Trang chủDestinationsQuảng NinhĐầm Hà: Hiện thực hóa mong ước an cư của hộ nghèo

Đầm Hà: Hiện thực hóa mong ước an cư của hộ nghèo


Thực hiện chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023, huyện Đầm Hà đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, huy động sự tham gia, đồng hành của cả hệ thống chính trị, phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội, đảm bảo về đích theo kế hoạch của tỉnh đề ra.

Lãnh đạo huyện, MTTQ huyện Đầm Hà, xã Dực Yên, đại diện Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ thương mại Bảo Linh trao hỗ trợ 40 triệu đồng cho gia đình bà Nguyễn Thị Nhẫn (thôn Đông).

Hộ ông bà Nguyễn Văn Phong, Nguyễn Thị Nhẫn (thôn Đông, xã Dực Yên) rất mừng khi vào tuổi xế chiều, sau nhiều năm phải ở trong ngôi nhà xuống cấp trầm trọng, đến nay đã có được căn nhà 2 gian vững chãi, khang trang sau 2 tuần thi công. Ngày dọn vào nhà mới, gia đình còn được Đảng ủy, UBND xã Dực Yên và bà con trong xóm hỗ trợ nhiều đồ dùng sinh hoạt, đáp ứng được yêu cầu thiết yếu nhất cho cuộc sống.

Bà Nhẫn xúc động chia sẻ: “Trước kia nhà ở của gia đình xuống cấp, lo nhất là những ngày mưa to gió lớn. Nay gia đình được địa phương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm quan tâm hỗ trợ tiền ngày công sửa chữa nhà; tặng quà, đồ dùng, gia đình chúng tôi phấn khởi lắm, không còn phải lo lắng nữa. Từ giờ chúng tôi cố gắng sống vui sống khỏe, hỗ trợ các con chăm lo các cháu ăn học”.

Chúng tôi rời xã Dực Yên đến xã Quảng Tân, mới đầu thôn Thanh Sơn đã chứng kiến không khí nhộn nhịp, rộn ràng xây nhà mới của gia đình anh chị Phùn A Nhì, Hoàng Thị Lan, dân tộc Dao. Bà con hàng xóm, hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên… mỗi người đỡ một tay, phụ một việc, cùng anh em thợ xây nỗ lực hoàn thiện nhanh căn nhà mới cho hộ có hoàn cảnh khó khăn nhất xã.

Đoàn viên thanh niên, hội viên phụ nữ xã Quảng Tân hỗ trợ gia đình anh Phùn A Nhì (thôn Thanh Sơn) xây nhà mới .

Chị Lan chia sẻ: “Gia đình tôi sinh nhiều con nên cuộc sống rất khó khăn, không có điều kiện để sửa lại ngôi nhà xuống cấp. Nay được tỉnh, huyện, các nhà hảo tâm, bà con xóm làng hỗ trợ, chúng tôi sắp có căn nhà mới. Từ nay vợ chồng tôi sẽ đỡ đi một nỗi lo, cố gắng làm ăn lo cho con ăn học đàng hoàng…”.

Lãnh đạo huyện Đầm Hà trao hỗ trợ xây nhà mới cho gia đình anh, chị Phùn A Nhì, Hoàng Thị Lan.

Trên cơ sở rà soát, thống kê, xét duyệt công khai, minh bạch, đảm bảo đúng, đủ quy trình, thủ tục, toàn huyện có 24 hộ cận nghèo, người cao tuổi neo đơn, người yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội… được hỗ trợ theo chương trình xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023 của tỉnh. Trong đó 15 hộ xây nhà mới với mức hỗ trợ 80 triệu đồng/hộ, 9 hộ sửa chữa nhà với mức hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ, tổng kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Đối với các hộ đặc biệt khó khăn, ngoài số tiền hỗ trợ theo quy định, các tổ chức đoàn thể còn bố trí nhân lực hỗ trợ thi công.

Ngay sau khi được UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, huyện Đầm Hà đã thành lập Ban Tổ chức thực hiện xóa nhà ở tạm, nhà ở dột nát năm 2023 của huyện; giao các xã, thị trấn nắm sát tình hình cơ sở để tham mưu giải pháp phù hợp; giao Ủy ban MTTQ huyện đảm nhận nhiệm vụ phát động ủng hộ kinh phí xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ. Sau một thời gian phát động đã có 42 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm ủng hộ 1,65 tỷ đồng.

Huyện Đầm Hà phấn đầu hoàn thành xóa nhả ở tạm, nhà ở dột nát trong tháng 8/2023.

Ông Hoàng Vĩnh Khuyến, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đầm Hà, cho biết: Xây mới, sửa chữa nhà ở đòi hỏi kinh phí rất lớn, trong khi điều kiện của các hộ cận nghèo, người cao tuổi neo đơn, người yếu thế, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn huyện còn rất nhiều khó khăn. Trong quá trình triển khai, nhiều trường hợp ban đầu nằm trong kế hoạch sửa chữa nhà ở phải tiến hành xây mới để đảm bảo chất lượng, khiến chi phí thực tế phát sinh hơn so với kế hoạch. Nhờ sự đôn đốc, sát sao của huyện, sáng tạo, linh hoạt trong huy động nguồn lực, sự chung tay ủng hộ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn, đến nay nguồn kinh phí huy động đã cơ bản đáp ứng chương trình.

Toàn bộ số tiền huy động được quản lý, sử dụng công khai, minh bạch, đúng mục đích. Huyện phấn đấu hoàn thành xây mới và sửa chữa nhà ở cho các hộ trong tháng 8/2023, đảm bảo tiến độ đề ra, là một trong hoạt động chào mừng Quốc khánh 2/9, trên hết là hiện thực hóa mong ước an cư, đem lại hạnh phúc cho người dân.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hàng trăm thanh niên chung tay dọn rác bán đảo Sơn Trà

TPO - Ngày 29/3, Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với các đơn vị tổ chức hoạt động “Clean up Son Tra -  Vì một Sơn Trà xanh” năm 2025. 30/03/2025 | 05:15 TPO -...

Vượt mưa dầm thi công cao tốc Quảng Ngãi

Để đảm bảo tiến độ chung cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn trong bối cảnh mùa mưa kéo dài, nhà thầu đã linh hoạt điều phối các mũi thi công từ nền đường sang thi công cầu, cống, hầm. ...

Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Với nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, MTTQ các cấp, sự chung tay ủng hộ của cộng đồng, hàng nghìn ngôi nhà Đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được dựng lên, giúp các hộ nghèo có cuộc sống ổn định, vươn lên thoát nghèo. ...

Khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ: Tái thiết và phục hồi sản xuất nông nghiệp

Nỗ lực khắc phục thiên tai Tại tỉnh Tuyên Quang, lũ đã rút dần nhưng nhiều cánh đồng vẫn còn ngập bùn đất và hoa màu bị tàn phá. Hơn 20.200 ngôi nhà bị hư hỏng, 5.400ha lúa và 3.400ha bắp bị thiệt hại, cùng với gần 1.000ha cây ăn trái đang trong tình trạng thất thu. Mới đây, Bộ NN-PTNT đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh bị...

Báo Tiền Phong kêu gọi chung tay khắc phục hậu quả mưa lũ

Cùng với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, báo Tiền Phong kêu gọi các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân chung sức hỗ trợ, giúp đỡ bằng hành động, vật chất, tinh thần, nghĩa cử đến những địa phương đang hứng chịu hậu quả nặng nề của...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo tồn để phát triển kinh tế di sản

Để phát triển kinh tế di sản, làm cho di sản không bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ mai một thì trước khi phát huy giá trị di sản cần nghĩ đến câu chuyện bảo tồn.  Quảng Ninh có kho tàng di sản văn hoá đồ sộ. Trong đó, di sản văn hóa biển, đảo vùng Đông Bắc xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử văn hóa dân tộc (với các di chỉ văn hóa Hạ...

Những kiến trúc nổi tiếng ở cố đô Huế

Mỗi công trình kiến trúc ở Huế là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, thể hiện những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng. Kiến trúc ở Huế phong phú, thể hiện ở khối các công trình đồ sộ dưới triều Nguyễn, bên cạnh đó là các kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và đền miếu... Trong đó, kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể...

Bảo vệ và phát huy giá trị điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long

Năm 2024 tròn 30 năm Vịnh Hạ Long (VHL) được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, đây cũng là quãng thời gian chứng kiến sự phát triển vượt bậc của ngành Du lịch Quảng Ninh. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã phỏng vấn ông Vũ Kiên Cường, Trưởng Ban Quản lý VHL (ảnh) về việc phát huy giá trị điểm đến du lịch VHL. - Ông cho biết VHL có vai trò như thế nào đối...

Hạ Long định vị thành phố di sản

Hạ Long được quy hoạch theo định hướng phát triển mô hình đô thị thông minh, phát triển bền vững, có cấu trúc phát triển gồm 5 vùng và 1 hành lang ven Vịnh Hạ Long và lấy Vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối theo hướng đa cực, hài hòa với Di sản thiên nhiên thế giới và các vùng núi phía Bắc. Trong hướng đi chung đó, di sản văn hoá sẽ là nền tảng vững...

Kết nối 2 vùng di sản

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới liên tỉnh đầu tiên trong cả nước. Đây là niềm vinh dự, tự hào của tỉnh Quảng Ninh cũng như TP Hải Phòng. Mỗi vùng di sản có những giá trị riêng biệt, hiếm có, là lợi thế cho việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ngành du lịch, dịch vụ. 2 địa phương sở hữu di sản...

Bài đọc nhiều

Đồng hành, chăm lo cho trẻ em

Xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em, được Tỉnh Đoàn Quảng Ninh xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em; từ đó giúp các em phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Nguyễn Phương Thảo, các hoạt động chăm lo cho trẻ em tiếp tục được...

Chăm lo cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Chăm sóc sức khỏe, vật chất, tinh thần cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt luôn nhận được sự chung tay góp sức của các cấp, ngành, chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm ở trong và ngoài tỉnh. Vừa qua Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh cùng các nhà hảo tâm đã tổ chức thăm, tặng quà cho gia đình 2 anh em ruột là Đinh Khắc Khôi (6 tuổi)...

Phát động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam 

Tối 22/6, tại TP Móng Cái, Sở Văn hóa - Thể thao phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình và giao lưu văn nghệ “Hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát” tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng...

Đông Triều: Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Kế thừa những kết quả đạt được trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng của các nhiệm kỳ gần đây, trong nửa đầu nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020-2025, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng tiếp tục được Đông Triều đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Từ đầu nhiệm kỳ, Ban Thường vụ Thị ủy Đông Triều đã chỉ...

Không kịp dùng thuốc giải, hai ca ngộ độc botulinum hết 300 triệu đồng viện phí

Tổng chi phí điều trị cho hai anh em ruột ngộ độc botulinum tại TP.HCM lên đến 300 triệu đồng. May mắn, phần tiền ngoài danh mục Bảo hiểm y tế thanh toán đã được các nhà hảo tâm hỗ trợ chi trả. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thủy Ngân, Phó trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), hai trường hợp ngộ độc botulinum đã xuất viện chiều qua (8/6) và chuyển về Bệnh...

Cùng chuyên mục

Nghề nuôi giống cá biển: Mở ra tương lai bền vững cho ngành thủy sản

Nuôi giống cá biển là một trong những khâu quan trọng nhất trong chuỗi giá trị của ngành thủy sản. Việc sản xuất giống chất lượng cao, số lượng lớn không chỉ đảm bảo nguồn cung cho nuôi trồng mà còn góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển.

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng: Tối ưu hóa năng suất và chất lượng

Mô hình trồng dưa lưới nhà màng là một giải pháp hiện đại, giúp nông dân kiểm soát tốt hơn các yếu tố môi trường, từ đó nâng cao năng suất và chất lượng của sản phẩm. Nhà màng giúp điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2... tạo điều kiện sinh trưởng tối ưu cho cây dưa lưới. Nhờ kiểm soát được khí hậu, bạn có thể trồng dưa lưới quanh năm, không phụ thuộc vào mùa...

Đông trùng hạ thảo – dược liệu quý với sức khỏe cộng đồng

Đông trùng hạ thảo, một loại nấm ký sinh độc đáo, đã từ lâu được coi là một trong những dược liệu quý hiếm và có giá trị nhất trên thế giới. Với hình dáng đặc biệt, kết hợp giữa côn trùng và thực vật, đông trùng hạ thảo không chỉ là một hiện tượng kỳ thú của tự nhiên mà còn mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc.

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Mới nhất

Khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975-30.4.2025), ngày 19.4, UBND tỉnh Tây Ninh đã tổ chức Lễ khánh thành công trình Dự án tu bổ, tôn tạo một số hạng mục, công trình thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Đây...

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ với những dấu ấn trong sự phát triển của ngành Hàng hải Việt Nam – Tổng công ty Hàng...

Ngành hàng hải Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm trong suốt quá trình phát triển, và trong bối cảnh đó, những nhân vật lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược như Giáo sư Nguyễn Ngọc Huệ đã đóng một vai trò không thể thiếu. Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao thông vận...

Cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích Tháp đôi Liễu Cốc

VHO - Bộ VHTTDL vừa có quyết định số 1064 về việc cho phép khai quật khảo cổ giai đoạn 2 tại di tích quốc gia Tháp đôi Liễu Cốc, phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, thành phố Huế). Quá trình khai quật năm 2024, đoàn khảo cổ cũng phát hiện và thu được khối lượng lớn di...

Điện Thái Hòa là di sản văn hóa đầu tiên ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn Công trình xanh LOTUS

VHO - Ngày 19.4, Hội đồng Công trình xanh Việt Nam (VGBC) đã phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế trao chứng nhận “Công trình xanh LOTUS” cho di tích điện Thái Hòa - Đại Nội Huế. Đây là lần đầu tiên một công trình di sản văn hóa thế giới UNESCO đạt tiêu...

Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế quý 1, tăng 16% so với cùng kỳ

Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm...

Mới nhất