Trang chủNewsThế giớiĐảo chính Niger thách thức ảnh hưởng phương Tây ở châu Phi

Đảo chính Niger thách thức ảnh hưởng phương Tây ở châu Phi


Vài ngày sau cuộc đảo chính ở Niger, hàng nghìn người tuần hành ở Niamey vẫy cờ Nga, hô khẩu hiệu phản đối Pháp và các đồng minh phương Tây.

Khi Tổng thống Mohamed Bazoum bị quân đội quản thúc tại dinh thự ở Niamey, các cuộc tuần hành ủng hộ đảo chính diễn ra rầm rộ ở thủ đô và nhiều khu vực khác của Niger. Đám đông hô vang “Putin muôn năm”, “đả đảo Pháp” khi đập phá cổng đại sứ quán Pháp ở Niamey.

Những hình ảnh này đã gây chấn động tại Điện Elysee cách đó hàng nghìn km. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đe dọa trả đũa bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào công dân Pháp và lên án cuộc đảo chính là “hoàn toàn bất hợp pháp và nguy hiểm” cho cả Niger và toàn khu vực.

Mỹ và các nước phương Tây cũng chỉ trích cuộc đảo chính, trong khi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia châu Phi (ECOWAS) cảnh báo can thiệp quân sự nếu ông Bazoum không được khôi phục quyền lực.

Tổng thống Mỹ Joe Biden kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho ông Bazoum, nói rằng Washington “sát cánh cùng người dân Niger” khi nước này đối mặt thách thức nghiêm trọng với nền dân chủ.





Người dân Niger vẫy cờ Nga và cầm bảng phản đối Pháp trong cuộc biểu tình ở thủ đô Niamey ngày 3/8. Ảnh: AFP

Người dân Niger vẫy cờ Nga và cầm khẩu hiệu yêu cầu Pháp rời khỏi châu Phi trong cuộc biểu tình ở thủ đô Niamey ngày 3/8. Ảnh: AFP

Đảo chính ở Niger chỉ là vụ mới nhất trong loạt cuộc chính biến gần đây ở châu Phi. Các chính quyền quân sự đã lên nắm quyền ở 5 quốc gia Tây và Trung Phi trong ba năm qua và những nước này đều từng là thuộc địa của Pháp.

Cuộc đảo chính Niger đã khiến phương Tây, đặc biệt là Pháp và Mỹ, mất đi một đồng minh quan trọng trong khu vực vốn nhiều bất ổn. Là quốc gia lớn nhất Tây Phi, Niger được coi là đối tác quan trọng hàng đầu trong cuộc chiến chống các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Sahel, vành đai nằm ở phía nam sa mạc Sahara.

Mỹ triển khai khoảng 1.100 lính đồn trú ở Niger, cũng như thiết lập một căn cứ máy bay không người lái hỗ trợ quân đội Niger chống các nhóm nổi dậy liên kết với phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda.

Quân đội Pháp cũng duy trì hai căn cứ thường trực ở vùng Sahel, trong đó một tại thủ đô Niamey. Đây là căn cứ chính cho Chiến dịch Barkhane, sáng kiến chống khủng bố của Pháp nhắm vào lực lượng nổi dậy trên khắp Sahel, gồm cả ở Burkina Faso.

Số vụ bạo lực liên quan tới các nhóm Hồi giáo cực đoan ở vùng Sahel đã tăng mạnh kể từ năm 2021, theo báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Phi của Lầu Năm Góc công bố ngày 31/7.

Niger cũng là nguồn cung uranium hàng đầu cho Liên minh châu Âu và chiếm khoảng 5% nguồn cung toàn cầu, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới.

Dù giàu tài nguyên, Niger vẫn là một trong những nước nghèo nhất thế giới. Nhiều người Niger, đặc biệt là thế hệ trẻ, cho rằng chính sách khai thác và áp đặt ảnh hưởng của Pháp với cựu thuộc địa đã gây ra tình trạng nghèo đói của quốc gia Tây Phi này.

“Chúng tôi muốn nói với ông Macron rằng Niger thuộc về chúng tôi. Chúng tôi có thể làm gì mình muốn với đất nước này và đối phó với bất kỳ ai chúng tôi muốn”, Maman Sani, người biểu tình ủng hộ đảo chính, nói.





Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Làn sóng chống Pháp đã lan rộng trên khắp thuộc địa cũ của Pháp ở Tây và Trung Phi, theo Oluwole Ojewale, nhà phân tích của Viện Nghiên cứu An ninh (ISS) ở Nam Phi.

“Có cảm giác rằng dù đã giành độc lập, các nước này vẫn chịu nhiều ảnh hưởng từ Pháp”, Ojewale nói.

Trong nhiều thập kỷ, Pháp duy trì hiện diện ở nhiều quốc gia châu Phi từng là thuộc địa của họ trong mối quan hệ đặc biệt thường được gọi là Francafrique. Chính sách này thường bị chỉ trích là duy trì hoạt động thuộc địa kiểu mới, theo Stephanie Busari, nhà phân tích của CNN.

Đồng tiền franc Trung Phi (CFA) gây rất nhiều tranh cãi khi trở thành tiền tệ sử dụng ở 14 quốc gia Tây và Trung Phi, trong đó có Niger. Các quốc gia sử dụng CFA được yêu cầu cất trữ 50% nguồn dự trữ của họ tại Ngân hàng Trung ương Pháp. Trong khi Paris khẳng định hệ thống này thúc đẩy ổn định kinh tế, nhiều người nói rằng nó cho phép Pháp kiểm soát nền kinh tế của những nước sử dụng đồng CFA.

Đảo chính ở Niger diễn ra trong bối cảnh Nga và phương Tây đang cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt ở châu Phi, nơi giới chuyên gia nói rằng làn sóng phẫn nộ gia tăng ở những nước thuộc địa cũ của Pháp đã để ngỏ cánh cửa cho Moskva. Dù không có dấu hiệu nào cho thấy Nga kích động đảo chính ở Niger, Moskva đã tìm cách tận dụng tâm lý chống phương Tây ở khu vực trong những năm gần đây.

“Kể từ khi phát động cuộc chiến ở Ukraine, Nga đã tăng cường nỗ lực cạnh tranh ảnh hưởng và Moskva gần như trở lại là một thế lực địa chính trị tại châu Phi. Điều đó khiến các cơ quan tình báo phương Tây lo lắng”, Remi Adekoya, nhà nghiên cứu về chính trị tại Đại học York ở Anh, nói.

Tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner được xem là ví dụ về cách Nga duy trì và phát triển ảnh hưởng ở châu Phi.

Quan chức Mỹ cảnh báo Wagner có thể tìm cách tận dụng cuộc khủng hoảng ở Niger để tăng cường hoạt động tại châu Phi. Ông trùm Yevgeny Prigozhin ủng hộ cuộc đảo chính và đề nghị giúp đỡ lãnh đạo mới của đất nước.

“Những gì xảy ra ở Niger đã âm ỉ trong nhiều năm. Những kẻ thực dân cũ đang cố kiểm soát người dân châu Phi bằng cách biến những quốc gia này thành nơi đầy rẫy khủng bố. Điều đó tạo ra cuộc khủng hoảng an ninh khổng lồ”, Prigozhin nói.





Tống thống Vladimir Putin cùng các quan chức châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi ở St. Petersburg ngày 28/7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Vladimir Putin cùng các quan chức châu Phi tại hội nghị thượng đỉnh Nga – châu Phi ở St. Petersburg ngày 28/7. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước tổ chức hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo châu Phi ở St. Petersburg. Tại đây, ông lên án chủ nghĩa thực dân phương Tây và trao cho châu Phi nhiều khoản hỗ trợ, như giảm nợ cho Somalia, thiết lập phòng thí nghiệm y tế lưu động cho Uganda, tặng trực thăng tổng thống cho lãnh đạo Zimbabwe, cũng như hứa tặng ngũ cốc miễn phí cho 6 nước châu Phi.

Một trong những quốc gia nhận được hỗ trợ từ Nga là Burkina Faso, nơi đại úy Ibrahim Traore tiến hành cuộc đảo chính để lên nắm quyền vào tháng 10 năm ngoái. Kể từ đó, quốc gia này đã hoàn toàn quay lưng với Pháp.

Lãnh đạo 34 tuổi của Burkina Faso là nguyên thủ quốc gia trẻ nhất châu Phi và là một trong nhiều lãnh đạo chính quyền quân sự tại hội nghị thượng đỉnh ở St. Petersburg, trong đó ông cam kết “ủng hộ và duy trì tình hữu nghị” của nước này với Nga.

“Chúng tôi muốn muốn một thế giới đa cực và sự thay đổi hoàn toàn về đối tác”, Traore nói.

Thanh Tâm (Theo CNN)




Source link

Cùng chủ đề

Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều

Thị trường cổ phiếu châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ. Thị trường cổ phiếu tại châu Á biến động trái chiều vào thứ Hai, trước một tuần đầy ắp các tin tức kinh tế dự kiến sẽ nhấn mạnh sự vượt trội tương đối của Hoa Kỳ và hỗ trợ...

Khoan dầu tại một số vùng biển tại Mỹ sẽ bị cấm vĩnh viễn?

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ cấm vĩnh viễn việc khoan dầu khí ngoài khơi ở một số khu vực của Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các...

ChatGPT ‘đổ bộ’ trên điện thoại cố định và ứng dụng nhắn tin

DNVN - Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục phát triển vượt bậc khi OpenAI chính thức giới thiệu trợ lý ảo ChatGPT trên điện thoại cố định. ...

39 thường dân bị sát hại trong các vụ tấn công của phiến quân

(CLO) Các phần tử cực đoan bị nghi ngờ đã giết chết 39 thường dân, trong đó có phụ nữ và trẻ em, trong hai vụ tấn công riêng biệt tại vùng biên giới đầy xung đột ở Tây Niger trong những ngày gần đây, theo Bộ Quốc phòng Niger cho...

Phi qua rồi thời thân ái

Chỉ trong thời gian rất ngắn, Pháp và EU liên tiếp nhận tin không tốt lành từ châu Phi. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Tổng thống Nga nêu điều kiện đàm phán hòa bình với Ukraine, sẵn sàng gặp ông Trump, Kiev muốn phương Tây triển khai quân

Tổng thống Nga Vladimir Putin tái khẳng định điều kiện đàm phán hiệp định hòa bình với Ukraine, EU cam kết với Kiev, ông Zelensky muốn phương Tây triển khai quân đội, xả súng tại Mỹ, sóng gió trên chính trường Canada… là những ảnh ấn tượng trong tuần do Reuters, The Guardian… tổng hợp.

Cuba phản đối sau khi bị Mỹ đưa trở lại danh sách quốc gia bảo trợ khủng bố

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho rằng, quyết định của ông Trump vô lý và không có cơ sở thực tế.

Houthi bất ngờ tuyên bố giới hạn oanh kích trên Biển Đỏ

Trung tâm Điều phối hoạt động nhân đạo (HOOC) cho biết, phong trào Houthi tại Yemen sẽ giới hạn các cuộc tấn công, chỉ nhằm vào tàu thương mại liên quan Israel, với điều kiện lệnh ngừng bắn tại Gaza được thực thi đầy đủ.

Ukraine-Nga giao tranh dữ dội ở Avdeevka,lực lượng Kiev vững thành trì

Quân đội Nga tiếp tục tấn công vào các vị trí của Ukraine ở Avdeevka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk (tự xưng). Tốc độ tiến quân của Nga được cho là đã giảm trong những ngày gần đây, nhưng các cuộc tấn công bằng súng hạng nặng, máy bay không người lái và những đợt không kích nhằm vào vị trí của Ukraine ở thị trấn và ngoại ô của Avdeevka vẫn diễn ra. Cách đây gần...

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Cùng chuyên mục

Lực lượng Houthi ở Yemen đơn phương phóng thích 153 tù binh

Theo thông báo của Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC), với sự hỗ trợ của tổ chức này, lực lượng Houthi ở Yemen ngày 25/1 đã thả khoảng 153 tù binh chiến tranh.

Campuchia “truy tố bất kỳ cá nhân nào” phủ nhận hoặc bao biện cho các tội ác do Khmer Đỏ gây ra

Ngày 25/1, người phát ngôn chính phủ Campuchia Pen Bona tuyên bố, chính phủ nước này đã thông qua dự luật, theo đó, phạt tù 5 năm đối với bất kỳ ai phủ nhận các tội ác, bao gồm cả tội diệt chủng, do Khmer Đỏ gây ra.

Tôi không thấy có chiến tranh thương mại với Mỹ

Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác với Mỹ và làm việc với người đồng cấp Donald Trump về một số vấn đề ưu tiên.

Hamas thả thêm các con tin Israel

Lữ đoàn Al-Qassam, cánh quân sự của phong trào Hamas, thông báo thả thêm 4 nữ quân nhân Israel vào ngày 25/1.

Ông Hegseth được phê chuẩn làm Bộ trưởng Quốc phòng với tỷ lệ sát nút

Ngày 24/1, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn với tỷ lệ sát nút ông Pete Hegseth, cựu chiến binh và là người dẫn chương trình kênh Fox News, làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Mới nhất

Đại tá Lê Văn Đàm làm Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy

Chiều 25/1, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức lễ công bố quyết định của Bộ trưởng Công an về công tác cán bộ. Chiều 25/1, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về...

TPHCM duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị lấn biển Cần Giờ hơn 2.870ha

(Dân trí) - UBND TPHCM vừa ban hành quyết định phê duyệt Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự án là gần 9 tỷ USD. Theo đó, vị trí, phạm vi ranh giới Khu đô thị du lịch lấn biển Cần...

Ngày đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, người dân hồ hởi xuống phố ‘săn’ đào, quất

TPO - Trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ 2025, người dân đổ xuống phố, chợ hoa để săn cành đào, cây quất trước khi trở về nhà, về quê ăn Tết. 25/01/2025 | 12:20 ...

Cung ứng điện dịp Tết nguy cơ sự cố, Bộ trưởng chỉ đạo đặc biệt

Ngày 25-1, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đến làm việc, kiểm tra công tác đảm bảo cung ứng điện dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thị trường carbon tại Việt Nam sẽ được triển khai thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.

Mới nhất