Trang chủPolitical ActivitiesĐánh thức tiềm năng để phát triển du lịch

Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch



Trong bản đồ du lịch Việt Nam, Long An được đánh giá là một trong những vùng đất giàu truyền thống lịch sử – văn hóa, quê hương của nhiều danh nhân, anh hùng dân tộc. Đây được xem là nguồn “tài nguyên” lớn để phát triển du lịch. Thế nhưng, thời gian qua, các thế mạnh này chưa được “đánh thức” và phát huy.

Long An: Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch - Ảnh 1.

Khu du lịch Làng nổi Tân Lập, một điểm đến hấp dẫn tại Long An

Nhiều tiềm năng

Nằm ở vị trí giao thoa giữa vùng Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), liền kề với TP Hồ Chí Minh và nằm trên tuyến du lịch quốc gia TP Hồ Chí Minh – ĐBSCL, do đó, Long An có lợi thế rất lớn về giao thông. Ngoài ra, tỉnh Long An còn có nhiều tiềm năng khác, tiêu biểu là cảnh quan sông nước Vàm Cỏ, hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười, trong đó có 3 điểm du lịch quan trọng là Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, Khu du lịch sinh thái làng nổi Tân Lập và Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười; các di tích lịch sử văn hóa…

Theo đó, Long An có nhiều điều kiện để phát triển thành điểm đến du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh không chỉ trong vùng ĐBSCL mà còn trong cả nước. Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh, Long An luôn là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Như năm 2023, ngành du lịch Long An đón khoảng 1.000.027 lượt khách, tăng 50% so với năm 2022, tăng 30% so với kế hoạch; trong đó khách quốc tế là 16.000 lượt, tăng 76% so với năm 2022, tăng 45% so với kế hoạch. Doanh thu du lịch và dịch vụ ước đạt 560 tỷ đồng, tăng 72% so với năm 2022, tăng 38% so với kế hoạch. Còn trong 9 tháng đầu năm 2024, tỉnh Long An đón được gần 1 triệu lượt khách, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ; nhờ đó, doanh thu từ du lịch và dịch cũng tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.

Còn khó khăn, hạn chế

Ông Nguyễn Tấn Quốc, Phó giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Long An, cho biết, tuy lượt khách tham quan các điểm di tích có tăng nhưng lượng du khách trong tỉnh đến các khu, điểm du lịch còn khiêm tốn. Cùng với đó là một số khó khăn, vướng mắc về hạ tầng, công tác quảng bá… khiến du lịch lịch sử chưa thực sự mang lại kết quả như mong muốn.

Theo ông Nguyễn Tấn Quốc, để ngành du lịch Long An phát triển vượt bậc trong thời gian tới, ngành chức năng và chính quyền các cấp cần đánh giá tổng thể, nhìn thẳng và xử lý các tồn tại, hạn chế. Thứ nhất, là đội ngũ nhân viên du lịch ở các khu, điểm du lịch còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thuyết minh, hướng dẫn du khách và trình độ ngoại ngữ… dẫn đến chất lượng du lịch chưa đạt chuẩn và thiếu tính chuyên nghiệp; cần sớm có kế hoạch điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với thực tế. Thứ hai, Long An chưa có được những sản phẩm du lịch đặc thù chất lượng cao; phần lớn sản phẩm du lịch chỉ dựa vào các địa điểm di tích lịch sử – văn hóa, trong khi nhiều địa điểm chưa được đầu tư, trùng tu, tôn tạo hoàn chỉnh.

Đối với sản phẩm du lịch của tỉnh, hiện phần lớn đang dựa vào các sản vật sẵn có tại địa phương chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng, chưa tạo được thương hiệu riêng mang tính độc đáo đến du khách, nên khó ghi dấu ấn trong xây dựng thương hiệu, sản phẩm riêng biệt, đặc trưng làm quà lưu niệm, kích thích sự đón nhận và trở lại của du khách. Thứ ba, chất lượng nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống,… chưa đạt chuẩn. Về cơ sở lưu trú du lịch, toàn tỉnh hiện nay chưa có khách sạn 3 sao trở lên, đa số là nhà nghỉ, phòng nghỉ chật hẹp, vệ sinh chưa tốt, chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân thiếu chuyên nghiệp, nhạy bén; kỹ năng chăm sóc khách hàng chưa cao, chưa đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu của du khách.

Thứ tư, kết cấu hạ tầng du lịch chưa đáp ứng yêu cầu kết nối với các khu, điểm có tiềm năng du lịch trọng yếu; hệ thống giao thông đường bộ xuống cấp, chật hẹp, chưa thông thoáng. Cụ thể như đường vào Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười chỉ có thể đi bằng xuồng máy, chưa tạo tâm lý thoải mái cho du khách. Thứ năm, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách cho ngành du lịch của tỉnh còn hạn chế; thiếu các nhà đầu tư kinh doanh du lịch mang tính chiến lược và chuyên nghiệp. Công tác mời gọi đầu tư vào các dự án du lịch, nhất là các di tích lịch sử – văn hóa còn gặp nhiều khó khăn do vướng những quy định của pháp luật hiện hành như: Luật Di sản văn hóa; Nghị định số 118/2015/ NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Đầu tư và Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về danh mục thực hiện xã hội hóa.

Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành được cấp phép trên địa bàn còn ít, chủ yếu do trình độ đội ngũ nhân viên chưa đáp ứng theo quy định; đội ngũ hướng dẫn viên du lịch quốc tế còn hạn chế, đây cũng là điểm yếu của du lịch lữ hành Long An. Bên cạnh đó, việc liên kết du lịch còn một số hạn chế tồn tại như liên kết xây dựng tour du lịch gắn kết chưa tạo ra các chương trình, sản phẩm mới thật sự hấp dẫn để “giữ chân” du khách; chưa có mô hình sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, đặc biệt là các chương trình du lịch thu hút khách từ TP Hồ Chí Minh đến Long An chưa được quan tâm đúng mức, công tác xúc tiến quảng bá du lịch trên phương tiện báo đài, website du lịch, các trung tâm thông tin du lịch của 2 địa phương hiệu quả chưa cao.

Long An: Đánh thức tiềm năng để phát triển du lịch - Ảnh 2.

Đồng Tháp Mười – điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham quan vào mùa nước nổi

Những hướng đi mới

Trong thời gian tới, tỉnh Long An định hướng phát triển du lịch là xây dựng hình ảnh “Du lịch Long An an toàn, hấp dẫn”. Hiện, Sở VHTTDL tỉnh Long An đang đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù và bộ nhận diện du lịch khi được tỉnh công nhận. Sở cũng ứng dụng mạnh mẽ khoa học – kỹ thuật, công nghệ trong bảo tồn, quản lý di sản; số hóa cơ sở dữ liệu về di sản để lưu trữ và khai thác, phục vụ khách tham quan đạt hiệu quả cao nhất.

Với lợi thế là nơi có nhiều di tích lịch sử – văn hóa (có 126 di tích lịch sử – văn hóa được xếp hạng cấp tỉnh và quốc gia) và đặc biệt là Long An là địa phương duy nhất khu vực ĐBSCL trở thành thành viên của Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố toàn cầu (TPO), có trụ sở tại TP Busan, Hàn Quốc. Đây được xem là tiền đề để Long An phát triển du lịch – ngành công nghiệp không khói và xây dựng hình ảnh “Du lịch an toàn, hấp dẫn” gắn với bản sắc văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, lễ hội văn hóa truyền thống; du lịch trải nghiệm, vui chơi giải trí gắn với đặc thù sông nước…

Theo Sở VHTTDL tỉnh Long An, nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh khẳng định, đẩy mạnh xã hội hóa, bảo tồn và phát huy giá trị các công trình văn hóa, di tích lịch sử, các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch; tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tiềm năng, lợi thế và tăng cường liên kết với các tỉnh, thành trong khu vực… là những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để tiếp tục thực hiện “Đẩy mạnh phát triển du lịch tỉnh Long An, giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”.

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, Long An có nhiều cơ hội để phát triển du lịch trong tương lai và sẽ khai thác có hiệu quả giá trị của ngành du lịch. Hiện Long An đang phối hợp với các trường đại học, đơn vị lữ hành nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù dựa trên thế mạnh vị trí địa lý, tài nguyên, đặc biệt là loại hình du lịch golf, du lịch sức khỏe và du lịch đường sông; đồng thời xúc tiến du lịch học đường, du lịch văn hóa. Thời gian qua, tỉnh đã và đang nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch mà trước hết là phát triển du lịch học đường nhằm giáo dục truyền thống và vun bồi tình yêu quê hương, đất nước cho thế hệ trẻ.

Việc đẩy mạnh du lịch học đường vừa giúp học sinh, sinh viên của tỉnh hiểu thêm truyền thống lịch sử của thế hệ tiền nhân, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước trong thế hệ trẻ, làm nền tảng vững chắc để hướng đến xây dựng và phát triển du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh vừa góp phần giúp hoàn thiện các dịch vụ, phát triển du lịch Long An. Du lịch học đường cũng là giải pháp then chốt vừa giúp người Long An hiểu lịch sử văn hóa Long An vừa từng bước hoàn thiện dịch vụ nhằm quảng bá hình ảnh Long An trong thời gian tới.

Theo Báo SGGP 



Nguồn: https://bvhttdl.gov.vn/long-an-danh-thuc-tiem-nang-de-phat-trien-du-lich-20241004083909383.htm

Cùng chủ đề

Giá cà phê bật “chế độ tự động tăng giá”, chuyên gia phân tích thực tế thế nào?

Trong tháng 1, Việt Nam xuất khẩu cà phê đạt 134 nghìn tấn, trị giá xấp xỉ 729 triệu USD, tăng 5% về lượng và tăng 6,2% về trị giá so với tháng 12/2024, so với tháng 1/2024 giảm 43,7% về lượng và tăng 0,3% về trị giá, theo Tổng cục Hải quan.

Miền Nam đạt mốc 74.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 19/2/2025 ghi nhận tăng mạnh ở các tỉnh thành tại ba miền. Trong đó, miền Nam lập đỉnh mới với 74.000 đồng/kg. Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (19/2/2025) tại khu vực miền Bắc đã quay đầu tăng giá trở lại tại hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương cùng tăng 1.000 đồng/kg và đạt mức 72.000 đồng/kg. Hiên giá heo hơi...

Thống nhất phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra, tuy nhiên, không có vị nào đăng ký phát biểu. Theo nghị trình, Quốc hội thảo luận ở hội trường về phương án đầu tư bổ sung vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của VEC ngay sau khi nghe tờ...

VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trần

Loạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt và điều này giúp VN-Index duy trì sắc xanh trong cả phiên giao dịch 18/2. VN-Index giằng co quanh mức 1.280 điểm, cổ phiếu Bảo Việt tăng kịch trầnLoạt cổ phiếu khoáng sản tăng nóng rồi "đổ đèo", thậm chí giảm kịch sản. Trong khi đó, một số cổ phiếu lớn tăng giá tốt...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Theo ghi nhận, sau khi đại dịch Covid-19 đi qua, hoạt động du lịch, lữ hành ở Hà Nam đã dần được phục hồi, phát triển qua các năm. Riêng năm 2024, doanh thu loại hình dịch vụ này đạt mức tăng trưởng khá với mức tăng 169% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng ấn tưởng trong nhiều năm...

Phát động Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm Ngày giải phóng Tây Ninh, 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. ...

Ghi danh lễ hội để bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể

Đồng Nai đang nỗ lực bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống thông qua việc lập hồ sơ, đề nghị ghi danh nhiều lễ hội vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. ...

Gia Lai đổi mới hoạt động bảo tàng

Đổi mới, xây dựng hình ảnh gần gũi hơn với nhiều hoạt động hấp dẫn, đa dạng là mục tiêu mà Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang hướng tới và bắt đầu để lại ấn tượng trong lòng người dân và du khách. ...

Đắk Nông cần thêm “điểm nhấn” để thu hút khách du lịch

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tỉnh Đắk Nông đã đón gần 90.000 lượt khách du lịch, tăng 11,9% so với dịp tết năm 2024. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu đón 803.000 lượt khách, du lịch Đắk Nông cần thêm nhiều "điểm nhấn". ...

Bài đọc nhiều

Tình hình sản xuất công nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Tết Nguyên đán Ất Tỵ diễn ra trong tháng 01/2025 nên số ngày làm việc ít hơn so với tháng trước và cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01 năm 2025 ước tính giảm 9,2% so với tháng trước và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,6%. ...

Tình hình hoạt động của doanh nghiệp tháng đầu năm 2025

(MPI) - Trong tháng 01/2025, cả nước có gần 10,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là gần 94,1 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký hơn 81,5 nghìn lao động, tăng 6,6% về số doanh nghiệp, giảm 2,4% về vốn đăng ký và giảm 14,8% về số lao động so với tháng 12/2024. So với cùng kỳ năm trước, giảm 30,3% về số doanh nghiệp, giảm 39,3% về số vốn...

Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với các loài Cẩu…

Căn cứ Điều 35 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam công bố hạn hạn ngạch xuất khẩu từ tự nhiên 02 loài Cẩu tích (Cibotium barometz), Ráng gỗ (Cyathea spp.) của Việt Nam...

Sắp diễn ra Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến

Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến - một sự kiện văn hóa lớn của thành phố Hưng Yên - sẽ tổ chức khai mạc vào tối 17/02 tới đây. Những ngày này, công tác chuẩn bị đang được gấp rút triển khai, hứa hẹn mang đến cho du khách một không gian lễ hội đậm đà bản sắc, tái hiện...

Chuẩn bị chu đáo cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025

Sáng 12/02, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Dương Minh Dũng và Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, doanh nghiệp về công tác chuẩn bị cho Lễ hội Festival gốm, khinh khí cầu quốc tế Đồng Nai 2025 (Festival gốm, khinh khí...

Cùng chuyên mục

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng các bộ mới thành lập

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 4 bộ trưởng gồm: Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh, Bộ trưởng NN&MT Đỗ Đức Duy, Bộ trưởng Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung. Ngày 18/02/2025, Quốc hội thực hiện quy trình kiện toàn tổ chức bộ máy và nhân sự...

Thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng nay (18/2), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với 463/465 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành. Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Ngày 13 và 14/2, Quốc...

Thủ tướng Chính phủ được dùng các biện pháp cấp bách khác luật khi thật cần thiết

Trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân, Thủ tướng quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác quy định của pháp luật hiện hành. Sáng ngày 18/02/2025, Quốc hội thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi với 463/465...

Mở rộng cơ hội hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Canada

Chiều 18/2, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Thương mại và Phát triển xuất khẩu Canada, ngài Warren Kaeding và Đoàn công tác đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. ...

Mới nhất

Những dãy phố không có người ở tại dự án khu đô thị xanh Dragon City Park

Dragon City Park là một trong các dự án bất động sản lớn khuấy động thị trường ở Đà Nẵng nhiều năm trước. Nhưng đến nay, dự án vẫn trong tình trạng vắng bóng người ở, cỏ mọc um...

Dạy thêm ngoài nhà trường: Chất lượng ai kiểm định?

Trong bối cảnh học thêm vẫn đang là nhu cầu đối với nhiều học sinh cuối cấp thì việc siết dạy thêm chỗ này cũng sẽ dễ dẫn đến tình trạng phình ra ở chỗ khác. Do vậy,...

Trung Quốc: Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng

Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định nước này luôn đặt Việt Nam ở vị trí ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng. Ngày 18/2, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình đã đến chào xã giao Trưởng Ban Liên lạc Đối...

Video khoảnh khắc máy bay bốc cháy và lật ngửa ở Canada

(CLO) Một đoạn video về chuyến bay của hãng Delta Air Lines bị rơi khi đang cố hạ cánh tại Toronto, Canada đã xuất hiện, cho thấy khoảnh khắc chiếc máy...

kiểm tra thông tin các điểm trông giữ xe không phép ở Cầu Giấy

Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 530/UBND-BTCD ngày 18/2 về việc kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh về các điểm trông giữ xe không phép. Theo đó, UBND TP giao UBND quận Cầu Giấy chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin...

Mới nhất