Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐánh giá lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3...

Đánh giá lại Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở 3 cấp học

Theo các chuyên gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cần tăng cường, giám sát dựa trên mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, khẩn trương đánh giá toàn bộ Chương trình ở cả 3 cấp học, đặc biệt ở phân khúc THPT trên mọi bình diện để sơ kết, tổng kết 5 năm qua rút ra được những bài học kinh nghiệm, tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo.

Năm học 2024 – 2025, Chương trình GDPT 2018 đã được triển khai trọn vẹn ở 12 lớp của cả 3 cấp học, trong đó có những thời điểm dịch bệnh, học sinh phải tạm dừng đến trường học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến. Sau 4 năm triển khai, nhiều giáo viên nhận định, chương trình mới, SGK mới đã giúp học sinh có cơ hội thực hành nhiều hơn và giảm thiểu tình trạng dạy học bằng văn mẫu. Chương trình mới tăng số lượng các tiết học thực hành, góp phần giúp học sinh có thêm hứng thú trong học tập. Thay vì lối truyền thụ kiến thức 1 chiều như trước kia, giáo viên hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Để đáp ứng mục tiêu này, giáo viên cần thay đổi phương pháp dạy học và đánh giá, giúp học sinh không chỉ hiểu bài mà còn làm quen với các dạng câu hỏi, cấu trúc đề thi mới.

Theo cô Tô Lan Hương – giáo viên Trường Tiểu học – THCS – THPT Nguyễn Siêu (Hà Nội), cái khó của giáo viên khi triển khai Chương trình GDPT 2018 là tổ chức phương pháp. Nếu như các môn khoa học tự nhiên còn có thực hành hỗ trợ thì môn Ngữ văn để tổ chức các hoạt động cho học sinh, làm thế nào cho mới, cho cuốn hút là điều không dễ. Giáo viên cần dành ra nhiều thời gian hơn trong việc soạn giáo án mặc dù số chữ ít hơn để đem lại hiệu quả như mục tiêu bài học đặt ra.

Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT Lương Tất Thùy cho rằng, thời gian qua, đội ngũ giáo viên đã cơ bản thực hiện hiệu quả phương pháp, hình thức dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực phẩm chất học sinh. Công tác đổi mới phương pháp giáo dục được thực hiện ở tất cả các cơ sở giáo dục. Học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo, giáo viên đóng vai trò người tổ chức, kiểm tra, định hướng. Hình thức tổ chức dạy và học đa dạng từng bước ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến hiệu quả. Đặc biệt, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh đã đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút được học sinh và giúp các em dần mạnh dạn, tự tin, dám thể hiện quan điểm của mình. Nhiều kỹ năng vượt trội đã được rèn luyện, nhất là chủ động tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên, khả năng làm việc nhóm tốt hơn, giúp học sinh vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế tốt hơn.

ThS Phạm Đức Hạnh – Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GDĐT đề xuất cần có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên dài hơi cho các môn học mới như Ngoại ngữ cấp tiểu học, Hoạt động trải nghiệm, Tin học và Công nghệ. Tổ chức huấn luyện đào tạo giáo viên (kể cả đào tạo lại) về kế hoạch giáo dục đối với các khối lớp để đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT 2018.

Đổi mới giáo dục đang đặt ra nhiều thách thức, đặc biệt khi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 hướng đến đánh giá năng lực thay vì chỉ kiểm tra kiến thức thuần túy đang đến rất gần. PGS.TS Nguyễn Văn Khánh – Chủ biên Chương trình môn Vật lý cho rằng để đảm bảo chất lượng giáo dục, trong dạy học ở nhà trường, phải đảm bảo sao cho học sinh đạt được các yêu cầu về phẩm chất và năng lực được quy định ở Chương trình tổng thể và các Chương trình môn học/hoạt động giáo dục. Cần thực hiện dạy và học thực chất, dạy học không phải chỉ để truyền thụ kiến thức mà nhằm giúp học sinh hoàn thành các công việc, bước đầu giải quyết được các vấn đề phù hợp trong học tập và đời sống nhờ vận dụng hiệu quả và sáng tạo những kiến thức, kĩ năng đã học. Để đánh giá được năng lực của học sinh, phải thiết kế các tình huống xuất hiện vấn đề cần giải quyết, giúp học sinh bộc lộ năng lực của mình. Trong đánh giá năng lực người học, có thể vận dụng các dạng thức mới về câu hỏi thi theo hướng đổi mới của Bộ GDĐT, kết hợp với các hình thức đánh giá khác như thảo luận, thuyết trình, làm bài tập nhóm, đề án…

Kỳ vọng đổi mới giáo dục sẽ giúp giảm tình trạng dạy thêm, học thêm đã tồn tại nhiều năm qua, các chuyên gia cho rằng về phía người dạy, có thể tổ chức các hình thức dạy học thông qua trò chơi. Từ đó tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm đa dạng loại hình, đảm bảo các em được học thông qua hoạt động và học qua trải nghiệm, từ đó có những kỹ năng cần thiết và tạo nền tảng bền vững cho sự nghiệp học tập suốt đời. Đối với đề kiểm tra, đề thi cần yêu cầu học sinh sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, những năm gần đây đề thi môn Toán của TPHCM để tuyển sinh vào lớp 10 có nhiều câu hỏi mang tính thực tiễn không khó về mặt tính toán mà đòi hỏi học sinh các kỹ năng tổng hợp để làm được bài.



Nguồn: https://daidoanket.vn/danh-gia-lai-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-2018-o-3-cap-hoc-10297037.html

Cùng chủ đề

Một buổi họp phụ huynh hạnh phúc

Không giống các buổi họp phụ huynh thông thường, một giáo viên chủ nhiệm tại TP.HCM sáng tạo trong việc tổ chức họp phụ huynh để gửi tới cha mẹ, người thân của các em học sinh những thông điệp ý nghĩa. ...

Đừng để thí sinh chọn môn vì ‘dễ thi, dễ đỗ’

Mục tiêu cấp THPT nêu trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018 là theo định hướng nghề nghiệp, nhưng nhiều học sinh lại chọn môn học, môn thi tốt nghiệp THPT với tiêu chí 'dễ thi và dễ đỗ'. ...

Giáo viên nêu 4 đề xuất

Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định dạy thêm, học thêm. Thông tư mới giải quyết vấn đề tồn tại trong học đường nên có nhiều ý kiến khác biệt khi nhận định về Thông tư 29 là điều dễ...

Đại học Quốc gia TP.HCM tiết lộ thay đổi đề thi đánh giá năng lực 2025

Theo lãnh đạo Đại học Quốc gia TP.HCM, trong bối cảnh áp dụng Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cấu trúc bài thi, đề thi đánh giá năng lực từ năm 2025 cần được điều chỉnh phù hợp. ...

Sách giáo khoa vào thế cạnh tranh: Lợi đôi đường

Việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK) là chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên sau 5 năm thực hiện, SGK luôn thu hút sự quan tâm của dư luận, nhất là về giá thành và chất lượng. Không còn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường trao quà Tết tại Cần Thơ

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Việt Trường đã đến chúc Tết và tặng quà 100 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Ngày...

Gặp mặt, chúc tết 125 kiều bào

Đại diện kiều bào bày tỏ niềm hạnh phúc khi được về thăm quê hương, đón Tết cổ truyền; được chứng kiến nhiều thành tựu phát triển. Nhân dịp đón xuân mới Ất Tỵ 2025, tối 24/2, tại TP Nam...

Nhiều người khó khăn tại Ý Yên được hỗ trợ tiền hàng tháng từ nguồn xã hội hóa

Gói hỗ trợ trị giá 2,2 tỷ đồng được huyện Ý Yên (Nam Định) triển khai kéo dài trong 12 tháng của năm 2025 từ nguồn xã hội hóa; diện hỗ trợ là Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, người neo đơn, người mù, người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. ...

Xuân đoàn kết, Tết nghĩa tình, tphcm, mặt trận, trao quà

Ngày 24/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Phước Lộc tham dự ngày hội “Xuân đoàn kết - Tết nghĩa tình” tại Khu phố 3, phường An Khánh, TP Thủ Đức. Đây...

Bài đọc nhiều

Hà Nội hàng loạt trường công lập hạ điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10

Hôm qua (10/7), Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung (đợt 2) vào lớp 10 các trường trung học phổ thông công lập chuyên và không chuyên  năm học 2023-2024. Khi hạ điểm chuẩn, nhà trường được nhận học sinh có nguyện vọng...

Phát động Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 54, năm 2025

(ĐCSVN) - Cuộc thi Viết thư quốc tế UPU giúp học sinh tăng cường khả năng viết văn, làm phong phú thêm sự tinh tế trong tư duy, góp phần thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc và giúp các em hiểu biết thêm về vai trò của bưu chính trong đời sống xã hội. Ngày 11/11, tại trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến (quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng), Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp...

Khoảng 36 cơ sở giáo dục Đại học Pháp sẽ đến găp gỡ trực tiếp sinh viên Việt Nam

Bienvenue en France! - triển lãm giáo dục Đại học Pháp lớn nhất trong năm do Campus France Việt Nam và Đại sứ Quán Pháp tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 30/9 tại TP. Hồ Chí Minh (Khách sạn Rex Saigon) và 1/10 tại Hà Nội (khách sạn Pullman Hanoi).

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày 24/1/2025 bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc Thưởng giữ chức Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định trên có hiệu lực từ...

Đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025, thêm 2 mã bài thi

Kỳ thi đánh giá tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 sẽ có 4 mã bài thi, thay vì 2 mã bài thi như năm ngoái. Bộ Công an vừa công bố dạng thức đề thi và đề thi tham khảo kỳ thi...

Đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025

Bộ Công an vừa công bố đề tham khảo kỳ thi đánh giá của Bộ Công an năm 2025. Năm nay, dạng thức đề thi có một số điều chỉnh, trong đó phần tự chọn có các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học và Địa lý. Đề thi đánh giá của Bộ Công an gồm ba phần: Tự luận bắt buộc, trắc nghiệm bắt buộc và trắc nghiệm tự chọn. Thí sinh làm bài trong 180 phút với tổng...

Giáo viên Hà Nội sẽ được thưởng theo Nghị định số 73 của Chính phủ

Giáo viên làm việc tại các trường công lập của Hà Nội thực hiện thí điểm đặt hàng giá dịch vụ giáo dục sẽ được hưởng quyền lợi theo quy định tại Nghị định số 73/2024/NĐ-CP. ...

Vui mừng nghe tin sẽ nhận “quà đầu xuân”

Ngày cuối cùng của năm, rất đông giáo viên Hà Nội vui mừng nghe tin sẽ được nhận tiền thưởng Tết Nguyên đán 2025 và động viên nhau chờ đợi nhận "quà đầu xuân". ...

Mới nhất

Khai mạc chợ hoa xuân “trên bến dưới thuyền”

(NLĐO) - Chợ hoa xuân "Trên bến dưới thuyền" ở quận 8, TP HCM sẽ được tổ chức đến hết ngày 29 tháng Chạp. ...

Phương án mới về thu gom, vận chuyển, xử lý rác

(NLĐO)-Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải đảm bảo an ninh chất thải trên địa bàn TP HCM. ...

Hai tuyến metro tại Hà Nội hoạt động thế nào trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ?

Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) vừa công bố lịch chạy tàu hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh...

Đêm muộn, các phương tiện vẫn nối đuôi nhau về quê nghỉ Tết, đường Vành đai 3 trên cao bất ngờ vắng

Hơn 22 giờ ngày 24/1 (25 tháng Chạp), các tuyến đường cửa ngõ Hà Nội vẫn ùn tắc khi hàng nghìn phương tiện nối đuôi nhau di chuyển về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cảnh ùn...

Mới nhất