Trang chủNewsThế giớiĐảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc...

Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi?


Cuộc đảo chính gần đây ở Niger và các cuộc xung đột từ Mali, Burkina Faso, Chad đến Sudan đã tạo ra sự không chắc chắn về tương lai của chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở Sahel và các khu vực khác của châu Phi.

Sáng 26/7, một nhóm binh sĩ thuộc lực lượng bảo vệ Tổng thống đã xông vào cung điện và bắt giữ Tổng thống Niger Mohamed Bazoum, với lý do tình hình an ninh ngày càng xấu đi và quản lý kinh tế – xã hội yếu kém.

Ngay lập tức, đại sứ quán Trung Quốc đã đề nghị tất cả Hoa kiều ở Niger đề cao cảnh giác, tăng cường bảo vệ, tránh ra ngoài và thực hiện các biện pháp phòng ngừa an ninh. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Niger và kêu gọi các bên liên quan hành động vì lợi ích của đất nước và người dân, đồng thời giải quyết các khác biệt một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Pháo đài cho lợi ích an ninh phương Tây

Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) bày tỏ mối quan ngại tương tự như những mối quan ngại trước đây đã nêu ở Sudan, họ xem xét tình hình ở Niger với mối quan tâm lớn hơn. Là nền tảng của cấu trúc an ninh phương Tây ở Tây Phi, quốc gia này đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và an ninh để giữ cho nền kinh tế mong manh của mình phát triển.

Vai trò của Niger như một pháo đài cho các lợi ích an ninh của phương Tây xoay quanh 3 vấn đề cốt lõi. Thứ nhất, quốc gia này là bức tường thành chống lại sự mở rộng của các cuộc nổi dậy Hồi giáo ở khu vực Hồ Chad và gần biên giới với Burkina Faso và Mali.

Thứ hai, phương Tây coi quốc gia này là đồng minh chính của EU trong việc hạn chế dòng di cư bất thường từ châu Phi cận Sahara. Cuối cùng, Niger là một trong số ít quốc gia trong khu vực không dựa vào mô hình Wagner của Nga để bảo vệ lợi ích của mình.

Thế giới - Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi?

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum là một trong số ít nhà lãnh đạo thân phương Tây ở khu vực Sahel của châu Phi. Ảnh: naijanews.com

Mặc dù Tổng thống Bazoum là một đồng minh thân cận của Pháp và các quốc gia phương Tây khác, nhưng Bắc Kinh đã và đang xâm nhập vào Niger cũng như với các quốc gia khác trong khu vực.

Ông Rahmane Idrissa, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Leiden ở Hà Lan, cho biết, Trung Quốc hiện diện ở Niger với tư cách là đối tác kinh tế trong việc khai thác dầu mỏ ở miền đông nước này. “Thỏa thuận này sẽ không bị ảnh hưởng bởi cuộc đảo chính,” ông Idrissa nhận định.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) đã đầu tư lần lượt 4,6 tỷ USD và 480 triệu USD vào ngành công nghiệp dầu mỏ và uranium của Niger. Ngành công nghiệp uranium của nước này cung cấp khoảng 5% quặng uranium cấp cao nhất thế giới.  Ngoài uranium, Niger cũng xuất khẩu vàng và hạt có dầu.

“Việc Niger sở hữu các mỏ uranium quan trọng và các nguồn tài nguyên quý giá khác, chẳng hạn như vàng, làm dấy lên lo ngại về những tác động sâu rộng có thể xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Mohammed Soliman, giám đốc Viện Trung Đông ở Washington, Mỹ, nhận định.

Theo ông Soliman, nếu tình hình ở khu vực Sahel leo thang hơn nữa, nó có thể gây ra những hậu quả đáng kể đối với lợi ích kinh tế và đầu tư của Trung Quốc ở Niger và các nước láng giềng.

“Sự bất ổn có thể làm gián đoạn các dự án cơ sở hạ tầng, ngành công nghiệp khai thác và các dự án kinh doanh khác mà Trung Quốc đã đầu tư, gây rủi ro cho lợi ích kinh tế của nước này trong khu vực”, ông Soliman cảnh báo.

Sáng kiến Vành đai và Con đường bị đe dọa

Những gì vừa xảy ra ở Niger chỉ là một trong hàng loạt các cuộc đảo chính ở Mali, Burkina Faso, Guinea, Chad và Sudan, khu vực được gọi là “vành đai đảo chính châu Phi” trong những năm gần đây.

Sự bất ổn ngày càng tăng ở Tây Phi, một khu vực đã phải vật lộn với những tác động của biến đổi khí hậu và giá cả các mặt hàng chủ lực tăng vọt kể từ khi diễn ra cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Năm 2022, Niger phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực chưa từng có, với ước tính 4,4 triệu người trong tổng số 26 triệu dân phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng.

Những yếu tố này làm phức tạp quá trình phát triển cơ sở hạ tầng dài hạn của Trung Quốc, bao gồm đường ống dẫn dầu Niger – Benin trị giá 4,5 tỷ USD dài khoảng 2.000 km của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) và việc nâng cấp các cơ sở khai thác quặng uranium ở phía bắc Niger.

Kể từ năm 2000, Trung Quốc ngày càng mong muốn đầu tư vào Niger, nhất là khi nước này bày tỏ ý định phát triển dự án đường ống dẫn dầu thô và khai thác các mỏ uranium địa phương.

Tại Diễn đàn Đầu tư Trung Quốc – Niger được tổ chức tại Niamey vào tháng 4, Bắc Kinh cho biết họ sẵn sàng xây dựng một khu công nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp, sản xuất, khai thác mỏ và bất động sản.

Thế giới - Đảo chính Niger ảnh hưởng thế nào đến dấu ấn Trung Quốc ở châu Phi? (Hình 2).

Tổng thống Niger Mohamed Bazoum tiếp ông Jiang Feng, Đại sứ Trung Quốc tại Niger hôm 3/7. Ảnh: Twitter

Mặc dù ngành năng lượng của Trung Quốc đã được chuẩn bị tốt để có thể hoạt động trong một môi trường phức tạp, lĩnh vực khai thác mỏ của nước này lại phải gánh chịu gánh nặng bạo lực gia tăng ở châu Phi. Trung Quốc do đó đang buộc phải lựa chọn giữa việc đáp ứng nhu cầu khơi dậy nền kinh tế ở đại lục và giữ cho Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đi đúng hướng.

Theo các chuyên gia Trung Quốc, hầu hết hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong BRI sẽ chủ yếu liên quan đến việc hồi sinh các dự án còn lại, không bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái của môi trường an ninh.

Mặc dù Bắc Kinh đang tìm cách củng cố dấu ấn ngày càng mở rộng của mình ở châu Phi, tình hình an ninh ngày càng xấu đi nhanh chóng, đặc biệt là ở Sahel, đang thúc đẩy Bắc Kinh xem xét lại khả năng tồn tại của một số dự án cơ sở hạ tầng và chuyển sang các lĩnh vực an toàn hơn.

Sự bất ổn và xung đột kéo dài ở Sahel có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu chiến lược và ảnh hưởng rộng lớn hơn của Trung Quốc ở châu Phi, khiến Trung Quốc phải đánh giá lại sự can dự và hiện diện của mình trên lục địa này, theo ông Soliman từ Viện Trung Đông.

Trong khi các dự án mới có tổng trị giá lần lượt là 36 và 8 tỷ USD ở các quốc gia Bắc Phi là Algeria và Ai Cập đã được Bắc Kinh bật đèn xanh, thì các sự kiện đang diễn ra từ Niger đến Sudan khiến cho tương lai chính sách ngoại giao kinh tế của Trung Quốc ở Sahel trở nên mờ mịt.

Nguyễn Tuyết (Theo Think China, SCMP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Hungary làm khó EU về quyết định cấm vận Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiếp tục có động thái ngăn Liên minh châu Âu (EU) gia hạn các biện pháp cấm vận Nga. ...

Tướng NATO nêu lý do Nga khó tạo đột phá trên chiến trường Ukraine

(Dân trí) - Tướng cấp cao NATO nêu ra lý do mà ông tin rằng Nga sẽ khó tạo được đột phá trên tiền tuyến ở Ukraine trong năm nay. Tướng Christopher Cavoli, Tư lệnh Tối cao Lực lượng Đồng minh NATO tại châu Âu, cho rằng Nga hiện không có đủ tiềm lực quân sự để tạo ra một bước đột phá lớn trên chiến tuyến tại Ukraine.Khi được hỏi rằng liệu chiến sự sẽ diễn biến ra sao vào...

Liên thủ cùng ứng phó

Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại...

Chủ tịch Trung Quốc đánh giá cao mối quan hệ với châu Âu

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU), đồng thời bày tỏ hy vọng khối này sẽ trở thành "đối tác hợp tác đáng tin cậy". ...

Các “ông lớn” công nghệ Apple, Google và Meta bị lật lại điều tra

Theo tờ Financial Times, Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét lại các cuộc điều tra đối những các gã khổng lồ công nghệ như Apple, Meta hay Google của Alphabet. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập SCO, thể hiện sức hút của tổ chức hiện do Trung Quốc làm Chủ tịch

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố mục tiêu của nước này là trở thành thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO).

Tổng thống Ukraine hé lộ toan tính ép Nga ngồi vào bàn đàm phán, Moscow “khuyên” NATO đừng nghe Kiev

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với một kênh truyền hình Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nêu ra điều "cần thiết" phải làm để Nga "ngồi vào bàn đàm phán" theo các điều kiện của Kiev.

Anh nghiên cứu vắc-xin ngừa ung thư phổi đầu tiên trên thế giới

Các nhà khoa học từ Đại học Oxford, Viện Francis Crick và Đại học College London (UCL) đang sử dụng công nghệ tương tự đã tạo ra vắc-xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca để tạo ra LungVax - một loại vắc-xin kích hoạt hệ thống miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn ung thư phổi. Vắc-xin này hoạt động bằng cách sử dụng một chuỗi ADN để huấn luyện hệ miễn dịch nhận diện...

Sáng kiến giảm rác thải điện tử ở châu Âu

Ước tính mỗi năm, có khoảng 50-60 triệu tấn rác điện tử được thải ra, trong khi nhiều thiết bị hoàn toàn có thể sửa chữa và tái sử dụng. Những năm gần đây, nhiều người dân ở Amsterdam, Hà Lan đã tìm tới những “quán cà phê sửa chữa” để sửa lại các thiết bị hỏng hóc, thay vì bỏ đi một cách lãng phí. Chiều thứ tư hàng tuần,...

Cùng chuyên mục

Ông Trump bất ngờ đề cập tái gia nhập WHO

Vài ngày sau khi ký sắc lệnh về việc rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng thống Donald Trump cân nhắc gia nhập trở lại. ...

Triều Tiên tuyên bố duy trì các biện pháp đáp trả mạnh mẽ nhất một quốc gia “từ A đến Z”

Mặc dù ông Trump đã có những cử chỉ thiện chí với nhà lãnh đạo Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng vẫn "lên gân' mỗi khi diễn ra tập trận Mỹ-Hàn.

Ông Trump hé lộ về chuyến công du quốc tế đầu tiên, kỳ vọng “một món hời lớn”

Ông Trump nhấn mạnh rằng điểm đến nước ngoài đầu tiên của ông có thể là Saudi Arabia.

Mỹ cân nhắc giải pháp mới để cung cấp vũ khí cho Ukraine, “một mũi tên trúng hai đích”

Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.

Mới nhất

‘Tết hải đảo – Xuân yêu thương’ đến với bà con nghèo

Quà nhỏ nhưng chứa đựng tình cảm của cán bộ, chiến sĩ Hải đoàn 42, Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 4 mong muốn gửi đến bà con nghèo ở vùng đất cuối cùng Tổ quốc vui xuân đón Tết. ...

Trồng cây phát tài búp sen, nữ nông dân bán sang cả nước ngoài

Cây phát tài búp sen xuất hiện trên bàn thờ của nhiều nhà ngày Tết. Loại cây này được một nữ nông dân ở TP.HCM trồng hàng chục nghìn chậu, xuất...

Video về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm gây xúc động và nổi bật tuần qua

Video về ngày Tết xưa khiến nhiều người bồi hồi, xúc độngĐoạn video về ngày mồng 1 Tết Giáp Tuất năm 1994 đã khiến không ít người bồi hồi, xúc động về ngày Tết xưa cách đây hơn 30 năm.Đoạn video cho thấy các robot hình người cố gắng đá bóng vào lưới đối thủ và biết cách ăn...

Quýt hồng Lai Vung hút hàng dịp Tết

Từ 25 tháng chạp, các nhà vườn quýt hồng Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp tất bật hái quýt cân cho thương lái. Năm nay giá quýt ổn định và được đặt mua sớm, tạo sự phấn khởi cho nhà vườn. ...

Những con người “không thấy ngày nghỉ Tết” ở Hà Nội

Khi khắp nơi đang rộn ràng không khí đón Tết, nhà nhà sum vầy chờ đón khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, thì vẫn có những người lặng lẽ làm việc, mưu sinh. Họ miệt...

Mới nhất