Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcĐám cháy lâu đời nhất thế giới trường tồn 6.000 năm

Đám cháy lâu đời nhất thế giới trường tồn 6.000 năm


AustraliaĐám cháy ngầm bên dưới núi Wingen ước tính đạt mức nhiệt 1.000 độ C, len lỏi qua than với tốc độ 1 m mỗi năm.





Khói bốc lên từ núi Wingen. Ảnh: Atlas Obscura

Khói bốc lên từ núi Wingen. Ảnh: Atlas Obscura

Khi đi ngang qua núi Wingen (hay núi Burning), bang New South Wales, Australia, vào thế kỷ 18, các nhà thám hiểm đã nhầm nó với một ngọn núi lửa. Tuy nhiên, thực chất họ đã gặp phải thứ kỳ lạ hơn nhiều. Núi Burning là nơi có đám cháy than lâu đời nhất thế giới, không tắt suốt hàng nghìn năm, IFL Science hôm 20/5 đưa tin.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng đám cháy đã tồn tại khoảng 6.000 năm, một số khác nghĩ thời gian còn dài hơn như vậy rất nhiều. Đám cháy nằm ở độ sâu khoảng 30 m trong lòng đất, bên dưới núi Wingen. Wingen cũng có nghĩa là “cháy” trong ngôn ngữ của người Wonaruah địa phương. Vì ở dưới lòng đất nên giới chuyên gia không thể nhìn thấy hay xác định kích thước đám cháy. Tuy nhiên, khói bốc lên từ ngọn núi là bằng chứng cho sự hiện diện của nó.

“Không ai biết quy mô của đám cháy bên dưới núi Burning, bạn chỉ có thể suy đoán. Đó có thể là một khối cầu đường kính khoảng 5 – 10 m, đạt mức nhiệt 1.000 độ C”, Guillermo Rein, giáo sư khoa học lửa tại Đại học Hoàng gia London ở Anh, cho biết.

Đám cháy lấy năng lượng từ số than nằm bên dưới núi. Giống như cách hòn than chuyển sang màu trắng trong lò sưởi, đám cháy không thấy lửa này chậm rãi len lỏi qua than với tốc độ khoảng 1 m mỗi năm.

Các nhà khoa học ước tính niên đại bằng cách đo đường đi của đám cháy, dài khoảng 6,5 km, và tốc độ cháy. Không ai thực sự biết chính xác hiện tượng này bắt đầu từ bao giờ, hay phát sinh như thế nào, nhưng gần như chắc chắn không bắt nguồn từ con người. Sét đánh hoặc một đám cháy rừng dữ dội là những lời giải thích hợp lý nhất.

Trong một bài viết trình bày chi tiết chuyến đi tới núi Wingen, Rein giải thích rằng nhiệt tỏa ra từ đám cháy than khiến khu vực rộng 50 m xung quanh đỉnh núi không có bất cứ thực vật nào. Ông lưu ý, các đám cháy than ngầm tương tự cũng được tìm thấy ở những nơi khác trên thế giới, đáng chú ý nhất là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ. Ví dụ, vụ cháy mỏ Centralia ở Pennsylvania, Mỹ, bùng lên vào năm 1962 tại một chuỗi mỏ than bỏ hoang. Bất chấp các nỗ lực dập tắt, đám cháy vẫn tồn tại đến ngày nay và dự kiến tiếp tục thêm 250 năm nữa.

Thu Thảo (Theo IFL Science)




Source link

Cùng chủ đề

9 thói quen hàng ngày tàn phá thận khủng khiếp, người Việt nên biết để tránh

GĐXH - Có những thói quen tưởng chừng như vô hại, nhưng nó lại đang 'đầu độc' chính cơ thể mình, đặc biệt là các cơ quan tiêu hóa như gan, thận... ...

5 thói quen buổi sáng giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất cơ thể vì đảm nhận chức năng lọc máu, loại bỏ độc tố, điều chỉnh độ pH, muối, kali và một số chức năng khác. Do đó, chăm sóc sức khỏe thận là...

Làm gì buổi sáng tốt cho thận?

'Thận là một trong những cơ quan quan trọng nhất cơ thể. Do đó, chăm sóc sức khỏe thận là rất quan trọng'. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm nội dung bài viết này! ...

Phó trưởng Công an huyện bị thương khi tham gia chữa cháy

(NLĐO) - Trung tá Nguyễn Quang Hiếu, Phó trưởng Công an huyện Kim Thành, và một người dân bị thương khi tham gia chữa cháy. ...

Gia tăng trẻ hóa bệnh nhân thận, vì sao?

Hỏi:Hiện ngày càng nhiều bạn trẻ mắc bệnh thận, thậm chí suy thận khiến...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Suntory Pepsico sẽ chuyển 4 dây chuyền từ TP HCM về Long An

4 dây chuyền sản xuất nước có ga và Aquafina với công suất gần 450 triệu lít mỗi năm của Pepsico sẽ chuyển về Long An. Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mới nhất của dự án tại Long An, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB) cho biết sẽ chuyển 4 dây chuyền sản xuất từ nhà máy tại Quận 12, TP HCM về lắp đặt tại Khu công nghiệp Hựu Thạnh,...

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

Bài đọc nhiều

Nghị quyết 57-NQ/TW: Kiến tạo hệ sinh thái đưa khoa học bứt phá

Nhiều điểm đột pháTrong giai đoạn phát triển 2021-2030, tầm nhìn năm 2045, Đảng và Nhà nước ta đặt nhiều kỳ vọng vào vai trò nền tảng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, xem đây là “đột phá chiến lược”, “động lực chính” để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.Việt Nam phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có...

Nhiều ý kiến đóng góp dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

NDO - Ngày 7/2, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tọa đàm Góp ý dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo (dự thảo Luật). Đông đảo các chuyên gia, nhà khoa học, đại diện các cơ quan liên quan tham dự. Phát biểu khai mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ...

NASA phát hiện vành đai bức xạ mới của Trái Đất

(NLĐO) - Khi nghiên cứu một hiện tượng làm rung chuyển từ quyển Trái Đất hồi tháng 5-2024, vệ tinh CubeSat của NASA đã phát hiện cặp cấu trúc lạ. ...

Cảnh báo AI có thể phát triển ‘ý chí sinh tồn’, vượt kiểm soát của con người

Nhà khoa học máy tính hàng đầu Yoshua Bengio cảnh báo nếu mất kiểm soát với AI, 'loài người có thể biến mất trong 10 năm'. Ngày 7-2, một nhà khoa học máy tính hàng đầu đã lên tiếng cảnh báo về khả năng...

DeepSeek hút tài năng trẻ rời Thung lũng Silicon về Trung Quốc

Các kỹ sư trẻ Trung Quốc chi phí sinh hoạt thấp hơn tại quê nhà hấp dẫn. Về nước, họ được sống gần gia đình và cơ hội đảm nhận những vai trò quan trọng từ sớm trong sự nghiệp. Daniel Palomar, giáo sư...

Cùng chuyên mục

Rêu sa mạc có thể mở đường cho sự sống trên Sao Hỏa

Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc vừa giải mã thành công cơ chế chịu lạnh của Syntrichia caninervis - một loài rêu sa mạc có khả năng sống sót trong điều kiện khắc nghiệt và thậm chí có thể đóng vai trò quan trọng trong công cuộc “cải tạo Sao Hỏa” trong tương...

Elon Musk tuyên bố không định mua lại TikTok

Tỉ phú Elon Musk khẳng định không có ý định mua lại mảng kinh doanh của mang xã hội TikTok tại Mỹ, dù trước đó Tổng thống Trump đã gợi ý về khả năng này. Hãng tin AFP ngày 9-2 đưa tin tỉ phú...

Sao Hỏa từng dễ sống hơn Trái Đất ngày nay?

(NLĐO) - Cả Trái Đất và Sao Hỏa có thể đã bị những kẻ tấn công từ vũ trụ tước bỏ nhiều yếu tố thiết yếu cho sự sống. ...

Tái tạo quái vật “bay trong nước” 183 triệu năm trước

(NLĐO) - Các nhà khoa học đã tái hiện lại một con quái vật "lai" giữa khủng long, rắn, rùa... từ bộ xương hóa thạch dài tới 4,5 m được tìm thấy ở Đức. ...

3 đài thiên văn bắt được tia vô tuyến cực lạ từ quái vật 12,6 tỉ tuổi

(NLĐO) - Thứ được các nhà khoa học mô tả là "quái vật phản lực vô tuyến" dài tới 215.000 năm ánh sáng, đến từ một vật thể cổ đại vô cùng đáng sợ. ...

Mới nhất

Bình Định: Khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, gia đình chính sách

Ngày 9/2, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định phối hợp các huyện, thị xã, thành phố đồng loạt triển khai Lễ khởi công xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách người có công trên địa bàn tỉnh.Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị về chủ...

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục...

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Mới nhất