Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếĐạo đức người làm báo phải được đề cao trong xã hội...

Đạo đức người làm báo phải được đề cao trong xã hội ngày nay



Đạo đức người làm báo càng trở nên quan trọng hơn khi xã hội đang đối mặt với sự lan truyền nhanh chóng của tin giả và thông tin sai lệch thông qua không gian mạng.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn
ĐBQH. Bùi Hoài Sơn cho rằng, đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến ngành báo chí mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. (Nguồn: Quochoi)

Đó là quan điểm của ĐBQH. Bùi Hoài Sơn, Ủy viên thường trực Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội với Báo Thế giới và Việt Nam nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6).

Là một ĐBQH, ông nhìn nhận thế nào về tầm quan trọng của đạo đức người làm báo thời nay?

Tôi cho rằng, đạo đức người làm báo vẫn đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong xã hội ngày nay. Báo chí giữ vị trí trung tâm trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và giúp hình thành quan điểm, ý kiến của người dân. Từ đó, tạo dựng niềm tin vào Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng bền vững đất nước.

Tầm quan trọng của đạo đức người làm báo nằm ở việc bảo đảm tính chính trực, trung thực và đáng tin cậy của thông tin được công bố. Đòi hỏi các nhà báo tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nghề nghiệp, như độc lập, khách quan, bình đẳng, sự tôn trọng quyền riêng tư. Các nhà báo cần đảm bảo thông tin mà họ cung cấp là chính xác, được kiểm chứng và không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hoặc nhóm lợi ích cụ thể.

Đạo đức người làm báo còn đòi hỏi sự trung thực và minh bạch trong việc xử lý thông tin. Các nhà báo cần công bố nguồn gốc thông tin, tránh việc lăng mạ hoặc xuyên tạc sự thật.

Đạo đức trong báo chí càng trở nên quan trọng hơn khi xã hội đang phải đối mặt với sự lan truyền nhanh chóng của tin tức giả mạo, thông tin sai lệch thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác. Trong bối cảnh này, người làm báo có trách nhiệm phải đảm bảo thông tin được cung cấp là đáng tin cậy và có giá trị, định hướng dư luận đúng đắn.

Đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến nền báo chí mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Một nền báo chí đạo đức có thể giúp thúc đẩy sự minh bạch, công bằng và phúc lợi chung, đồng thời kiểm soát quyền lực và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực.

Vì vậy, tầm quan trọng của đạo đức người làm báo phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội ngày nay. Chúng ta cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo một nền báo chí chất lượng và có trách nhiệm.

Đội ngũ những người làm báo Việt Nam ngày càng khẳng định mạnh mẽ vai trò không thể thay thế của báo chí trong thời đại truyền thông kỹ thuật số. Trong một nền báo chí lành mạnh, đạo đức cần thiết nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà báo thế nào, thưa ông?

Để xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, việc nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà báo là vô cùng quan trọng. Muốn đạt được điều đó, nhà báo cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không được lệch lạc hoặc biến thật thành giả, “bóp méo” nội dung, không nên bị chi phối bởi áp lực hoặc ảnh hưởng từ các lợi ích cá nhân cũng như nhóm lợi ích cụ thể.

Nhà báo nên cung cấp thông tin đa chiều, đảm bảo các quan điểm khác nhau được phản ánh một cách công bằng và không thiên vị. Đồng thời, họ cần đưa ra phân tích sâu sắc và đánh giá khách quan về các sự kiện, vấn đề.

Bên cạnh đó, nhà báo cần tôn trọng quyền riêng tư và không xâm phạm đời tư của cá nhân, trừ trường hợp có sự chấp thuận hoặc khi có lợi ích công cộng quan trọng. Họ nhất thiết phải kiểm chứng thông tin trước khi công bố, chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mình đăng tải.

Theo tôi, nhà báo cần tránh phân biệt đối xử dựa trên giới tính, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, giai cấp, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác để bảo đảm các quan điểm được đại diện và phản ánh trong nội dung của mình. Nhà báo cần xây dựng quan hệ tín nhiệm và tương tác tích cực với công chúng. Lắng nghe ý kiến và phản hồi từ độc giả, đối tác cũng như các bên liên quan khác, xử lý một cách đúng đắn các ý kiến trái chiều.

Cuối cùng, họ cần liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, hiểu biết về công nghệ và phương pháp làm việc mới nhất. Những yếu tố trên đây sẽ giúp xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển, tiến bộ của xã hội.

ĐBQH. Bùi Hoài Sơn:
Cuộc CMCN 4.0 đang tác động ngày càng sâu sắc đến nền báo chí Việt Nam. (Ảnh: Internet)

Nhưng thực tế, tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, báo chí nước ta đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm. Một trong số đó là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo. Theo ông, những vấn đề còn tồn tại về đạo đức nghề báo hiện nay là gì?

Trong cơ chế thị trường, báo chí nước ta đã và đang đối mặt với một số hạn chế và nhược điểm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo. Họ có thể bị tác động bởi áp lực từ các lợi ích kinh tế, ảnh hưởng đến tính trung thực và khách quan của thông tin mà họ cung cấp.

Chúng ta hiểu rằng, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự cần thiết đưa tin nhanh có thể tạo áp lực lên nhà báo để công bố thông tin mà chưa được kiểm chứng hoặc xác thực một cách đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc thiếu chính xác.

Bên cạnh đó, một số tờ báo hoặc trang thông tin trực tuyến có thể sử dụng các tiêu đề hấp dẫn, nội dung gây tranh cãi để thu hút sự chú ý và tăng lượng truy cập. Từ đó, dẫn đến việc tái hiện thông tin một cách thiếu chính xác hoặc nhất quán, với mục đích chủ yếu là thu hút lượt xem hơn là cung cấp thông tin chất lượng.

Cùng với đó, một số nhà báo có thể vi phạm quyền riêng tư và phẩm chất cá nhân khi đưa ra thông tin riêng tư, xuyên tạc hoặc lăng mạ người khác, gây hại cho các cá nhân, ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nền báo chí.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, người làm báo không đảm bảo tính khách quan trong việc đại diện và phản ánh các quan điểm, lợi ích khác nhau, có thể dẫn đến phân biệt đối xử và thiếu công bằng trong việc thông tin và phân tích vấn đề mà báo chí đăng tải.

Theo tôi, đây mới chỉ là một số nhược điểm và hạn chế của đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường. Để xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, cần có sự quan tâm và thúc đẩy từ bản thân người báo và xã hội, nhằm đảm bảo tính khách quan, trung thực và trách nhiệm xã hội trong hoạt động báo chí.

Hiện nay, vẫn còn một số tờ báo có tình trạng thương mại hóa, chạy theo những thị hiếu rẻ tiền, đưa tin giật gân, câu khách. Ông có kiến nghị giải pháp gì để nâng cao đạo đức, bản lĩnh người làm báo thời nay?

Để nâng cao đạo đức và bản lĩnh của người làm báo thời nay và giải quyết vấn đề tình trạng thương mại hóa, câu khách và đưa tin giật gân trong một số tờ báo ở nước ta, tôi nghĩ cần thực hiện nghiêm túc các quy định, nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho báo chí.

Các tổ chức báo chí và cơ quan quản lý cần thúc đẩy việc tuân thủ, thực thi đạo đức nghề nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm, cung cấp đào tạo và hỗ trợ người làm báo nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về đạo đức trong khi tác nghiệp. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc tăng cường sự giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của các tờ báo và nhà báo, đồng thời đưa ra hình thức kỷ luật, hình phạt phù hợp đối với các vi phạm đạo đức.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến vai trò của công chúng. Công chúng cần được tạo điều kiện và khuyến khích để tham gia vào quá trình truyền thông, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng yêu cầu thông tin chính xác, tin cậy; đồng thời tham gia vào các hoạt động đánh giá và phản hồi công khai về hoạt động của các tờ báo.

Một yếu tố quan trọng nữa không thể thiếu, đó là cần phải chăm lo hơn nữa cho đời sống của nhà báo và các cơ quan báo chí để tạo điều kiện cho người làm báo hoạt động khách quan, không bị áp lực từ các lợi ích thương mại, giúp việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và không vụ lợi.

Ở khía cạnh khác, ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của báo chí hiện nay đã được như kỳ vọng hay chưa?

Trong thời gian vừa qua, nhất là kể từ khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức năm 2021, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực và thành công trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó, báo chí góp một phần quan trọng.

Báo chí cách mạng đã thông tin, tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, câu chuyện truyền cảm hứng cũng như phản ánh những vấn đề liên quan đến bản sắc dân tộc, di sản văn hóa. Để từ đó, nâng cao ý thức của toàn xã hội về lĩnh vực này, hình thành nên sự tự hào dân tộc và tự tin văn hóa cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.

Không chỉ có các báo của ngành văn hóa, những kênh thông tin lớn như VTV, VOV, TTXVN, báo và truyền hình Nhân dân, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, báo Thế giới và Việt Nam của chúng ta cũng đã dành nhiều thời lượng, chuyên mục chuyên sâu cho văn hóa như các Góc nhìn văn hóa, Câu chuyện văn hóa, Di sản văn hóa

Trong bối cảnh phát triển của truyền thông kỹ thuật số, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đã nhận thức và thích ứng rất nhanh. Các phương tiện truyền thông như báo điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến đã mở rộng khả năng tiếp cận thông tin và tương tác với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải thông điệp về giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa.

Những nỗ lực này thực sự giúp cho văn hóa dân tộc được nhận biết, yêu thích nhiều hơn, nhất là trong giới trẻ, để từ đó họ có thêm sự tự tin, tìm tòi, sáng tạo để tạo thêm sức sống mới cho truyền thống văn hóa dân tộc.

Xin cảm ơn ông!





Nguồn

Cùng chủ đề

Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk đẩy mạnh tuyên truyền Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

(CLO) Ngày 10/1, Hội Nhà báo tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. ...

Nơi gắn kết những người làm báo đam mê trái bóng nhỏ

(NB&CL) Sau 3 ngày tranh tài đầy hấp dẫn (1 - 3/12), Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ 17 - Tranh cúp Sao Vàng 2024 đã mang đến cho khán giả những trận đấu gay cấn, ấn tượng. Các vận động viên không chỉ thể hiện...

Biết ơn và trân quý!

Ngày 29/11, Báo Thế giới và Việt Nam kỷ niệm ngày ra số báo đầu tiên, cách đây tròn 35 năm. Như một nguồn sinh lực tiếp thêm cho tuổi mới “vươn mình” của Báo chính là những món quà từ Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, Đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam, cùng các đối tác, đồng nghiệp và quý bạn đọc trong và ngoài nước.

Chờ đón những cuộc tranh tài sôi động

(CLO) Giải Vô địch Bóng bàn Hội Nhà báo Việt Nam là một giải đấu có quy mô toàn quốc dành cho những người làm báo. Sau thành công từ nhiều mùa tổ chức, giải đấu đã trở thành một sân chơi bổ ích mà ở đó có tình đoàn kết,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định của Bộ Chính trị cho Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Tổng Bí thư đề nghị các cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định cụ thể trong từng quyết định, khẩn trương triển khai công tác theo mô hình mới, tổ chức mới.

Tổng thống Mỹ khoe kế hoạch “nóng” về Ukraine, đánh bom rung chuyển thủ đô Nga, Nam Phi phản pháo ông Trump

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.

Nga bán khí đốt kỷ lục cho châu Âu qua Thổ Nhĩ Kỳ; hai nước EU ủng hộ kế hoạch mới “ấp ủ”, Moscow...

Theo tính toán sơ bộ của hãng tin Reuters (Anh), tháng 1/2025, xuất khẩu khí đốt Nga qua đường ống TurkStream (Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ) sang châu Âu đã đạt mức cao kỷ lục là hơn 50 triệu mét khối mỗi ngày.

UAV của Ukraine tấn công các cơ sở dầu khí lớn ở Nga, Moscow chỉ ra những thứ mà phương Tây hỗ trợ Kiev

Ngày 3/2, hàng chục máy bay không người lái của Ukraine tấn công các cơ sở năng lượng ở miền Nam nước Nga, gây hỏa hoạn tại một nhà máy lọc dầu lớn và một nhà máy xử lý khí đốt, đồng thời làm gián đoạn nhiều chuyến bay từ khu vực Volga đến dãy núi Caucasus.

Trung Quốc bình luận về mức thuế mới của ông Trump, muốn làm điều này cùng Mỹ

Wall Street Journal dẫn nguồn tin cho biết, đề xuất ban đầu của Trung Quốc về các mức thuế do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt sẽ tập trung vào việc khôi phục thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 đã ký kết trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông năm 2020.

Bài đọc nhiều

Nhìn lại những dấu mốc đáng nhớ về vắc-xin năm 2024

Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Năm 2024 chứng kiến những tiến bộ vượt bậc trong công tác phòng chống dịch bệnh thông qua các vắc-xin mới và sự mở rộng trong chỉ định tiêm chủng. Những nỗ lực không ngừng của cộng...

Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa

Báo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức Mùng 1 Tết) của Bộ Y tế cho biết, trong vòng 24 giờ qua, đã có 205 trường hợp phải khám và cấp cứu do pháo nổ, pháo hoa. Tin mới y tế ngày 30/1: Đã có 205 trường hợp cấp cứu do pháo nổ, pháo hoaBáo cáo công tác khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ ngày 29/1 (tức...

5 ngày nghỉ Tết, 6.622 người nhập viện điều trị nghi do tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, tính từ ngày 29 - 30/1, các cơ sở khám chữa bệnh đã tổ chức thường trực 4 cấp đầy đủ, thực hiện khám, cấp cứu cho 39.338 lượt người bệnh. Trong 5 ngày từ 25 - 29/1, các cơ sở y tế đã khám, cấp cứu cho 414.006 lượt người bệnh. Tổng số người bệnh nhập viện điều trị nội trú trong 24 giờ qua là 128.066...

Xuyên đêm Giao thừa giành giật sự sống cho người bệnh

Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự vất vả trong những ngày lễ. Đêm Giao thừa là thời điểm mà các bác sỹ, điều dưỡng và đội ngũ nhân viên y tế không ngừng nỗ lực để đảm bảo sức khỏe cho người dân, bất chấp khó khăn và sự...

Giữ ấm cho bệnh nhân và người nhà trong những ngày Tết giá rét

Nhiều biện pháp phòng chống rét hiệu quả dịp Tết Tại Bệnh viện Bạch Mai, công tác đảm bảo giữ ấm cho người bệnh trong những ngày giá rét đã được đơn vị triển khai với nhiều biện pháp hiệu quả. Trong đó, hệ thống đèn sưởi ngoài trời, chăn ấm và nước sôi đã được phòng Hành chính quản trị, Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn… rà soát, tăng cường, bổ sung hỗ trợ chống rét cho người bệnh,...

Cùng chuyên mục

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. Chiều 3-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Cao Việt...

Cảnh giác với rối loạn mỡ máu sau Tết, U50 nhất định phải biết điều này

GĐXH - Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol, chất đường bột,… dễ làm tăng mỡ máu, rối loạn mỡ máu nếu bạn ăn uống không kiểm soát. ...

Cập nhật tình hình dịch bệnh dịp Tết

Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận các ca mắc mới ho gà, bạch hầu; Chưa ghi nhận ổ dịch/chùm ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan trong cộng đồng trong 6 ngày nghỉ Tết. ...

Ăn gì để làm chậm sự tiến triển của bệnh tim?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim, góp phần duy trì sức khỏe tim mạch. Một nghiên cứu mới đây đã phát hiện công dụng làm chậm sự tiến triển bệnh tim của một...

Ám ảnh tai nạn pháo nổ ngày Tết: Người mất tay, người mù mắt

Trong 9 ngày nghỉ lễ, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiếp nhận 33 ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ. Trong đó có nhiều trường hợp chấn thương nghiêm trọng như mù mắt, giập nát chi thể... Đó chỉ là 3...

Mới nhất

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, chúc tết Kiểm toán nhà nước nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ

Chiều 3/2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, chúc Tết và làm việc với Kiểm toán Nhà nước (KTNN). ...

Bé gái 7 tuổi trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã được xuất viện

Đến ngày 3-2, tình trạng sức khỏe của bé gái N.N.D., 7 tuổi, trong vụ tai nạn ô tô ở Nam Định đã ổn định, được các bác sĩ cho ra viện. ...

Tổng Bí thư trao quyết định thành lập các Đảng bộ trực thuộc Trung ương

Sáng 3/2/2025, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị công bố các Quyết định của Bộ Chính trị về việc thành lập, chỉ định nhân sự của 4 Đảng bộ trực thuộc Trung ương (Đảng bộ các cơ quan...

Tạo động lực cho bóng đá Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ

Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Chiến lược) đã đặt ra cho ngành Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) những mục tiêu...

Cảnh giác với rối loạn mỡ máu sau Tết, U50 nhất định phải biết điều này

GĐXH - Hầu hết các món ăn ngày Tết đều giàu dinh dưỡng, nhiều cholesterol, chất đường bột,… dễ làm tăng mỡ máu, rối loạn mỡ máu nếu bạn ăn uống không kiểm soát. ...

Mới nhất