Äây là dân tá»c vui Tết Nguyên Äán sá»m nhất nÆ°á»c ta, bắt Äầu từ Äầu tháng 12 âm lá»ch.
Lễ hạ mâm
Theo Cục di sản văn hóa, nghi thức cúng lễ cuối cùng diễn ra vào chiều ngày mùng 3 Tết, có nhà làm vào sáng mùng 4 hay mùng 5 Tết, đó là lễ hạ mâm bánh dày đặt ở nóc cột chính (cột ma) trong nhà, cúng mời tổ tiên ăn bánh dày và tiễn tổ tiên về cõi âm.
Chủ nhà bày mâm giữa nhà, cắt chiếc bánh dày thành các miếng nhỏ, người con trai lớn hay con dâu cả hoặc nếu nhà không có con trai và con dâu thì chủ nhà trực tiếp mang đi rán chín. Ngoài ra, chủ nhà còn nướng cháy một đoạn bắp ngô đã khô treo ở gác bếp, bỏ vào bát nước cúng, ngụ ý đó là thuốc dâng lên và mong năm mới tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe. Mâm cúng gồm 1 đĩa bánh dày rán, 1 bát nước ngô nướng, 1 bát rượu, 1 bát cơm, 1 bát canh, 1 bát thịt luộc thái miếng và dây tiền bằng giấy dó (nếu bố mẹ đều mất thì chủ nhà biếu 2 dây tiền, nếu bố hoặc mẹ còn sống thì biếu 1 dây tiền).
Chủ nhà thắp hương ở bàn thờ xử ca, ở cột ma, ở hai bên cửa chính, ở ngoài sân. Sau đó, trưởng họ hoặc người anh cả của chủ nhà, nếu người đó không còn thì chủ nhà sẽ cúng thông báo hết Tết với tổ tiên, miệng khấn tay lấy từng món ăn trong mâm để riêng ra một góc ngụ ý mời tổ tiên ăn. Cúng trong nhà xong, người cúng ra ngoài sân hắt chén rượu, ném chút thức ăn làm lý, mời các ma nhà cùng hưởng. Sau khi cúng xong, người cúng hóa giấy tiền cho bố hoặc mẹ đã mất ngay trước bàn thờ tại gian giữa, tiếp đó là đốt hóa xử ca của năm cũ.
Nguồn: https://vtcnews.vn/dan-toc-nao-don-tet-nguyen-dan-som-nhat-nuoc-ta-ar920664.html