Trang chủKinh tếNông nghiệpDân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng...

Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot


Thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương cách trung tâm huyện Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn chừng 15km. Đồng bào Dao trong thôn từ xa xưa đã có nghề làm miến dong tráng tay cổ truyền. Cũng không biết tự bao giờ, chỉ biết hầu hết các gia đình trong thôn gần như ai cũng biết làm miến.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 1.

Quá trình pha bột tại nhà chế biến miến dong tráng tay cổ truyền ở thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Giữa lưng chừng ngọn núi Phiêng Phàng, khi chúng tôi đến, các bà, các mẹ, các chị trong trang phục người Dao đang hì hụi, mỗi người mỗi việc để cho ra lò những tấm miến tráng nóng hôi hổi. Hôm nay nắng đẹp, công việc chế biến miến dong tráng tay cổ truyền nơi đây cũng trở nên tất bật hơn.

Bà Triệu Thị Tâm (thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) cho biết, trước đây bà cũng làm nhưng khi ấy phục vụ nhu cầu gia đình là chủ yếu. Sản phẩm khi đó cũng không được đẹp, chất lượng cũng không được như bây giờ. Từ khi liên kết với HTX Nông nghiệp Yến Dương, thực hiện trồng dong riềng theo hướng hữu cơ, theo quy trình được hướng dẫn, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 2.

Một mẻ bánh miến được đưa lên giá phơi tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

“Nay nắng đẹp, chúng tôi phải tranh thủ tráng miến để kịp phơi. Nói chung công việc cũng tất bật luôn chân, luôn tay, nhưng ai cũng phấn khởi. Cũng lâu rồi không có được ngày nắng đẹp như vậy. Từ nghề chế biến miến dong tráng tay cổ truyền, miến dong Yến Dương cũng được người ta biết đến và ưa chuộng hơn khi có HTX Nông nghiệp Yến Dương liên kết với bà con” – bà Tâm chia sẻ.

Theo bà Tâm, việc tráng miến quan trọng nhất là khâu pha chế bột, tiếp đến mới là tráng. Bột phải vừa đảm bảo độ dẻo, không được loãng quá. Khi làm lâu năm rồi thì cảm nhận là chính, từ việc cảm nhận độ dẻo của bột đến mức cháy của lửa, thời gian mở vung.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 3.

Bà Triệu Thị Tâm chia sẻ về nghề làm miến dong tráng tay cổ truyền của thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

“Nếu để gia đình sử dụng thì sao cũng được nhưng đã trở thành sản phẩm, cung ứng ra thị trường thì những khâu kể trên đặc biệt cần chú ý. Có đảm bảo được những khâu đó thì mới cho ra được sản phẩm miến dong chất lượng, mới thu hút được người tiêu dùng. Chính bởi đó mà chúng tôi luôn phải rất cẩn trọng trong từng khâu, dù là nhỏ nhất khi tráng miến” – bà Tâm cho biết thêm.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 4.

Miến dong tráng tay cổ truyền được đưa ra khỏi nhà chế biến tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Nhìn những mẻ miến tráng được đưa lên giá, khói bốc nghi ngút cùng mùi miến ngầy ngậy từ những đôi bàn tay khắc khổ của các bà, các mẹ trên bản Dao Phiêng Phàng, dù người có hời hợt đến mấy cũng có thể cảm nhận được sự nâng niu, chăm chút, tỉ mỉ của những người làm ra chúng.

Bà Triệu Thị Mản (thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) bộc bạch, việc trồng và sơ chế củ dong riềng ở Phiêng Phàng bây giờ khác xưa nhiều lắm. Trước đây, khâu sơ chế hoàn toàn thủ công, từ thu hái đến cắt củ, rửa, xát nghiền, lọc lấy bột đều thủ công 100%. Còn hiện nay, bà con dùng máy móc hết, chỉ còn pha bột và tráng miến vẫn làm thủ công.

“Giá cả bây giờ cũng rất ổn định, sản phẩm được làm ra từ những diện tích dong riềng trồng theo hướng hữu cơ được rất nhiều người ưa chuộng. Chính vì đó mà người dân ở xã Yến Dương nói chung và đặc biệt là thôn Phiêng Phàng chúng tôi, bà con đang tăng dần diện tích trồng cây dong riềng” – bà Mản nói.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 5.

Phơi miến dong tráng tay tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

Đồng bào Dao thôn Phiêng Phàng nhận định, cây dong riềng và nghề chế biến miến dong tráng tay cổ truyền đã và đang giúp người dân nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Trao đổi với chúng tôi, bà Ma Thị Ninh, Giám đốc HTX Nông nghiệp Yến Dương cho biết, những năm gần đây, HTX đã xây dựng được xưởng, mua sắm được thiết bị, máy móc, thiết kế được mẫu mã, bao bì đẹp, nâng cao được chất lượng. Sản phẩm miến dong của HTX đã đạt OCOP 3 sao và đang lập hồ sơ để thẩm định lên 4 sao.

Bắc Kạn: Dân bản Dao bắt tay cùng đưa miến dong cổ truyền tráng bằng tay thành mặt hàng hot- Ảnh 6.

Thành viên HTX Nông nghiệp Yến Dương vận hành giàn phơi miến tại thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Ảnh: Chiến Hoàng

“Từ nghề làm miến dong tráng tay cổ truyền của bà con nơi đây, thông qua liên kết, đầu tư, hướng dẫn quy trình trồng, chăm sóc cây dong riềng theo hướng hữu cơ, HTX chúng tôi đã đưa ra được thị trường sản phẩm miến dong đảm bảo chất lượng, xây dựng được thương hiệu với đặc trưng thơm, ngon tự nhiên.

Đây cũng là một trong những cách bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống từ nghề làm miến dong cổ truyền. Song song với đó, chúng tôi tạo cho khách hàng, đối tác những trải nghiệm thú vị khi đến với làng nghề.

Mục tiêu của chúng tôi là làm sao gìn giữ được những nét văn hóa bản địa, dựa vào đó để tạo thu nhập. Thông qua miến dong tráng tay cổ truyền và miến dong chế biến theo phương thức hiện đại, chúng tôi đã đáp ứng được thị trường cả về số lượng và chất lượng” – bà Ninh khẳng định.

Miến dong tráng tay cổ truyền là sản phẩm nông sản đặc trưng của huyện Ba Bể. Đây là thành quả của cả một quá trình lao động sản xuất sáng tạo từ những tri thức dân gian quý báu được người dân huyện Ba Bể gìn giữ, bảo tồn. Cùng với đó là sự kết hợp với khoa học công nghệ tiên tiến hiện nay. Bên cạnh chất lượng tốt, quy trình sản xuất khép kín an toàn hữu cơ, sản phẩm còn mang tính đại diện và truyền thống của địa phương, tạo nên tập quán canh tác và văn hóa ẩm thực không chỉ của huyện Ba Bể.

(Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn)





Nguồn: https://danviet.vn/bac-kan-dan-ban-dao-bat-tay-cung-dua-mien-dong-co-truyen-trang-bang-tay-thanh-mat-hang-hot-2024080500584283.htm

Cùng chủ đề

Những con đường giúp người Dao đổi đời

Nhờ có những con đường mới được đầu tư vào tận các thôn, bản, cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở rẻo cao TP Hạ Long (Quảng Ninh) ngày càng no ấm, đủ đầy. ...

Lễ Cấp sắc của người Dao đầu bằng

Tam Đường là huyện vùng cao ở phía đông bắc của tỉnh Lai Châu, nơi có nhiều nhóm dân tộc Dao sinh sống như nhóm Dao khâu, Dao đỏ, Dao đầu bằng… Người Dao cũng là tộc người có nhiều nghi lễ độc đáo còn được duy trì, thực hiện trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, phải kể đến lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng (hay còn gọi là Lễ Cấp sắc) ở xã Hồ Thầu....

Đại lễ Tẩu Sai của người Dao

Đại lễ Tẩu sai hay lễ Cấp sắc 12 đèn, là cấp bậc cao nhất của lễ giáo theo phong tục của người Dao. Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên là khi người đàn ông Dao trưởng thành được cấp 3 đèn và 36 binh mã; bậc hai được cấp 7 đèn và 72 binh mã; bậc cao nhất được cấp 12 đèn và 120 binh mã. Đây là nghi thức cao nhất, không bắt buộc, rất...

Khám phá Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng

Tam Đường là huyện vùng cao ở phía đông bắc của tỉnh Lai Châu, nơi có nhiều nhóm dân tộc Dao sinh sống như nhóm Dao khâu, Dao đỏ, Dao đầu bằng… Người Dao cũng là tộc người có nhiều nghi lễ độc đáo còn được duy trì, thực hiện trong cuộc sống hiện đại. Trong đó, phải kể đến lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở xã Hồ Thầu. Theo ý nghĩa của chữ Nôm Dao, “Tủ”...

Lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn nói về vụ gần 500ha rừng trồng “quá tuổi” không thể khai thác

Trước thực trạng gần 500ha cây rừng trồng đến tuổi khai thác nhưng không thể khai thác do bị quy hoạch vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; Đảng bộ, chính quyền và các cơ quan chuyên môn tỉnh Bắc Kạn đang nỗ lực tìm cách gỡ khó cho người dân. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mây mù bao phủ khu di tích danh thắng ở Hải Dương có lưng tựa núi, trước mặt là sông

Khu di tích danh thắng Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc TP Chí Linh (Hải Dương) tựa lưng vào núi Trán Rồng, trước mặt là sông Lục Đầu tạo thành vùng đất quần tụ đủ tứ linh, ngũ nhạc, lục đầu giang. ...

Bài đọc nhiều

100% số xã ở Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trong làng dân khá giả, ngoài đồng xanh

Năm 2024, TP Hải Phòng đã hoàn thành và thậm chí một số mặt trong xây dựng nông thôn mới còn vượt chỉ tiêu khi có 100% (137/137) số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, bức tranh nông thôn mới Hải Phòng ngày càng tươi đẹp. Tất...

Ký kết 5 biên bản ghi nhớ thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước nổi tiếng với nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu, do đó hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu các mặt hàng nông sản. Đây chính là lợi...

Ngành tôm hướng đến phát thải carbon thấp và bền vững

SGGPO 26/10/2023 18:32 Ngày 26-10, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ NN-PTNT và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp tổ chức hội nghị phát triển ngành hàng tôm ít phát thải và bền vững ở Việt Nam. Mô hình lúa - tôm được các chuyên gia nhận định là mô hình có tính bền vững...

Đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, bão số 2 vẫn tác động đến thời tiết miền Bắc những ngày tới thế nào?

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 02 ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 10; tại Trà Cổ có gió mạnh cấp 9, giật cấp 10; tại...

Trồng mít không hạt lạ, quả to bự, chả có hạt, ông nông dân Cần Thơ bán kiểu gì mà có tiền tỷ?

Từ giống mít lạ, ông Mẫn không chỉ thu về tiền tỉ cho gia đình mà còn nhân giống, hỗ trợ kỹ thuật trồng cho nhà vườn từ Nam ra Bắc vươn lên cải thiện thu nhập, làm giàu chính đáng.Ông Trần Minh Mẫn năm nay...

Cùng chuyên mục

Trồng các loại rau củ ưa lạnh, làm 3 vụ, bán quanh năm, một nông dân là tỷ phú Kon Tum

Với mong muốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao thu nhập, ông A Phố, nông dân tỷ phú Kon Tum ở thôn Kon Chênh (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) đã làm giàu với mô hình trồng rau củ xứ lạnh, mang lại thu nhập hàng trăm triệu...

Cà na Thái là đặc sản Cà Mau, loài cây dại ra quả dại ngờ đâu lại làm món quà vặt ăn bén miệng

Có lẽ do chưa phát huy được giá trị kinh tế nên hiện nay cây cà na không còn hiện hữu nhiều như xưa, nhưng đâu đó trên những nẻo đường quê, bên hông nhà, sân vườn các hộ gia đình ở vùng nước ngọt trong tỉnh Cà Mau, vẫn có...

Loài tôm khổng lồ của Việt Nam được giới nhà giàu Trung Quốc săn lùng, 2 tháng năm 2025 đã bán được 204 triệu...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng, trong đó, xuất khẩu tôm hùm...

Mới nhất

Hòa Phát đưa vào khai thác tàu The Momentum 110.000 DWT, tăng năng lực chủ động chuỗi cung ứng

Ngày 02/07/2025, Hòa Phát đưa vào khai thác tàu hàng rời The Momentum có tải trọng 110.000 DWT. Đây là tàu biển lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát, phục vụ chiến lược mở rộng đội tàu vận tải biển và chuẩn bị cho giai đoạn tăng tốc sản xuất tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát...

THÔNG BÁO GIA HẠN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI NHÓM QUẠT TRẦN “ GIÓ X3, ĐIỆN NỬA TIỀN SUNHOUSE APEX BAO GIÓ CẢ HÈ ”

Nhằm tiếp tục mang đến cơ hội sở hữu các sản phẩm quạt trần chất lượng cùng ưu đãi hấp dẫn trong mùa hè 2025, với sự ủng hộ mạnh...

VOSCO – 55 năm song hành cùng đất nước – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

Ngày 01/7/2025, Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập (01/7/1970 – 01/7/2025). Đây không chỉ là dấu son khắc ghi truyền thống lịch sử vẻ vang của VOSCO – Công ty vận tải biển lâu đời nhất Việt Nam mà còn là...

Mới nhất