy nhất mang trong mình 8 di sản được UNESCO công nhận, ông Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 2.

 
Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 3.

 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu thực hiện nghi thức khai trương điện Thái Hòa đưa vào phục vụ tham quan – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cũng trong sự kiện ngày hôm nay, Thừa Thiên Huế chính thức công bố hoàn thành “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” để đưa vào phục vụ tham quan và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích điện Cần Chánh”. Đây là hai công trình quy mô và có vai trò quan trọng bậc nhất trong khu vực Hoàng thành và Tử Cấm thành của Đại nội Huế.

Để tiến hành các thủ tục triển khai Dự án tu bổ, phục hồi điện Thái Hòa và tu bổ, phục hồi điện Cần Chánh, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có quá trình nghiên cứu chuẩn bị công phu, bài bản và nhận được sự giúp đỡ hết sức to lớn của các tổ chức quốc tế, của các ban, bộ, ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học trong quá trình thu thập tư liệu, hình ảnh, căn cứ pháp lý để triển khai.

Điều đó đã chứng minh, công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững. 

Huế từng bước được các cá nhân, tổ chức trong nước và ngoài nước, đặc biệt là UNESCO đánh giá là địa phương đi đầu về bảo tồn, phát huy giá trị di sản, có khả năng xây dựng thành một trung tâm chuẩn mực về chuyển giao công nghệ bảo tồn tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 4.

 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về những nét đặc sắc của Cửu đỉnh – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Ông Nguyễn Văn Phương nêu rõ, tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; với các giải pháp cụ thể, vừa trước mắt, vừa lâu dài để tạo sức sống mới cho di sản; để di sản mãi mãi trường tồn, ngày càng lan tỏa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Ông Jonathan Wallace Baker, Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho rằng, di sản tư liệu của thế giới chính là di sản của tất cả chúng ta. Các di sản đó cần được gìn giữ và bảo tồn một cách toàn vẹn và được tiếp cận một cách vĩnh viễn, được công nhận một cách đúng đắn về các hoạt động thực hành văn hóa và tính thiết thực của văn hoá đó, được dành cho tất cả công chúng và không có sự cản trở.

Các tác phẩm đúc đồng trên Cửu đỉnh đã lưu giữ các giá trị giao thoa và tương tác giữa các nền văn hóa của xã hội Việt Nam và các nước Đông Á.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 5.

 

Tái hiện Lễ Thiết triều theo hình thức sân khấu hóa – Ảnh VGP/Đức Tuân

UNESCO đánh giá cao mối quan hệ đối tác lâu dài với Thừa Thiên Huế – nơi mà công tác bảo tồn Di tích Huế đã được thực hiện với tâm huyết to lớn và gặt hái được những kết quả đáng ghi nhận. 30 năm trước, UNESCO và cộng đồng thế giới đã nhận thấy sự cấp thiết trong việc hợp tác với Việt Nam để gìn giữ và bảo vệ các di sản quý giá này.

Những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, với UNESCO và Việt Nam – một quốc gia thành viên quan trọng của UNESCO, chính là công tác bảo tồn, trùng tu và tôn tạo, bảo vệ nguyên trạng di sản thế giới. 

Một nhiệm vụ cũng không kém phần quan trọng chính là các vấn đề của thế giới hiện đại khiến chúng ta phải tích cực hơn, như tăng cường sự chuẩn bị để ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu, giúp các di sản thế giới của chúng ta có khả năng phục hồi tốt hơn trước các thảm họa do con người gây ra hoặc trước các thiên tai, đồng thời tối ưu hóa phúc lợi cho người dân. 

Để làm được những điều này, cần có sự tham gia tích cực của cộng đồng, bao gồm cả thanh thiếu niên và phụ nữ sống trong và xung quanh di sản này, ông Jonathan Wallace Baker nêu rõ.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 6.

 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long và các đại biểu dự lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO cho “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 7.

 

Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà về đích sớm 9 tháng

Ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, điện Thái Hòa là kiến trúc quan trọng bậc nhất của Hoàng thành Huế. Đây là nơi tổ chức lễ đăng quang của 13 vị hoàng đế triều Nguyễn; nơi tổ chức các nghi lễ quan trọng nhất của triều đình. 

Ngôi điện này được xây dựng từ mùa xuân 1805 thời Gia Long. Đến thời Minh Mạng, triều đình cho tu bổ cải dựng tại địa điểm mới từ năm 1832, đến năm 1833 thì hoàn thành.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, dưới tác động của thời gian, chiến tranh, khí hậu khắc nghiệt, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa bão cuối năm 2020 khiến ngôi điện đứng trước nguy cơ cần phải cứu nguy. Bởi thế, việc trùng tu và tôn tạo công trình này là một nhiệm vụ cấp thiết.

Ngày 23/11/2021, lễ khởi công “Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hoà” được thực hiện với tổng vốn đầu tư gần 129 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công, với nỗ lực lớn của tập thể đội ngũ làm công tác bảo tồn di sản, dự án đã về đích trước thời hạn 9 tháng.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 8.

 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nghe giới thiệu về công tác tu bổ điện Thái Hòa – Ảnh: VGP/Đức Tuân

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 9.

 

 Bắt đầu triển khai tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh

Phát biểu triển khai dự án “Tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích điện Cần Chánh”, ông Hoàng Việt Trung cho biết, điện Cần Chánh được xây dựng vào năm 1804, là nơi vua làm việc hàng ngày và là nơi tổ chức lễ Thiết thường triều vào các ngày 5, 10, 20 và 25 âm lịch hằng tháng; nơi tổ chức các lễ Nguyên đán, Vạn thọ đại khánh, cũng như yến tiệc vào các dịp khánh hỷ.

Tháng 2/1947, ngôi điện bị phá hủy hoàn toàn, chỉ còn lại phần nền móng. Trải qua hơn 60 năm nghiên cứu, đặc biệt từ giai đoạn từ năm 2000 đến 2024, công cuộc nghiên cứu phục hồi điện Cần Chánh đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp quý báu, tư liệu có giá trị từ các thành viên Hội đồng Di sản quốc gia, các chuyên gia của UNESCO và các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. 

Đến nay, công cuộc nghiên cứu đã có đủ cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý để triển khai dự án phục hồi ngôi điện quan trọng này.

Ông Hoàng Việt Trung khẳng định, dự án sẽ nỗ lực tu bổ, phục dựng lại tổng thể kiến trúc nội ngoại thất và cảnh quan của điện Cần Chánh với tính chất tiệm cận với nguyên bản. Dự án có kinh phí gần 200 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành trong 4 năm.

Dấu ấn quan trọng đối với Di tích Cố đô Huế- Ảnh 10.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương nêu rõ, tỉnh Thừa Thiên Huế cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, kế hoạch hành động của quốc tế và của Chính phủ về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa – Ảnh VGP/Đức Tuân

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế sẽ quyết tâm, nỗ lực triển khai công tác bảo tồn, phục dựng di tích điện Cần Chánh với chất lượng cao nhất.

Tại buổi lễ, gia đình nghệ nhân Kim Hyun Kon (Hàn Quốc) trao tặng Bộ biên khánh cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế để sử dụng trong biểu diễn của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế.

Năm 2010, Trung tâm Nghệ thuật biểu diễn truyền thống quốc gia Hàn Quốc phối hợp nghiên cứu và phục hồi, trao tặng cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bộ Biên chung (dàn chuông đồng) là loại nhạc cụ quan trọng được sử dụng trong Đại nhạc triều Nguyễn. Bộ Biên chung này do nghệ nhân Kim Huyn Kon (báu vật nhân văn sống của Hàn Quốc) chế tác phục hồi. 

Bộ Biên khánh (dàn khánh đá) thuộc hệ thống nhạc cụ Đại nhạc triều Nguyễn do ông Kim Hyun Kon nghiên cứu, phục hồi trong hơn 2 năm.

Nguồn: https://baochinhphu.vn/dau-an-quan-trong-doi-voi-di-tich-co-do-hue-10224112318160172.htm

Cùng chủ đề

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển khai dự án “Trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Đà Quận, xã...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho học sinh cấp 1, cấp 2, du khách yêu di sản văn hóa…  Qua đó, kích thích tư duy, trau...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi). Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính...

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”

Thông báo Kế hoạch mua sắm của Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”, với các thông tin cụ thể như sau:1. Tên Dự toán mua sắm: “Mua sắm phẩm màu năm 2025”.2. Tên Gói thầu thuộc Dự toán mua sắm: - Gói thầu số 01: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói lớn năm 2025”.- Gói thầu số 02: “Mua sắm phẩm màu xanh quy cách đóng gói nhỏ năm 2025”.3. Bên mời...

Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025: Petrolimex định hướng chiến lược phát triển 10 năm tới dựa trên 3 trụ cột...

Hà Nội, ngày 25.4.2024 - Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex - mã chứng khoán: PLX) họp bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.Đại hội được triệu tập theo thông báo số 0668/PLX-HĐQT ngày 04.04.2025 của Hội đồng quản trị (HĐQT) Petrolimex để thảo luận, biểu quyết thông qua các nội dung thường niên thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ đã công bố tới Quý cổ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietjet và trường bay F AIR ký thỏa thuận đào tạo phi công

Hãng hàng không Vietjet và trường bay F AIR (Cộng hòa Séc) hôm nay ký thỏa thuận hợp tác đào tạo phi công trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng chính phủ Cộng Hòa Séc Petr Fiala. Ông Trần Hữu Quốc, Giám đốc VJAA (trái) và ông Michal Markovic, CEO của F AIR (phải) ký kết thoả thuận đào tạo phi công trước sự chứng kiến của chứng kiến của...

Doanh nghiệp Việt Nam, Pháp thí điểm hợp tác khai thác, chế biến sâu khoáng sản, kim loại chiến lược

Sáng 21/1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Benjamin Gallezot, Đại diện liên bộ về cung ứng khoáng sản và kim loại chiến lược Pháp - Ảnh: VGP/Đình Nam Phó Thủ tướng khẳng định chuyến thăm, làm việc của ông Benjamin Gallezot là tín hiệu hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp Việt...

‘Chân trời hợp tác mới’ Việt Nam-Hoa Kỳ từ chuyến bay đầu tiên của Vietjet

Chuyến công tác của Ban lãnh đạo Vietjet đến Hoa Kỳ từ ngày 8/1 đến 11/1/2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ, không chỉ trong lĩnh vực hàng không mà còn mở ra những cơ hội mới trong các ngành như công nghệ, tài chính và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Chủ tịch HĐQT Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và đoàn công tác đã có dịp gặp gỡ và...

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Để nâng cao kiến thức tài chính cho người nông dân, Viện Chiến lược ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển nông thôn và Sacombank), các chuyên gia và nhà khoa học biên soạn bộ sách “Quản lý tài chính cá nhân cho nông dân”. Bộ sách hữu ích cho người nông dân - Ảnh: VGP/Lân Khánh Thực tiễn tại nhiều quốc gia đã khẳng định giáo dục tài chính là...

Thủ tướng thông báo tin vui đặc biệt với kiều bào tại Czech

(Chinhphu.vn) - Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Czech, tối 19/1 theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng người Việt Nam tại Czech.   Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Phu nhân tham dự chương trình Xuân Quê hương 2025 và chúc Tết cộng đồng...

Bài đọc nhiều

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng ý giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với UBND TP Quy Nhơn và các đơn vị, cá nhân có...

Triển khai lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo – Ba Thê trình UNESCO

VHO - BQL Di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang, trình UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Hội nghị diễn ra chiều 21.4, tại thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê nằm tại thị trấn...

Phát hiện, khai quật 9 bộ di cốt của cư dân văn hóa Quỳnh Văn

VHO - Việc tiếp tục khai quật di tích Quỳnh Văn nhằm làm rõ niên đại, giá trị lịch sử của di tích, góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử tiền sơ sử Nghệ An và cả nước, đồng thời cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ngày 22.4, Bảo tàng Nghệ An cho biết, trong đợt khai quật khảo cổ kéo dài hơn một tháng...

Kiến trúc đá độc đáo trong di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ

Mặc dù có thời gian tồn tại không dài nhưng Thành Nhà Hồ tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là một kinh thành có nhiều đặc điểm và giá trị văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đây là công trình đồ sộ và có nhiều nét độc đáo trong kiến trúc đá. Thành bắt đầu xây dựng vào mùa xuân tháng giêng năm...

Cùng chuyên mục

Khánh thành gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh

VHO - Sở VHTTDL Cao Bằng và UBND thành phố Cao Bằng vừa tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Viên Minh và đền Quan Triều, xã Hưng Đạo, thành phố Cao Bằng. Từ tháng 9.2024 đến 3.2025, Sở VHTTDL Cao Bằng đã triển khai dự án “Trùng tu, tôn tạo gác chuông bảo quản Bảo vật quốc gia đôi chuông chùa Đà Quận, xã...

Phát huy giá trị di sản Cửu đỉnh qua những hoạt động trải nghiệm văn hóa

VHO - Chiều ngày 26.4, nhiều hoạt động khám phá và phát huy giá trị Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” đã được tổ chức nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025. Được biết, hoạt động này sẽ được duy trì lâu dài, dành cho học sinh cấp 1, cấp 2, du khách yêu di sản văn hóa…  Qua đó, kích thích tư duy, trau...

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt

VHO - Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025), ngày 26.4, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng (xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi). Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều nhấn mạnh, việc Thủ tướng Chính...

Làm rõ những giá trị nổi bật toàn cầu di sản khảo cổ Óc Eo – Ba Thê

VHO - Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo vừa tổ chức hội nghị triển khai công tác xây dựng hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê tỉnh An Giang trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê nằm trên địa bàn thị trấn Óc...

Xây dựng hồ sơ Cảng Quy Nhơn – Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc là di tích quốc gia

VHO - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản số 2778/ UBND-NCVX gửi các Sở VHTTDL và Tài chính về chủ trương xây dựng hồ sơ khoa học di tích Cảng Quy Nhơn - Điểm 300 ngày chuyển quân tập kết ra Bắc để xếp hạng di tích quốc gia.  Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh này đồng ý giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với UBND TP Quy Nhơn và các đơn vị, cá nhân có...

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

Mới nhất