Trang chủNewsThời sựĐảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy...

Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng


Công tác triển khai Chỉ thị 14

Ngày 10/1, Luật gia Trần Đức Long, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam làm Trưởng đoàn công tác, cùng các thành viên của đoàn, gồm: Luật gia Lương Mai Sao, Ủy viên Đảng đoàn, Chánh Văn phòng Đảng đoàn, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Hội, Trưởng Ban tổ chức cán bộ; Luật gia Dương Đình Khuyến, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Hội, Trưởng Ban tư vấn pháp luật và Trợ giúp pháp lý và Luật gia Lê Khắc Quang, Phó trưởng Ban đối ngoại và Hợp tác quốc tế (Hội Luật gia Việt Nam) đã đến làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng về công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 14 – CT/TW của Bộ Chính trị.

Tiếp đoàn công tác Hội Luật gia Việt Nam, có bà Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng cùng lãnh đạo Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng và đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh.

Sự kiện - Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng

Luật gia Trần Đức Long, Ủy viên Đảng đoàn, Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam.

Luật gia Trần Đức Long cho biết, ngày 1/7/2022, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 14 về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.

Ngày 12/10/2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã cử ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương đến dự, trực tiếp quán triệt Chỉ thị 14 đến các cấp Hội Luật gia Việt Nam.

Ông Phan Đình Trạc cũng đã chỉ đạo đối với Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục phối hợp với các tỉnh, thành để quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 14 nhằm phát huy vai trò Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới.

Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam đã kịp thời ban hành kế hoạch nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị 14. Sau thời gian quán triệt, triển khai thực hiện, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng ngay lập tức ban hành các văn bản triển khai, thực hiện Chỉ thị 14 và Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng cũng có kế hoạch triển khai thực hiện sau đó.

Điều này cho thấy sự nỗ lực, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị của Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng.

Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng cũng đã thực hiện công tác phối hợp với Tỉnh ủy trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác của Hội luật gia tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

Theo Luật gia Trần Đức Long, buổi trao đổi hôm nay là nhằm nắm bắt những nội dung liên quan đến việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác và hoạt động của Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng trong thời gian qua. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chỉ thị 14 của Bộ Chính trị để Hội Luật gia Việt Nam làm cơ sở tổng hợp, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Sự kiện - Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng (Hình 2).

Đại diện Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng báo cáo hoạt động của Hội với đoàn công tác.

Hoạt động của Hội Luật gia Sóc Trăng năm 2023

Báo cáo với đoàn công tác, đại diện Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng cho biết, có 5 Hội Luật gia cấp huyện, 37 chi hội trực thuộc Hội Luật gia tỉnh, 46 chi hội trực thuộc cấp huyện với 1.211 hội viên đều có lập trường tư trưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu, nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục nhiều khó khăn, tự nâng cao, trao dồi nghiệp vụ, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Sóc Trăng trong việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế – xã hội; cùng với sự đoàn kết, đồng lòng của các cấp, các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh tiếp tục duy trì tốc độ phát triển và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Theo đó, Hội Luật gia các cấp tỉnh Sóc Trăng đã tích cực phối hợp với các đơn vị cùng cấp tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch của UBND cùng cấp, nhất là phổ biến giáo dục pháp luật; tư vấn pháp luật về tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân; về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Sự kiện - Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng (Hình 3).

Đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng tham dự tại buổi trao đổi.

Các cấp Hội Luật gia tỉnh luôn chú trọng, tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính sách pháp luật, tham gia các hội thảo, hội nghị chuyên đề về pháp luật, kinh tế – xã hội do Trung ương và Tỉnh tổ chức.

Đặc biệt, tham gia đóng góp dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) được xác định là những nội dung trọng tâm tham gia của các cấp Hội Luật gia. Các luật gia đã phát huy tốt vai trò và kiến thức của mình, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nhiều văn bản luật khác trong năm 2022 và năm 2023.

Trong năm 2023, Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp với Trại tạm giam, Công an tỉnh tổ chức 4 cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật trực tiếp cho hơn 200 lượt phạm nhân đang chấp hành án về các chuyên đề: tái hòa nhập cộng đồng, các quy định của pháp luật về tái phạm, tái nguy hiểm, xóa án tích,…

Hội Luật tỉnh cũng đã phát tài liệu pháp luật “Những điều cần biết trước khi tái hòa nhập cộng đồng” do Hội Luật gia Việt Nam biên soạn để làm hành trang phục vụ về mặt pháp lý giúp phạm nhân dễ dàng tiếp cận trở lại cuộc sống đời thường.

Bên cạnh đó, Hội Luật tỉnh Sóc Trăng lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, như: phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp, thông qua hệ thống loa truyền thanh, phối hợp đài phát thanh, truyền hình các huyện, thị xã, thành phố mở các chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật”.

Qua đó, đã tuyên truyền đến người dân bằng nhiều hình thức, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân trên địa bàn tỉnh.

Sự kiện - Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng (Hình 4).

Đoàn công tác của Hội Luật gia Việt Nam.

Với vai trò nồng cốt, Trung tâm Tư vấn pháp luật (thuộc Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng) thực hiện tốt các công tác tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý tại địa phương; trong năm 2023 đã tiếp nhận và tư vấn trực tiếp cho người dân được trên 600 vụ việc (miễn phí gần 500 vụ việc).

Đồng thời, Trung tâm Tư vấn pháp luật cũng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tư vấn, giải đáp, hướng dẫn pháp luật cho các cá nhân, tổ chức có yêu cầu được 182 vụ việc về các lĩnh vực hình sự, dân sự, đất đai, di chúc, hôn nhân gia đình đều được dư luận tin cậy.

Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, hòa giải vướng mắc, hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng yếu thế; tư vấn miễn phí cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, các đối tượng chính sách, người có công trên địa bàn tỉnh…

Công tác trợ giúp pháp lý và hòa giải ở cơ sở tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Cũng trong năm 2023, các luật gia tham gia tiếp nhận, thực hiện 779 vụ việc, hòa giải hơn 3.200 vụ, trong đó hòa giải thành gần 2.900 vụ.

Hàng năm, Tỉnh hội đều đăng ký phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm 2022, Hội luật gia tỉnh Sóc Trăng nhận được Bằng khen của Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh.

Tại buổi trao đổi, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Sóc Trăng và các thành viên của Đoàn công tác Hội Luật gia Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm làm tốt hơn nữa về công tác phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 14 – CT/TW của Bộ Chính trị.

Sự kiện - Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Sóc Trăng (Hình 5).

Bà Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng phát biểu tại buổi trao đổi. (Ảnh: Trọng Nghĩa).

Phát biểu tại buổi trao đổi, bà Hồ Thị Cẩm Đào – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng cho biết, Thường trực Tỉnh ủy rất vui khi được đón tiếp đoàn công tác của Hội Luật gia Việt Nam.

Đồng thời, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đánh gia cao những kết quả đạt được của Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng và cần duy trì, phát huy.

Bên cạnh đó, trong hoạt động Hội Luật gia tỉnh vẫn còn lúng túng, gặp phải những khó khăn. Hướng tới, Tỉnh ủy sẽ có hướng tháo gỡ nhằm tạo điều kiện để Hội thực hiện tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình.

Bà Hồ Thị Cẩm Đào đề nghị Ban Nội chính, Sở Tư pháp cùng các sở, ban, ngành liên quan tạo điều kiện thuận lợi giúp Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng trong các công tác phối hợp. Bên cạnh đó, Hội Luật gia tỉnh Sóc Trăng cần thực hiện đúng vai trò, nhiệm vụ và hoạt động đúng mục đích, tôn chỉ của Hội.

“Đảng đoàn, Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục hỗ trợ, phối hợp với tỉnh Sóc Trăng nhằm thực tốt mục tiêu chính trị trong tình hình mới”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Sóc Trăng mong muốn.

Trọng Nghĩa





Nguồn

Cùng chủ đề

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, sở, huyện

(NLĐO) - Bộ Chính trị, Ban Bí thư đồng ý sắp xếp, tinh gọn tổ chức hệ thống cơ quan thanh tra theo 2 cấp và kết thúc hoạt động thanh tra các bộ, sở, huyện ...

Bạc Liêu thực hiện quyết định chuẩn y của Ban Bí thư về công tác cán bộ

(Dân trí) - Hai cán bộ tỉnh Bạc Liêu được Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn y tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Ngày 25/3, Tỉnh ủy Bạc Liêu tổ chức hội nghị triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng liên quan đến công tác cán bộ và quyết định nghỉ hưu đối với các cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.Ban Bí thư Trung ương...

Chặng đường 70 năm Hội Luật gia Việt Nam đồng hành cùng đất nước

Trải qua 70 năm hình thành và phát triển, có thể khẳng định lịch sử của giới luật gia Việt Nam luôn gắn liền với lịch sử của đất nước và dân tộc. Hội Luật gia Việt Nam được thành...

Xây dựng, phát triển Quảng Nam trở thành hình mẫu của cả nước

(NLĐO) - Từ một tỉnh nằm trong nhóm nghèo nhất nước, Quảng Nam đã vươn mình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực, có đóng góp cho ngân sách Trung ương. ...

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng Liệt sĩ

(NLĐO) - Tối 24-3, tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khám phá những “bí mật khảo cổ” bên trong khu khảo cổ Hậu Lâu tại Hoàng thành Thăng Long

Khu đất rộng cả nghàn m2 bên trong Hoàng thành Thăng Long đang được Viện Khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật nghiên cứu về khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều dấu tích sân vườn, hồ ao, hiện vật mang kiến trúc thời Lê sơ và Lê Trung Hưng. Xung quanh khu đất được tiến hành quây tôn nhằm phục vụ việc khai quật không gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo chia sẻ...

Khám phá Thành Nhà Hồ – Kiệt tác kiến trúc đá của nhân loại

Thành Nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, độc đáo hiếm có tại Đông Nam Á và là kinh đô của nhà nước Đại Ngu – Nhà Hồ do Hồ Quý Ly sáng lập năm 1400 Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai) tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá. Thành được xây dựng vào năm 1397 trong thời gian 3 tháng dưới...

Sản phẩm OCOP Hà Tĩnh đắt hàng dịp Tết

Nhiều sản phẩm OCOP của Hà Tĩnh được khách hàng tin tưởng tìm mua làm quà biếu và sử dụng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều cơ sở kinh doanh các mặt hàng nông sản đạt chứng nhận OCOP ở Hà Tĩnh luôn tất bật chuẩn bị đơn hàng giao cho khách. Các sản phẩm đa dạng về chủng loại, đặc biệt là đảm bảo chất lượng cũng như...

Dabaco đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 trên 1.000 tỷ đồng

Dabaco ước tính lợi nhuận sau thuế năm 2024 vượt 5,5% kế hoạch. Bước sang năm 2025, công ty đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 1.007 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2024. CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (MCK: DBC, sàn HoSE) vừa công bố nghị quyết của HĐQT về một số nội dung đã được thông qua tại cuộc họp đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024, phê duyệt kế hoạch năm...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

Bài đọc nhiều

Wi-Fi 7 có thể phổ biến tại Việt Nam hay không?

Với nhiều ưu điểm vượt trội, Wi-Fi 7 có thể sẽ thay đổi trải nghiệm mạng tại Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua. Wi-Fi 7, còn được biết đến với tên gọi 802.11be, là chuẩn công nghệ mạng không dây mới nhất với nhiều cải tiến vượt trội về tốc độ và hiệu suất. Công nghệ này hứa hẹn mang lại trải nghiệm mạng mượt mà hơn, đặc biệt cho các ứng dụng yêu cầu...

Bộ trưởng Bộ GTVT: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Bộ trưởng Trần Hồng Minh yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu quyết tâm cao nhất đưa dự án về đích vượt tiến độ. ...

Không để một xe bị quản lý bởi hai luật

Tại phiên thảo luận tại hội trường Quốc hội sáng 24/11, nhiều đại biểu đề nghị cần rà soát các nội dung trong dự án Luật Đường bộ, tránh trùng lắp với Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.Không để một xe bị quản lý bởi hai luậtĐại biểu Nguyễn Hải Dũng (đoàn Nam Định) tán thành xây dựng 2 Luật Đường bộ và Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, đại...

Thủ tướng: Thí điểm Khu thương mại tự do là việc mới, khó nhưng phải làm

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá, Đà Nẵng sẽ còn nhiều việc khó khăn, phức tạp khi thực hiện Nghị quyết 136 của Quốc hội, trong đó có việc thành lập Khu thương mại tự do. Song nhìn cơ chế đã có, nhận thức đã rõ, nhiệm vụ rất cụ thể. Chiều 31.8, phát biểu tại hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết 136 (ngày 26.6.2024) của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số...

An ninh thắt chặt tại phiên tòa vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

(Dân trí) - Sáng 19/9, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bà Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 33 đồng phạm. An ninh khu vực tòa án được thắt chặt. Xe chở phạm nhân vụ Vạn Thịnh Phát được đưa đến tòa từ sớm (Video: Cao Bách) Khoảng 5h30 sáng 19/9, lực lượng công an đã có mặt tại TAND TPHCM để chuẩn bị an ninh cho phiên tòa xét xử bị cáo Trương...

Cùng chuyên mục

Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư. Sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, phường là một giải pháp quan trọng trong công cuộc cải tổ bộ máy hành chính hiện nay, nhằm tái cấu trúc tổ chức, tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả quản lý và...

Cú hích chiến lược làm thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Những trụ cột phát triển bền vững –...

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét...

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống Nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.Sáng 3/4, tại Hà...

Lại xảy ra động đất ở Kon Tum

Ngày 30/3, Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý địa cầu cho biết đang theo dõi một trận động đất xảy ra tại vùng núi Kon Tum có độ lớn 3,3 độ Richter. ...

Xe mất phanh trước tai nạn?

(NLĐO) - Vụ xe khách rơi vực đèo Bảo Lộc đến hiện tại xác định 1 người chết và 3 người bị thương nặng. ...

Mới nhất

Tin tức doanh nghiệp-VNG cùng Quỹ Kiến Tạo Ước mơ mang nước sạch cho học trò vùng cao

Quỹ Kiến tạo Ước mơ (DMF), dưới sự bảo trợ của VNG, vừa hoàn thành công trình khoan giếng, cải tạo hệ thống nước sạch tại Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú (PTDTBT) Tiểu học số 2 Sá Tổng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Trường PTDTBT Tiểu học số 2 Sá Tổng nằm tại một trong những...

Tăng trưởng lợi nhuận lên 185 tỷ đồng, đẩy mạnh AI và chuyển đổi số

(TP. Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 5 năm 2025) - Công ty Cổ phần VNG (VNG) công bố Báo cáo tài chính Quý 1/2025, ghi nhận doanh thu thuần đạt 2.232 tỷ đồng và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sau điều chỉnh tăng mạnh, đạt 185 tỷ đồng. Trong ba tháng đầu năm, VNG...

20 năm phát triển công nghệ, hướng tới cộng đồng

Báo cáo thường niên 2024 của VNG ghi dấu một năm bản lề trên hành trình 20 năm trưởng thành, tiên phong về công nghệ, đổi mới sáng tạo và từng bước hiện thực hóa chiến lược “Go Global”. Với doanh thu 9.273 tỷ đồng và 3.324 nhân sự làm việc tại 9 thành phố trên khắp Việt Nam...

Báo cáo-Báo cáo kết quả hoạt động quý 1 năm 2025

Báo cáo VNG Snapshot Q1/2025 tóm lược các chỉ số tài chính, hiệu quả hoạt động, chiến lược kinh doanh của VNG và các mảng sản phẩm tính đến ngày 31/03/2025. Nội dung bao gồm kết quả tài chính, hiệu suất kinh doanh trên thị trường quốc tế, chiến lược AI và những đóng góp của VNG cho...

TP.HCM SẼ LÀM ĐƯỜNG TỐC ĐỘ NHANH 8 LÀN NỐI KHU NAM VỚI SÂN BAY LONG THÀNH

TP.HCM và tỉnh Đồng Nai dự kiến làm đường tốc độ nhanh kết nối từ khu Nam TP đến sân bay Long Thành với tổng vốn 21.484 tỉ đồng. Tuyến đường tốc độ nhanh cầu đường Phú Mỹ 2 kết nối sân bay Long Thành trong tổng thể mạng lưới giao thông TP - Ảnh: Sở GTCC TP.HCM Theo nghiên...

Mới nhất