Trang chủNewsThời sựĐất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ…

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng – Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

Tạo không gian phát triển phải lớn hơn

-Thưa ông, sau Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã tổ chức 2 phiên họp cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án cũng đã chính thức được thành lập và đã có những phiên họp đầu tiên. Dự kiến, sau khi sắp sắp xếp, cả nước sẽ chỉ còn khoảng hơn 30 tỉnh và khoảng 2.000 xã. Quan điểm của ông về việc này như thế nào?

Ông Nguyễn Thường Lạng: Câu chuyện về sáp nhập tỉnh hay tách tỉnh tại Việt Nam không phải là vấn đề mới. Trước đây, chúng ta cũng đã có những tỉnh như Bình Trị Thiên, Nghệ Tĩnh, Hoàng Liên Sơn, Quảng NamĐà Nẵng. Hay như các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định ngày nay được tách ra từ tỉnh Hà Nam Ninh trước kia. Sau những lần nhập tỉnh và tách tỉnh như vậy, với lần sáp nhập này, chúng ta sẽ có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện.

Bắc Kạn là tỉnh không đạt cả 3 tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số, số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc
Bắc Kạn là tỉnh không đạt cả 3 tiêu chuẩn tối thiểu về diện tích, dân số, số lượng đơn vị cấp huyện trực thuộc

Tôi cho rằng, đất nước muốn vươn mình thì không gian phát triển phải lớn và không gian hành chính cũng phải lớn. Hiện, chúng ta đang ở trong thế giới phẳng, với nền tảng công nghệ số, nền tảng online, thông tin trực tuyến, VNeID, không gian mạng… sẽ giúp việc xử lý các vấn đề trong quản lý hành chính một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Thực tế, ở một số nước, một tỉnh của họ còn lớn hơn cả đất nước Việt Nam mà còn quản lý được. Do đó, chúng ta không thể để một tỉnh qui mô quá nhỏ…. Việc giữ nguyên cơ chế quản lý hành chính cũ, bộ máy quản lý sẽ rất cồng kềnh, không thể đi nhanh được vì bộ máy “nặng quá”, phải xin ý kiến qua nhiều tầng, nấc trung gian. Do đó, trong điều kiện hiện nay, muốn đi nhanh, nhất định chúng ta phải tinh gọn. Cần phải có một cuộc đại cách mạng về tinh gọn bộ máy quản lý cấp địa phương.

Ở đây, tôi cho rằng, chúng ta chỉ thay đổi về quản lý bộ máy hành chính, giảm bớt bộ máy, giảm bớt khâu trung gian gây lãng phí về thời gian và tiền của của nhân dân. Việc này cũng để phục vụ nhân dân. Đây là thời điểm chúng ta rất cần và nên mạnh dạn làm.

Cái mới chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ

– Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là cần thiết. Để việc thực hiện này được hiệu quả, ông có kiến nghị gì?

Ông Nguyễn Thường Lạng: Tôi nghĩ rằng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khi đưa ra chủ trương, chắc chắn cũng đã có những dự tính nhất định và nghiên cứu đi, nghiên cứu lại rất nhiều.

Hiện nay, chúng ta cũng đang có nhiều yếu tố thuận lợi để triển khai thực hiện. Trong đó, phải kể đến việc ứng dụng những thành tựu tiên tiến, hiện đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số… đang được triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và có hiệu quả trong thực tiễn. Đây sẽ là tiền đề quan trọng để nước ta sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp; và không ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Cũng chính thông qua công nghệ số này, chúng ta sẽ đo đếm được sự thay đổi điều kiện phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân, sự phát triển của doanh nghiệp, hệ thống giao thông,… của các tỉnh sau sáp nhập và để thấy được rằng cái mới sẽ tốt hơn cái cũ và tốt hơn cụ thể như thế nào.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng. Ảnh: N.H

Một số ý kiến lo ngại trong quá trình sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện và mở rộng cấp xã này có thể sẽ tạo ra những xáo trộn về mặt an sinh xã hội nhất định. Tuy nhiên, những việc này cũng sẽ được giải quyết bằng công nghệ số.

Ví dụ, với các thủ tục hành chính, tôi cho rằng, việc sử dụng không gian mạng là cách để chúng ta xây dựng chiến lược phi giấy tờ. Chúng ta cần khuyến khích các tập đoàn lớn tham gia cung cấp dịch vụ này.

Các phom mẫu giấy tờ chuẩn cần phải tạo ra trước và khi cần thì chỉ việc điền thông tin vào. Cơ quan nhà nước nào cấp giấy tờ này sẽ đứng ra làm cho nhân dân do các thông tin này sổ sách của các cơ quan chức năng đã ghi lại đầy đủ, như vậy, sẽ hạn chế tối đa những xáo trộn về mặt an sinh xã hội.

Không để bị bỏ sót phạm vi, bỏ trống ‘trận địa’

-Theo kế hoạch, phương án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã sẽ được trình ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước ngày 7/4/2025, tức là trong thời gian chỉ hơn một tháng kể từ khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 127…. Theo ông để triển khai lộ trình theo tinh thần này cần triển khai như thế nào?

Ông Nguyễn Thường Lạng: Kể từ ngày 1/3/2025, bộ máy Chính phủ sau sắp xếp, tinh gọn và hợp nhất bộ đã đi vào hoạt động. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 14 bộ và 3 cơ quan ngang bộ. Việc các cơ quan bộ đi vào hoạt động đúng kế hoạch, bảo đảm tính liên tục trong quản lý nhà nước đã cho thấy rõ tinh thần “Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi, thì chỉ bàn làm, không bàn lùi”.

Trong cuộc cách mạnh về tinh gọn bộ máy ở cấp địa phương, mà cụ thể ở đây là việc sáp nhập tỉnh bỏ cấp huyện và mở rộng cấp xã, tôi cho rằng, với cách làm khoa học, tối ưu và có lộ trình rõ ràng, cùng với sự quyết tâm cao nhất thì chắc chắn chúng ta sẽ làm được.

Công cuộc sáp nhập này, tôi cho rằng, chủ yếu liên quan đến vấn đề về mặt thủ tục hành chính, giấy tờ. Lâu nay, chúng ta làm trên giấy tờ thì nay chuyển sang làm trên không gian mạng. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đã có dữ liệu dân cư, giấy tờ nhà đất cũng nằm trên sổ sách nhà nước. Công việc bây giờ là chúng ta giải quyết những phần tồn đọng, chưa xử lý được, khối lượng này không quá nhiều, chỉ khoảng 15-20%.

Ở đây, chúng ta sáp nhập các tỉnh với nhau, chúng ta cũng đã có những mốc địa giới sẵn. Tất nhiên, trong bước quá độ này, chúng ta phải cử ra những người chỉ đạo để làm việc này một cách khoa học.

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cũng đề nghị Bộ Nội vụ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện kế hoạch - Ảnh: VGP/Đình Hải
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: VGP/Đình Hải

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 571/QĐ-TTg ngày 12/3/2025 thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo diễn ra chiều 13/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng đã nhấn mạnh trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp phải được triển khai một cách chắc chắn, tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các dịch vụ công đối với người dân đứt gãy, gián đoạn. Nhấn mạnh Ban Chỉ đạo mặc dù chỉ tồn tại mấy tháng thôi nhưng chúng ta cũng phải làm việc cật lực và chất lượng cao, Phó Thủ tướng cũng đã yêu cầu các bộ, ngành phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một vấn đề nữa được nhiều người quan tâm đó là tiêu chí sáp nhập tỉnh. Tôi cho rằng, ghép tỉnh, các tỉnh cạnh nhau thì mới ghép được với nhau. Việc này phù hợp về điều kiện địa lý, địa hình…

Không phải cứ tỉnh mạnh sẽ sáp nhập với tỉnh yếu để hỗ trợ nhau. Bởi đây không phải chủ trương để phát triển đồng đều các tỉnh mà là chủ trương để tất cả các tỉnh cùng phát triển. Tỉnh đã phát triển thì cứ phát triển, còn những tỉnh chưa phát triển thì chúng ta sẽ có mô hình phát triển cho các tỉnh đó. Việc phát triển đồng đều giữa các tỉnh rất khó và theo tôi là không làm được.

Việc ghép tỉnh cũng cần tính về mặt kinh tế để không gian kinh tế được mở rộng, chẳng hạn không gian về phát triển hạ tầng cơ sở, sân bay,… cần tính về mặt chiến lược cho phù hợp.

Với việc xây dựng lộ trình khoa học, thống nhất cách làm thì chắc chắn thực hiện và triển khai Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp sẽ làm được và đạt hiệu quả cao. Phải làm một điều mà chưa bao giờ chúng ta làm cả thì mới khác biệt. Muốn phát triển thì cần đi nhanh, chúng ta không thể đi đủng đỉnh mãi được.

Song song với tổ chức lại bộ máy hành chính, chính quyền địa phương 2 cấp. Tôi cho rằng, phải mở rộng cơ chế phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương theo hướng địa phương quyết, địa phương làm, địa phương bàn, địa phương chịu trách nhiệm.

Trong việc tinh gọn bộ máy này, khi bỏ một cấp nào đó (cấp huyện) sẽ phải có một cấp khác thực hiện các việc của cấp này, đây là một việc rất bình thường. Việc này nằm trong mô hình quản lý, nếu bỏ cấp này thì phải có cấp khác quản lý công việc, chúng ta không để bị bỏ sót phạm vi, bỏ trống ‘trận địa’…

Chúng ta mở rộng không gian cấp xã, nhưng xã mới phải tốt hơn xã cũ, phải hiệu quả hơn và sáng tạo hơn. Tôi cho rằng, khi chúng ta đặt ra yêu cầu như vậy thì sẽ làm được việc và sẽ phải làm được. Tất nhiên, đây mới là kỳ vọng. Còn thực tế phát sinh đòi hỏi chúng ta xây dựng các phương án dự bị, dự phòng.

Chúng ta phải tăng tốc trong triển khai và dứt khoát trong thực hiện thì mới có thể có những bước tiến vượt bậc và đột phá, còn nếu cứ chờ, cứ đợi, sẽ không bao giờ có sự thay đổi.

– Xin cảm ơn ông!

Tại Phiên họp lần thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về việc tiếp tục cho ý kiến về Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra chiều 11/3, các đại biểu đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 – 70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.

Còn tại Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp diễn ra chiều 13/3, nói về việc tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo – cho hay, hiện là 10.035 đơn vị, sẽ tổ chức lại quy mô chỉ còn khoảng 2.000, “gần như là một huyện nhỏ”.

Trong Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp, Chính phủ trình có khoảng 1/3 nhiệm vụ của huyện chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống xã – xuống cơ sở. Trong tuần sau, Bộ Chính trị chủ trương lấy ý kiến tất cả các tổ chức đảng, bộ, ngành, địa phương.



Nguồn: https://congthuong.vn/sap-nhap-tinh-dat-nuoc-muon-vuon-minh-khong-gian-phat-trien-phai-lon-378407.html

Cùng chủ đề

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

TP HCM “chốt” thời gian sắp xếp xong chính quyền địa phương 2 cấp

(NLĐO) - Ngày 28-3, UBND TP HCM ban hành kế hoạch khẩn về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương ...

Báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp vào ngày mai 25-3

(NLĐO) - Đảng ủy Chính phủ, Ban Tổ chức Trung ương báo cáo Bộ Chính trị đề án sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. ...

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành...

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Liên quan đến Công văn số 618/BNV-CQĐP ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ gửi các địa phương về việc tạm dừng thực hiện một số nhiệm vụ, công...

Bỏ cấp huyện: Đề xuất lập phòng chuyên môn thuộc UBND cấp xã

Chuyên gia cho rằng khi bỏ cấp huyện, sáp nhập các xã trở thành "huyện thu nhỏ" có thể nghiên cứu lập phòng chuyên môn giúp UBND cấp xã điều hành công việc. Bỏ cấp huyện: Đề xuất đưa cán bộ, công chức tỉnh,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, biến động tăng

Dự báo giá cà phê ngày mai 31/3/2025, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica ngày 31/3/2025. Cập nhật giá cà phê thế giới ngày 30/3 duy trì ổn định. Trên sàn London, cập nhật lúc 16 giờ 00 phút ngày 30/3/2025 kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robustakết ổn định, đi ngang so với phiên...

Neo cao trên kỷ lục

Dự báo giá vàng ngày mai; giá vàng trong nước và thế giới mới nhất; biến động giá vàng SJC, 9999, 24k, 18k của PNJ, DOJI trong ngày; giá vàng hôm nay. Giá vàng khép lại tuần giao dịch đầy sôi động với mức giá cao kỷ lục. Đà tăng mạnh suốt tuần qua đã đưa giá vàng lên mức cao nhất từ trước đến nay. Trong tuần, giá...

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome; Storm Shadow/SCALP-EG đã “biến mất” khỏi Ukraine là những nội dung của bản tin công nghiệp quốc phòng hôm nay, ngày 30/3. Hoa Kỳ lên 3 phương án phát triển Golden Dome ...

Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025 tăng nhẹ

Dự báo giá tiêu ngày mai 31/3/2025, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 31/3. Dự báo giá tiêu trong nước ngày mai 31/3/2025, ổn định và tăng nhẹ. Giá tiêu hôm nay được cập nhật chiều ngày 30/3/2025 như sau, thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch...

Bài đọc nhiều

Đưa quan hệ Việt Nam – Trung Quốc ngày càng thực chất, hiệu quả hơn

VOV.VN - Hướng tới dấu mốc quan trọng năm 2025, dịp kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên khẳng định nỗ lực phấn đấu thúc đẩy, đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới, ngày càng thực chất, hiệu quả hơn. Hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng  Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ...

Việt Nam vẫn có 6 tỉ phú USD, những vị nào năm qua gia tăng tài sản?

Năm 2024 đã khép lại, Việt Nam vẫn duy trì 6 cái tên trong bảng xếp hạng tỉ phú USD, theo dữ liệu cập nhật trên Forbes. Trong đó, có tỉ phú tăng thêm tài sản ròng, ngược lại có những đại gia bị suy giảm tài sản. Ông Phạm Nhật Vượng - tỉ phú giàu nhất Việt Nam - xuất hiện cùng hai con trai tại lễ trao giải thưởng VinFuture - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Theo dữ liệu trên Forbes, 6 tỉ...

Hội Nhà báo tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ Nhà báo cao tuổi

Thành viên CLB Nhà báo cao tuổi tỉnh Gia Lai là những hội viên Hội Nhà báo Việt Nam công tác tại các cơ quan báo chí, các sở, ngành địa phương đã nghỉ hưu tự nguyện tham gia CLB. Ngoài ra, theo quy chế tổ chức và hoạt động, những nhà báo cao...

Còn khó khăn, vướng mắc trong triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Theo báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày, công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia luôn là nhiệm vụ trọng tâm, thường kỳ của Chính phủ...

Chiêu bài ‘việc nhẹ lương cao’ để bán người, TPHCM nhận 199 đơn đề nghị giải cứu

Công an TPHCM vừa phát đi cảnh báo về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo, buôn bán người Việt Nam sang Campuchia làm việc với chiêu bài “việc nhẹ lương cao” để thực hiện các hoạt động phi pháp. Gần đây, nhiều trường hợp người dân ở khắp các tỉnh, thành, trong đó có TPHCM bị lôi kéo, dụ dỗ sang Campuchia làm việc nhẹ, hưởng lương cao. Tuy nhiên, sau đó những người này...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự án

Tròn 1 năm sau ký kết bản ghi nhớ đầu tư về dự án điện gió hơn 5.000 tỷ đồng tại huyện Vân Canh, Tập đoàn Nexif Ratch Energy đã tiến hành đo gió, đang xúc tiến các thủ tục để đấu thầu dự án. Bình Định: Nhà đầu tư cam kết thực hiện, theo đuổi các dự ánTròn 1...

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng. ...

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng từ góc nhìn các dự án bất động sản

Kiến trúc đô thị Đà Nẵng đang phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, thông minh, xanh và bền vững. Trong đó, các dự án bất động sản lớn đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt, định hướng, định hình hệ thống kiến trúc, góp phần tạo ra một diện mạo hiện đại cho đô thị...

Tìm giải pháp đa đạng hóa thị trường xuất khẩu

Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. Các giải pháp đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng mà doanh nghiệp đang làm không chỉ nhằm ứng phó với tình thế trước mắt. ...

Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư trú ẩn vào các cổ phiếu nào?

Các chính sách thuế quan thường thay đổi nhanh và trong bối cảnh như hiện nay, nhà đầu tư không nên hoảng loạn, có thể tìm kiếm nơi “trú ẩn” bằng cách đầu tư vào các công ty hàng đầu, có nội lực để chống chọi được với khủng hoảng. Cuộc chiến thuế quan, nhà đầu tư "trú ẩn"...

Mới nhất