Trang chủChính trịQuân sựĐại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh biết lắng nghe...

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh biết lắng nghe và quyết đoán


Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo, duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

Ngày 6.12.1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo, duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953-1954, đồng thời quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ

Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, đã giao cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyền quyết định xử lý chiến trường, “quyết trước, tâu sau”.

Và đây là một câu chuyện xảy ra giữa một người nói và một người nghe. Nói và nghe qua điện thoại, ngay giữa chiến trường.

Người nói là tướng Phạm Kiệt, một vị tướng nổi tiếng ngay thẳng quê Quảng Ngãi. Còn người nghe chính là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp.

Về tướng Phạm Kiệt, một người lãnh đạo chủ chốt của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ, một người cách mạng kiên trung, thì Bác Hồ đã từng nói với ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, rằng: “Chú Kiệt là người dám nói thẳng, nói thật… Bác cần nghe những thông tin như thế!”.

Trung tướng Phạm Kiệt

Trung tướng Phạm Kiệt

Ngày còn tại thế, trong cuộc hội thảo khoa học lịch sử Việt Nam về tướng Phạm Kiệt (trung tướng Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh, sinh ngày 10.1.1910 tại làng An Phú, nay thuộc thôn Minh Thành, xã Tịnh Minh, H.Sơn Tịnh, Quảng Ngãi; ông mất năm 1975), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư đến hội thảo.

Thư có đoạn viết: “Anh Kiệt đã đến tận nơi kiểm tra trận địa pháo binh, phát hiện sự nguy hiểm bố trí pháo binh dã chiến tại một địa bàn tương đối bằng phẳng… Bản thân tôi thì đang khẩn trương theo sát tình hình củng cố của địch và suy nghĩ về quyết định thay đổi phương châm. Chính lúc đó thì nhận được ý kiến của anh Phạm Kiệt phát biểu bằng điện thoại. Anh trình bày vắn tắt tình hình và là người duy nhất lúc đó đã đề nghị tôi xem xét lại kế hoạch “đánh nhanh” – “Anh Văn ạ, tôi ở đơn vị pháo đây, pháo triển khai bằng công sự dã chiến ở giữa cánh đồng, ban ngày bom đạn của địch chắc không thể trụ được. Đề nghị anh cân nhắc…”, “Chỉ có Kiệt mới dám nói câu đó!”.

Và chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới nghe và xác định ngay đó là một câu nói đúng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tình hình mặt trận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát tình hình mặt trận

Dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Quyết định cân não làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Phải hình dung, giữa chiến trường Điện Biên Phủ với địa hình vô cùng phức tạp, kéo được pháo vào trận địa là cả một kỳ công của bộ đội ta. Khi pháo đã yên vị vào trận địa, thì có một người nói, bố trí pháo ở trận địa lộ thiên như thế, ngay giữa đồng trống, là không được. Phải kéo pháo ra, và bố trí lại toàn bộ trận địa. Nhưng quan trọng hơn, câu nói còn hàm ý: chủ trương “đánh nhanh, thắng nhanh” lúc đó là không được. Phải thay đổi chủ trương thì mới mong chiến thắng. Đó là một chuyện cực lớn.

Cần phải biết, lúc đó, bên cạnh Bộ chỉ huy chiến dịch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sự hiện diện của những vị cố vấn Trung Quốc. Và “đánh nhanh, thắng nhanh” chính là tư vấn chiến lược mà các vị cố vấn Trung Quốc đã tư vấn cho Việt Nam.

Vào lúc đó, chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng rất băn khoăn về phương án tác chiến này, nhưng chưa thể quyết định phải thế nào. Thì vừa có câu nói ngay từ thực địa khi đi kiểm tra chiến trường của tướng Phạm Kiệt (Cục phó Cục Bảo vệ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ). Cần phải thay “đánh nhanh, thắng nhanh” thành “đánh chắc, tiến chắc”. Thay cả một phương án thực hiện chiến dịch trong điều kiện chiến dịch sắp diễn ra như thế là điều quá lớn.

Chính thời điểm nước sôi lửa bỏng ấy, chiến trường mới cần một vị Đại tướng Tổng tư lệnh.

Đầu tiên, là vị Tổng tư lệnh ấy phải biết lắng nghe. Và cái thứ hai, quan trọng hơn, là sau khi nghe, nếu thấy những tư vấn ấy là đúng, thì kiên quyết tìm biện pháp thực hiện.

Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp là người thực sự biết lắng nghe, lời “nói thẳng nói thật” từ một người cấp dưới của mình là tướng Phạm Kiệt. Và sau đó, Đại tướng đã có ngay quyết sách.

Dĩ nhiên, trong trường hoạt động cách mạng, thì “người tư vấn” Phạm Kiệt cũng chẳng thua ai. Ông tham gia hoạt động từ năm 1929, đã từng bị thực dân Pháp kết án chung thân và đày lên nhà đày Buôn Ma Thuột. Ông là người chỉ huy chủ chốt, phụ trách quân sự, của cuộc khởi nghĩa Ba Tơ lừng lẫy. Ông là người chỉ huy trực tiếp tham gia trận mạc suốt thời kháng chiến chống Pháp. Đó là người thực sự có kinh nghiệm chiến trường, có sự nhạy cảm quân sự rất cao.

Nhưng lời nói của tướng Phạm Kiệt vào lúc đó, dù rất đáng nghe, lại không phải dễ nghe. Và rất dễ trở thành một ý kiến đơn độc, “thiểu số” và không được suy xét, không được chấp nhận.

Nhưng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã nghe ra, đã nhận ra, và đã quyết thay đổi hẳn phương châm tác chiến. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp từng nhớ lại: “Ngày hôm đó (tức ngày 26.1.1954), tôi đã đạt được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình, đó là quyết định thay đổi phương châm tác chiến: Từ đánh nhanh, thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc”. Từ dự kiến trận đánh chỉ diễn ra trong 2 đêm 3 ngày đến một chiến dịch gian khổ, kiên trì, lầm lì, bền gan, nhưng vững chắc, diễn ra trong 54 ngày. Và toàn thắng”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh biết lắng nghe và quyết đoán- Ảnh 4.

Nhân dân Mường Phăng tặng quà cho chiến sĩ sau chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã phải trả bằng sự hy sinh xương máu của nhiều chiến sĩ, dân công hỏa tuyến. Những ngọn đồi cứ điểm của quân Pháp như đồi A1, Him Lam, Độc Lập… là nơi nằm lại của bao người con ưu tú đất Việt.

Nhưng, chúng ta đã chiến thắng.

Bây giờ ngồi ngẫm lại, nếu hồi ấy đội quân của ông Giáp cứ thực hiện phương án tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” thì sẽ ra sao? May sao, chúng ta đã có một vị Tổng tư lệnh biết lắng nghe “lời nói phải”, và biết quyết đoán một cách mãnh liệt.

Nhân dân Việt Nam biết ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp vì quyết định cực sáng suốt này. Và xin biết ơn vị tướng đã đưa ra lời tư vấn tuyệt vời đó: Tướng Phạm Kiệt. Quyết định ấy đã bớt đi rất nhiều xương máu cho con em nhân dân, mà chiến dịch vẫn thắng lợi.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-tuong-vo-nguyen-giap-nguoi-biet-lang-nghe-va-quyet-doan-185240507001915545.htm

Cùng chủ đề

Ai là nữ giáo sư Toán học đầu tiên của Việt Nam?

Bà là phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam bảo vệ thành công luận án tiến sÄ© quốc gia về Toán học ở Paris (Pháp). Người được nhắc đến chính là giáo sư, tiến sĩ khoa học, nhà giáo nhân dân Hoàng Xuân Sính.Nữ giáo sư Hoàng Xuân Sính sinh ngày 5/9/1933, quê làng Cót, Từ Liêm (nay là phường Yên Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội). Sinh ra ở thời kì đất nước còn chiến tranh và nhiều khó khăn,...

Đề cao trách nhiệm, đổi mới trong tư duy

Knhtedothi - Trong thời gian qua, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cấp ủy, chính quyền các cấp tại TP Hà Nội đã đề cao trách nhiệm, vào cuộc tích cực, kịp thời trong thực hiện các nhiệm vụ, từ đó góp phần thúc đẩy Thủ đô ngày càng phát triển nhanh và bền vững. Lan tỏa tinh thần trách nhiệm Thực hiện lời dạy của Bác về trách nhiệm người đảng viên, cấp ủy các cấp...

Thạc sỹ Vật lý đầu tiên của Việt Nam từng từ chối làm Bộ trưởng Giáo dục

Từng được Bác Hồ giao chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục nhưng thạc sÄ© Vật lý đầu tiên cá»§a Việt Nam từ chối, sau đó tiến cá»­ GS.TS Nguyễn Văn Huyên. Ông là vị giáo sư hàng đầu Việt Nam một thời - Ngụy Như Kon Tum (1913 - 1991).GS Ngụy Như Kon Tum người gốc Huế nhưng sinh ra và lớn lên tại Kon Tum. Bố là cụ Ngụy Như Bích - chủ sự bưu điện, thầy thuốc có tiếng,...

Đổi mới công tác đào tạo cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ phát triển Thủ đô

Kinhtedothi - Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác cán bộ trong tình hình mới, TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó lấy công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp trung tâm. Thành phố cũng đề ra những định hướng cụ thể và toàn diện để đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong “kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Xây dựng đội...

Bút tích đặc biệt trên lá cờ giải phóng cắm nóc Sở chỉ huy địch Chiến dịch Tây Nguyên

Lá cờ giải phóng được cắm trên nóc Sở Chỉ huy địch trong Chiến dịch Tây Nguyên 1975 là ká»· vật thiêng liêng, niềm tá»± hào sâu sắc cá»§a lịch sá»­ nước nhà. 50 năm về trước, trong đội hình của Đại đoàn 316, Trung đoàn 98 (khi ấy mang phiên hiệu Trung đoàn 149 - Đoàn Bắc Thái) khi hoàn thành nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn Lào được lệnh tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa quỹ đạo của châu Âu rơi và phát nổ sau khi phóng

Tên lửa Spectrum phóng lên thất bại trong thử nghiệm vốn được trông đợi sẽ là bước tiến mới của châu Âu trong lĩnh vực không gian. ...

Israel quyết gây áp lực với Hamas, triển khai kế hoạch của ông Trump ở Gaza

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nội các Israel đồng ý gia tăng áp lực với Hamas, đồng thời tuyên bố nỗ lực thực hiện kế hoạch của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc khuyến khích người dân Dải Gaza 'di...

Bài đọc nhiều

Phát huy dân chủ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị trung tâm

Những năm qua, Đảng ủy quân sự, Bộ CHQS tỉnh Hải Dương luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở (QCDCCS)... góp phần quan trọng vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về...

Đưa quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô La Habana (Cuba) lên tầm cao mới

Ngày 9-6, Đoàn đại biểu cấp cao do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng làm Trưởng đoàn đã có cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Thành ủy La Habana (Cuba) do Bí thư thứ Nhất Thành ủy Luis Antonio Torres Iríbar làm Trưởng đoàn, nhân chuyến thăm Việt Nam từ ngày...

Hôm nay (1-6), Quốc hội tiếp tục thảo luận về kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước

Theo chương trình làm việc, hôm nay, ngày 1-6, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước. Chương trình...

Những đại đội bộ binh thép trên biên giới Đắk Lắk

 Cùng với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, phối hợp với lực lượng khác bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, các đơn vị này còn thực hiện hiệu quả công tác cứu nạn cứu hộ, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, hỗ trợ an sinh xã hội. ...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Cảng Đà Nẵng – Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 – Tổng công ty Hàng hải Việt Nam-VIMC

26/04/25 9:53 AM Ngày 24/4/2025, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet đã tổ chức Lễ công bố và vinh danh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam (FAT500) và Top 50 Doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2025 (Top 50 Vietnam The Best Growth), Công ty...

Bất ngờ một mạnh thường quân mua logo tiền thưởng tặng em nhỏ mồ côi trong chương trình “Mái ấm gia đình Việt”

Trong một chương trình thiện nguyện, Lâm Vỹ Dạ – Hứa Minh Đạt và...

Quảng Ngãi tập trung xử lý dứt điểm những kiến nghị của Hòa Phát để đảm bảo tiến độ dự án

Chiều 25/4/2025, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức cuộc họp nhằm giải quyết những kiến nghị của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất về những khó khăn vướng mắc trong thực hiện các dự án trên địa bàn, trong đó có dự án sản xuất ray thép và thép đặc biệt của Tập đoàn Hòa...

VOSCO nhận bàn giao tàu hàng rời VOSCO SUNLIGHT

25/04/25 4:53 PM Ngày 23/4/2025, tại Singapore, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Việt Nam (VOSCO) đã chính thức tiếp nhận tàu hàng rời Vosco Sunlight (tên cũ là Teleri-M). Đây tiếp tục là một bước đi quan trọng trong chiến lược mở rộng đội tàu và nâng cao năng lực vận tải của VOSCO trong năm 2025. Vosco Sunlight là...

VIGLACERA ĐẠT ĐÁNH GIÁ SMETA 4 VÀO NGÀY 31/03/2025 – Tổng công ty Viglacera

Viglacera, thương hiệu hàng đầu trong ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam, tự hào thông báo hiện nhiều nhà máy trong chuỗi sản xuất của mình đã hoàn thành thành công đánh giá SMETA 4 – tiêu chuẩn kiểm toán đạo đức thương mại uy tín toàn cầu do Sedex thiết lập. Đây là một cột...

Mới nhất