Trang chủDestinationsGia LaiĐak Pơ khẩn trương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi...

Đak Pơ khẩn trương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công | Báo Gia Lai điện tử



(GLO)- Huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai)đang tích cực vận động các hộ dân còn lại sớm nhận kinh phí đền bù để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công triển khai Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên.

Mặc dù đã nhiều lần làm việc với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua huyện Đak Pơ về phương án bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, cây trồng, nhà ở và vật kiến trúc nhưng ông Mai Thanh Nhựt (thôn An Sơn, xã Cư An) vẫn chưa đồng thuận.

Gia đình ông Nhựt thuộc diện bị thu hồi toàn bộ diện tích đất và nhà ở. Trong đó, diện tích đất ở bị thu hồi là 142 m2, có giá trị bồi thường trên 2,2 tỷ đồng và 44,7 m2 đất trồng cây lâu năm có giá trị bồi thường hơn 6,4 triệu đồng. Cùng với đó, gia đình ông còn được đền bù về nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng, chính sách hỗ trợ với tổng giá trị bồi thường hơn 2,7 tỷ đồng.

Đak Pơ khẩn trương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công ảnh 1

Nhiều hộ dân nằm trong khu vực tuyến tránh thị xã An Khê (đoạn qua huyện Đak Pơ) hiện đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ảnh: Phạm Ngọc

Ông Nhựt cho rằng, Hội đồng bồi thường của huyện chưa giải quyết thỏa đáng nên ông tiếp tục đề nghị xem xét việc đền bù nhà quán (phần cửa tiệm cho thuê đồ cưới và cũng là nơi vợ ông hành nghề trang điểm, làm nail); đồng thời nâng mức đền bù đối với phần đất trồng cây lâu năm của gia đình. Ngoài ra, phần đất của gia đình ông hơn 186 m2 (ngang 6 m x dài trên 30 m) nay bị Nhà nước thu hồi, giải tỏa trắng phải chuyển đi tìm nơi khác sinh sống.

“Với số tiền đền bù như hiện nay, gia đình tôi không đủ để mua đất, xây nhà. Do vậy, tôi đề nghị Hội đồng bồi thường của huyện xem xét bố trí diện tích đất tái định cư tương xứng để gia đình sớm ổn định cuộc sống. Ngoài ra, mức bồi thường mà Hội đồng bồi thường của huyện đưa ra là thấp, tôi đề nghị phải nâng giá đền bù đối với nhà ở, vật kiến trúc, phần đất trồng cây lâu năm của gia đình”-ông Nhựt cho hay.

Trong khi đó, đại diện cho hộ ông Nguyễn Minh Thuyết-bà Lê Thị Hồng, anh Nguyễn Quốc Vương (con trai ông Thuyết) cũng chưa thống nhất mức giá đền bù mà Hội đồng bồi thường của huyện đưa ra. Theo đó, hộ ông Thuyết đang sử dụng thửa đất số 183, tờ bản đồ số 2 có diện tích 1.311 m2 (đất ở nông thôn 400 m2; đất trồng cây lâu năm 911 m2) được huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2011.

Trên cơ sở kết quả đo đạc, tổng diện tích đất gia đình đang sử dụng hiện trạng là 1.229,9 m2 (giảm 81,1 m2 so với diện tích trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Trong đó, đất ở 400 m2, đất trồng cây lâu năm 829,9 m2. Tổng diện tích đất thu hồi của gia đình ông Thuyết là 741,3 m2, diện tích nằm trong hành lang an toàn đường bộ là 423,6 m2, diện tích còn lại (nằm ngoài hành lang an toàn đường bộ) là 65 m2.

Đối với 65 m2 đất còn lại không đảm bảo diện tích tối thiểu (70 m2) để xây dựng nhà ở nên theo đề nghị của gia đình và thống nhất của Ban Quản lý Dự án 2 (Bộ Giao thông-Vận tải), Hội đồng bồi thường của huyện đã để lại 104,5 m2 đất ở để gia đình xây dựng nhà ở. Như vậy, tổng diện tích thu hồi là 741,3 m2, giá trị bồi thường diện tích đối với 295,5 m2 đất ở bị thu hồi là hơn 4,6 tỷ đồng và 445,8 m2 đất trồng cây lâu năm là 63,9 triệu đồng. Cùng với giá trị bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc, cây trồng; hỗ trợ hoạt động kinh doanh; chính sách hỗ trợ, trợ cấp, gia đình ông được bồi thường tổng cộng 5,7 tỷ đồng.

Đak Pơ khẩn trương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công ảnh 2

Anh Nguyễn Quốc Vương (bên phải, thôn An Sơn, xã Cư An) trao đổi với P.V về diện tích đất của gia đình bị thu hồi. Ảnh: Phạm Ngọc

Tuy vậy, theo anh Vương, việc định giá, áp giá đền bù đối với đất trồng cây lâu năm là chưa thỏa đáng. “Gia đình tôi bị thu hồi 445,8 m2 đất trồng cây lâu năm tiếp giáp với quốc lộ 19 có giá trị thực tế rất cao nhưng đơn giá đền bù chỉ 143.487 đồng/m2. Mặt khác, đối với đất nông nghiệp, vườn ao gắn liền với đất ở trong cùng một thửa đất thì giá trị bồi thường phải tương đương từ 30 đến 70% so với giá trị của đất ở nhưng Hội đồng bồi thường vẫn áp mức giá chỉ 143.487 đồng/m2 so với giá đất ở là 15,6 triệu đồng/m2”-anh Vương chia sẻ.

Ngoài ra, anh Vương cũng đề nghị làm rõ phần diện tích đất đã bị giảm (81,1 m2 so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất); đồng thời xem xét lại việc chuyển đổi 100 m2 còn lại từ đất trồng cây lâu năm sang đất ở nhưng lại áp theo mức giá đền bù phần đất ở 1,6 tỷ đồng là chưa phù hợp.

Trao đổi về vấn đề này, ông Huỳnh Văn Hơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ, Chủ tịch Hội đồng bồi thường của huyện-cho biết: Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên đoạn qua huyện Đak Pơ có 2 đoạn tuyến. Trong đó, tuyến nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 đã bàn giao toàn bộ mặt bằng cho đơn vị thi công; tuyến tránh thị xã An Khê (đoạn qua huyện Đak Pơ) hiện đã bàn giao mặt bằng 1,9/2,1 km (đạt 90,5%).

Theo ông Hơn, đoạn tuyến tránh này có 93 hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đền bù, giải phóng mặt bằng. Đến nay, UBND huyện đã phê duyệt 10 phương án bồi thường cho 93 hộ dân, hiện đã chi trả 90/93 trường hợp, còn lại 3 hộ chưa nhận tiền. Trong đó, hộ ông Đặng Văn Thái-bà Lê Thị Thanh Thúy cơ bản thống nhất phương án bồi thường, Hội đồng bồi thường của huyện sẽ chi trả tiền.

“Riêng trường hợp hộ ông Nhựt và ông Thuyết có ý kiến về giá bồi thường đất trồng cây lâu năm thấp, Hội đồng bồi thường của huyện đã giải thích, tuyên truyền, vận động, gửi văn bản trả lời tất cả những đề nghị, thắc mắc của họ; đồng thời thông báo kết quả áp giá trị bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nhưng đến nay 2 gia đình này vẫn chưa thống nhất. Thời gian tới, nếu các hộ này vẫn tiếp tục chưa đồng thuận, huyện sẽ xây dựng phương án cưỡng chế để đảm bảo tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng bàn giao cho đơn vị thi công triển khai dự án”-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ nhấn mạnh.



Source link

Cùng chủ đề

Đường băng sân bay Quảng Trị vướng 3 hộ dân, nửa năm giải quyết không xong

Đường băng sân bay Quảng Trị dài 2,4km nhưng chỉ mới giải phóng mặt bằng được 1,5km. Đoạn còn lại vướng 3 hộ dân, nhưng người dân không chịu di dời vì chưa có khu tái định cư. Sân bay Quảng Trị do liên...

Rốt ráo giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Đồng Đăng

Dự án đường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có chiều dài 93,35 km, trong đó đoạn qua tỉnh Lạng Sơn dài 51,8 km, thuộc phạm vi 2 huyện Văn Lãng và Tràng Định. Hiện các địa phương này đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân bàn giao mặt bằng và Tràng Định có gần 100% người dân đồng thuận, bàn giao mặt bằng thực hiện dự án. Dự án đường...

Ma trận trụ điện, dây cáp sau khi mở rộng đường cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất

TPO - Dự án trọng điểm mở rộng đường Tân Kỳ Tân Quý (quận Tân Phú) chậm di dời hệ thống điện khiến nhiều trụ chắn ngang đường, cáp võng xuống đất ảnh hưởng người dân. 05/11/2024 | 13:15 TPO - Dự án trọng điểm mở...

Sẽ cưỡng chế thu hồi đất phục vụ thi công cao tốc Hòa Liên

Cần sớm gỡ vướng mặt bằng để tránh ảnh hưởng đến tiến độ là...

70 năm sau chiến thắng Đak Pơ, vẫn đau đáu tìm mộ 147 liệt sĩ

Tròn 70 năm kể từ chiến thắng Đak Pơ, nơi chôn cất 147 liệt sĩ Trung đoàn 96 sau trận đánh bi hùng tới nay vẫn còn là bí ẩn trong nỗi đau khôn nguôi của gia đình và đồng đội. Chiến sĩ Đội K52 Tỉnh đội Gia Lai cần mẫn đào bới hết vạt đồi này tới vạt đồi khác mong tìm thấy hài cốt liệt sĩ - Ảnh: TẤN LỰC Hàng loạt cuộc tìm kiếm được tổ chức với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Pleiku: Hơn 100 đại biểu tập huấn OCOP

(GLO)- Sáng 18-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tập huấn về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu là cán bộ, công chức quản lý Nhà nước của thành phố; đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất, kinh doanh và các xã, phường trên địa bàn.   Trong thời gian 1 ngày, các đại biểu được tư vấn và hỗ...

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024. Theo đó, toàn tỉnh có 18 sản phẩm của 7 chủ thể được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao đợt II-2024, thời gian công nhận 3 năm kể từ ngày...

TP. Pleiku đánh giá, phân hạng 22 sản phẩm OCOP năm 2024

(GLO)- Sáng 28-12, Phòng Kinh tế TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024. Đợt đánh giá, phân hạng lần này có 6 đơn vị tham gia với 22 sản phẩm thuộc các nhóm ngành thực phẩm, đồ uống, dược liệu và chế biến nông sản.   Toàn bộ các sản phẩm đều tham gia đánh giá phân hạng đạt tiêu chuẩn phân hạng OCOP 3 sao, với những mặt hàng tiêu biểu như: tổ yến...

Gia Lai: Sản phẩm OCOP chiếm ưu thế trong giỏ quà Tết

(GLO)- Thị trường giỏ quà Tết tại Gia Lai bắt đầu vào mùa cao điểm. Năm nay, các sản phẩm OCOP địa phương đã được các đơn vị sản xuất, nhà phân phối đưa vào các giỏ quà Tết một cách sáng tạo, độc đáo, mang đậm hương vị Tây Nguyên. Khác với những năm trước, thị trường quà Tết năm nay chứng kiến một sự thay đổi đáng kể trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng. Thay vì những món...

Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng: Điểm đến du lịch đẳng cấp quốc tế

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng không chỉ là "viên ngọc xanh" của Quảng Bình mà còn là điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch quốc tế. Với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hệ sinh thái đa dạng và các sản phẩm du lịch độc đáo, "Vương quốc hang động" Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - đã chinh phục hàng triệu du khách trong nước và quốc tế. Điểm đến lý thú Phong Nha -...

Bài đọc nhiều

Khởi tố 2 cán bộ, nhân viên liên quan đến việc đền bù tại dự án thủy lợi Ia Mơr | Báo Gia Lai...

(GLO)- Với việc cố tình lập danh sách sai đối tượng để được nhận bồi thường đất, hỗ trợ tái định cư tại dự án thủy lợi Ia Mơr, 2 cán bộ, nhân viên tại huyện Chư Prông đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai khởi tố, ra lệnh bắt tạm giam.

Sinh viên làm trà thảo mộc tiêu độc | Báo Gia Lai điện tử

Nhóm gồm 5 sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, là Phùng Võ Duy Khang, Phạm Thị Hương Giang, Nguyễn Phùng Thanh Ngân, Nguyễn Cao Thiên và Huỳnh Đông Hồ, sáng tạo và cho ra đời loại trà thảo mộc hòa tan tiêu độc.

Gia Lai: Hơn 44 ngàn học sinh được dạy bơi trong trường học | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Gia Lai, tính đến tháng 4-2023, toàn tỉnh có hơn 44 ngàn học sinh được tiếp cận với hoạt động bơi trong trường học, gồm 23.366 em ở bậc tiểu học, 16.984 em bậc THCS và 3.680 em bậc THPT.

Ôn lại truyền thống vẻ vang 82 năm của Đội TNTP Hồ Chí Minh | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Huyện đoàn, Hội đồng Đội huyện Chư Păh phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo huyện vừa tổ chức chương trình gặp mặt cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi nhân kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Hơn 30 vận động viên tham gia giải bơi thiếu nhi vui khỏe thị xã Ayun Pa | Báo Gia Lai điện tử

(GLO)- Sáng 1-6, tại hồ bơi Bin Ben (16 Trần Quốc Toản, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã diễn ra giải bơi thiếu nhi vui khỏe năm 2023. Giải có sự tham gia của hơn 30 vận động viên ở thị xã Ayun Pa thuộc lứa tuổi từ 9-15.

Cùng chuyên mục

Gia Lai – hội tụ và phát triển

Gia Lai được biết đến là cái nôi phát tích của lịch sử loài người với bề dày lịch sử, văn hóa lâu đời; một vùng đất trù phú với đất đỏ bazan cùng nhiều tài nguyên phong phú, đa dạng và khí hậu ôn hòa. Đây là những yếu tố để Gia Lai trở thành vùng đất mà cộng đồng các dân tộc Việt Nam quy tụ về đây và cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng quê...

8 điểm check in đẹp nhất ở Gia Lai

Biển Hồ (hồ T’Nưng) Được mệnh danh là “đôi mắt Pleiku”, Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía Tây Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Sở dĩ nơi đây có tên gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển. Biển Hồ được xem là một trong những hồ nước có vẻ đẹp tự nhiên...

Bạn có hẹn với Gia Lai tháng 11 này ?

Truyền hình Gia Lai Nguồn

Bài 4: Lan tỏa những giá trị đến cộng đồng (tiếp theo và hết) | Báo Gia Lai điện tử

Những năm gần đây, nhiều bảo vật quốc gia đã được đến với cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau: Trưng bày, triển lãm; tạo phiên bản thu nhỏ; ứng dụng công nghệ để giới thiệu, quảng bá… Song, trong 265 bảo vật, vẫn còn nhiều hiện vật "ngủ yên" trong bảo tàng, di tích, trong các bộ sưu tập tư nhân. Thậm chí, còn có những hiện vật phải dầm mưa, dãi nắng. Điều này đòi hỏi sự quan tâm, đầu tư hơn nữa để bảo vật quốc gia được bảo tồn, phát huy giá trị một cách bền vững.

Công đoàn Việt Nam là nền tảng chính trị, nền tảng xã hội quan trọng | Báo Gia Lai điện tử

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam ngày 28/7/1929 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của quá trình phát triển phong trào công nhân Việt Nam, tập hợp giai cấp công nhân đi dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng.

Mới nhất

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự...

Cáp treo Tây Ninh, lữ hành Vietravel, công viên Đầm Sen kinh doanh ra sao năm qua?

Nhiều công ty du lịch lữ hành trong năm qua ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm, có nơi thoái vốn ở các công ty con và giải thể hàng loạt chi nhánh, văn phòng đại diện. ...

Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích thiệt mạng trong cuộc đấu súng

(CLO) Ít nhất 31 phiến quân và hai lính biệt kích Ấn Độ thiệt mạng trong cuộc đấu súng dữ dội tại khu rừng rậm ở miền trung Ấn Độ vào...

Một giống nho mới, trông như ngón tay, ngon như hàng nhập khẩu chính thức được phép trồng đại trà tại Ninh Thuận

Theo thông tin từ TS.Phan Công Kiên, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển Nông nghiệp Nha Hố (Bộ Nông nghiệp và PTNT), giống nho NH04-102 chính thức...

Điều gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn phở gà mỗi ngày?

Ăn phở gà hằng ngày có thể mang lại cả lợi ích và tác hại, tùy thuộc vào khẩu phần, cách chế biến và tình trạng sức khỏe của từng người. ...

Mới nhất