Trang chủChính trịChủ quyềnĐại tướng Võ Nguyên Giáp và tầm nhìn về biển, đảo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tầm nhìn về biển, đảo

Sau 35 năm đổi mới đất nước, tầm nhìn, tư duy chiến lược về giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn còn nguyên giá trị lịch sử, thời đại

Sinh thời, bằng tấm lòng và bộ óc mẫn tiệp, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn đặc biệt quan tâm tới biển, đảo. Xuất thân là thầy giáo dạy sử – địa, Đại tướng hiểu sâu sắc tầm quan trọng chiến lược của biển – đảo, cả về quốc phòng và kinh tế.

Tài điều binh khiển tướng

Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột tháng 3-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ nhìn ra thời cơ chiến lược giải phóng hoàn toàn miền Nam mà ông còn nghĩ ngay đến việc giải phóng các hòn đảo trên biển Đông. Đại tướng đã kiến nghị với Bộ Chính trị: “Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ”. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25-3-1975.

Khó khăn của bên ta lúc bấy giờ là lực lượng Hải quân còn nhỏ bé, làm thế nào để hành động thần tốc, táo bạo, bất ngờ trên biển là thách thức lớn. Ngày 2-4-1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ thị cho ông Lê Trọng Tấn, lúc đó là Phó Tư lệnh chiến dịch Hồ Chí Minh kiêm Tư lệnh cánh quân phía Đông, phải nắm lực lượng ở Khu 5 và Hải quân để tổ chức tiến công giải phóng các đảo, đặc biệt là quần đảo Trường Sa.

Lúc này, ở khu vực Trường Sa có Hạm đội 7 của Mỹ và nhiều nước khác hoạt động. Hải quân ngụy cũng được trang bị tàu lớn. Do đó, đòi hỏi khâu tiến công phải hết sức mưu trí, sáng tạo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu điều ngay Sở chỉ huy tiền phương của Bộ Tư lệnh Hải quân vào Đà Nẵng, tham gia tiếp quản căn cứ hải quân ngụy mà ta vừa giải phóng, chuẩn bị sẵn sàng để giải phóng các đảo.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tầm nhìn về biển, đảo - Ảnh 1.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát trên biển năm 1973 Ảnh: TƯ LIỆU

Trước đó, ngày 30-3-1975, Quân ủy Trung ương đã điện cho các ông Chu Huy Mân (lúc này là Chính ủy kiêm Tư lệnh Khu 5, Chính ủy Chiến dịch Huế – Đà Nẵng), Võ Chí Công (Bí thư Khu ủy Khu 5 kiêm Chính ủy Quân khu 5): “Theo chỉ thị của Bộ Chính trị, Thường vụ giao cho Khu ủy và Bộ Tư lệnh B1 (phụ trách từ Khánh Hòa đến vĩ tuyến 17) nhiệm vụ nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện gấp rút nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo hiện do quân ngụy chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam”. Ngày 9-4-1975, Quân ủy Trung ương đã điện tối khẩn cho ông Chu Huy Mân và ông Võ Chí Công: “Có tin quân ngụy chuẩn bị rút khỏi Trường Sa. Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước đang có ý đồ xâm chiếm”.

Nhận được lệnh, các tàu Hải quân và lực lượng thuộc Khu 5 đã giả danh tàu đánh cá, xuất phát ra Trường Sa. Ngày 14-4-1975, chỉ sau hơn một giờ chiến đấu, quân ta giải phóng đảo Song Tử Tây. Sau đó, giải phóng lần lượt các đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn… Ngày 28-4-1975, đảo An Bang được thu hồi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng Trường Sa.

Việc giải phóng Trường Sa một cách thần tốc, trước khi giải phóng hoàn toàn miền Nam không chỉ chứng tỏ tài điều binh khiển tướng, sự nhạy bén của Đại tướng Võ Nguyên Giáp mà còn chứng tỏ Đại tướng đánh giá rất cao vai trò của biển, đảo đối với nước ta ngay ở giai đoạn đó.

Tư duy mở đường làm kinh tế biển

Sau ngày đất nước hòa bình, thống nhất, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn trăn trở việc mở đường ra biển làm kinh tế biển, đảo, đặc biệt kết hợp quốc phòng với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, giữ vững chủ quyền biển, đảo quốc gia. Đại tướng đã kiến nghị Chính phủ, Quốc hội sớm thành lập đơn vị hành chính hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Ngày 9-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ký Quyết định số 193/HĐBT thành lập hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Huyện Trường Sa hiện nay thuộc tỉnh Khánh Hòa, còn huyện Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng.

Năm 1977, trên cương vị Phó Thủ tướng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất một chiến lược mang tính đột phá về khoa học biển và kinh tế miền biển. Về hướng khai thác kinh tế biển, Đại tướng chỉ ra những vấn đề vượt thời gian: “Việc khai thác dầu khí ngoài biển Việt Nam đã là chuyện trước mắt. Việc sử dụng năng lượng thủy triều ở bờ biển nước ta cũng phải đặt ra rồi. Độ chênh lệch của thủy triều nước ta chứa đựng một tiềm năng quan trọng về năng lượng là rất quý. Có thể có những kiểu máy điện thủy triều được không? Các đồng chí vật lý biển phải trả lời vấn đề này, ngành cơ khí phải đi trước một bước”…

Trong chỉ đạo phát triển kinh tế biển, Đại tướng đã có những chỉ đạo chiến lược rất sâu sắc. Đó là kinh tế vùng biển phải từ đất liền và phát triển ra biển và các hải đảo. Đưa dân ra làm kinh tế biển đảo, vừa cải thiện được đời sống của dân, vừa có lực lượng để thực hiện quốc phòng toàn dân, để giữ vững chủ quyền biển, đảo.

Năm 1985, một năm trước đổi mới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề ra Chiến lược làm chủ biển với nội dung toàn diện và cụ thể. Ông nhắc lại nhiều lần: “Phải đặc biệt chú trọng kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh… Việc phân bố lực lượng sản xuất, phân bố lại lao động, phát triển kinh tế biển của các ngành, các địa phương phải theo sự bố trí chiến lược thống nhất, nhằm làm chủ cả về kinh tế và quốc phòng…”.

Cho đến nay, sau 35 năm đổi mới đất nước, những vấn đề đặt ra trong chiến lược này tiếp tục Đảng và nhà nước ta vận dụng. Chiến lược này là minh chứng lịch sử làm sáng rõ tư duy khoa học và tầm nhìn chiến lược của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về biển, đảo Tổ quốc. 

Nhắc nhở con cháu muôn đời sau

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25-8-1911, mất ngày 4-10-2013. Nơi yên nghỉ ngàn thu của Đại tướng trên núi Thọ, mũi Rồng thuộc vùng biển Vũng Chùa – Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), hướng ra biển là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đại tướng muốn nhắc nhở chúng ta, con cháu muôn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc.



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/dai-tuong-vo-nguyen-giap-va-tam-nhin-ve-bien-dao-20210819195210703.htm

Cùng chủ đề

Ưu đãi lãi suất vay mua nhà: Chưa đủ!

Các ngân hàng liên tục tung gói ưu đãi lãi suất vay mua nhà ngay từ đầu năm nhưng giá nhà quá cao đang là rào cản ...

Mỗi cán bộ, công chức thôi việc do sắp xếp được hỗ trợ thêm tối đa 1,1 tỉ đồng

(NLĐO)- Cộng với mức hỗ trợ theo Nghị định 178/2024, mỗi cán bộ, công chức TP HCM khi thôi việc do sắp xếp có thể nhận hỗ trợ tối đa 2,7 tỉ đồng. ...

Nhiều trường đại học dừng xét học bạ

Do việc xét học bạ khi tuyển sinh đại học (ĐH) không có thang đo chung nên nhiều trường dừng xét tuyển theo phương thức này. ...

Chuyến đi đáng nhớ

36 năm trôi qua từ lần chuyển hàng chi viện ra đảo, Trường Sa đang đổi thay từng ngày. ...

F88 ghi nhận 351 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2024

Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa công bố lợi nhuận hợp nhất sau thuế cao nhất kể từ khi công ty được thành lập đến nay ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Việt Nam – Campuchia

(NLĐO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp làm việc với Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone tại TP HCM. ...

Hạn chế xe lưu thông qua cầu Đồng Nai cũ từ 0

(NLĐO) - Khu Quản lý đường bộ IV (Cục Đường bộ Việt Nam) cho hay đơn vị đang triển khai công tác kiểm định cầu Đồng Nai cũ theo hướng từ TP HCM đi Đồng Nai. ...

Trần Thịnh: Câu chuyện kinh doanh từ: “Điện thoại giá rẻ đến thương hiệu Bông Store” | Doanh nhân | Tài Chính

Cửa hàng đầu tiên của tôi khai sinh vào năm 2015 với tên Điện thoại giá rẻ, vì khi đó tôi tập trung vào những dòng điện thoại bình dân dễ tiếp cận. Theo Trần Thịnh: "Năm 2009, khi còn là học sinh cấp 3, tôi đã...

Tỉnh Quảng Ngãi tặng bằng khen cho 2 nữ doanh nhân nổi tiếng

(NLĐO) - 2 nữ doanh nhân nổi tiếng quê Quảng Ngãi vừa được UBND tỉnh Quảng Ngãi tặng bằng khen. ...

CEO lương hưu cao nhất Việt Nam nêu 3 hạn chế của sinh viên

(NLĐO) - Hệ thống đào tạo của Việt Nam có tiềm năng đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao, nếu có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa đại học (ĐH) - doanh nghiệp. ...

Bài đọc nhiều

Ngọn “ánh dương” bất khuất

"Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ, chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn... " (trích "Khúc hát sông quê"). ...

Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho gần 200 cán bộ, Đảng viên. ...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, tuyên truyền, xua đuổi gần 450 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam ...

Hải quân Việt Nam-Campuchia tuần tra chung trên biển

Sáng 27/9, Tàu 265, Lữ đoàn 175, Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam đã cập quân cảng Vùng 5 (Kiên Giang), kết thúc tốt đẹp chuyến tuần tra chung lần thứ 76 với Tàu 1144, Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia.

Cuộc đàm phán tới 2 giờ sáng về biên giới đất liền Việt – Trung

"Chúng tôi nâng cốc chúc mừng mà rưng rưng nước mắt nghĩ tới biết bao hy sinh của đồng bào, chiến sĩ để có được đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc hòa bình hôm nay". Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, nhớ lại cảm xúc vào thời điểm Việt Nam - Trung Quốc hoàn thành đàm phán phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền...

Cùng chuyên mục

Cảnh sát biển ở Phú Quốc bắt vụ vận chuyển hơn 100 tấn phân bón

(NLĐO) – Làm việc với Cảnh sát biển ở Phú Quốc, thuyền trưởng không trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hơn 100 tấn phân bón ...

Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

(NLĐO) - Chính uỷ Vùng Cảnh sát biển 2 quán triệt kết quả Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cho gần 200 cán bộ, Đảng viên. ...

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiểm tra tại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2

(NLĐO) - Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 chỉ đạo các lực lượng tăng cường tuần tra, tuyên truyền, xua đuổi gần 450 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam ...

Chuyến đi đáng nhớ

36 năm trôi qua từ lần chuyển hàng chi viện ra đảo, Trường Sa đang đổi thay từng ngày. ...

Cảnh sát biển vì một “đảo ngọc” Phú Quốc ngày càng xanh

(NLĐO) – Cảnh sát biển chung tay bảo vệ môi trường biển, vì một “đảo ngọc” Phú Quốc ngày càng xanh, sạch, đẹp và văn minh ...

Mới nhất

Đẩy mạnh hợp tác sẽ tạo ra những sản phẩm truyền hình mang bản sắc riêng

(CLO) Chiều ngày 22/2, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả hợp tác giữa các Đài PT-TH Duyên...

Kết nối chặt chẽ doanh nghiệp và đại học, sinh viên sẽ sớm tiếp cận thực tế công việc

Chiều 22-2, Đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức tọa đàm "Liên kết đại học - địa phương - doanh nghiệp: Hợp lực vì sự phát triển kinh tế và xã hội", với sự tham gia của nhiều lãnh đạo bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp và...

Tăng cường đoàn kết, gia tăng hiệu quả hợp tác, kết nối Việt Nam-Lào-Campuchia

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc gặp cấp cao với Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Hun Sen và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith. ...

Khen thưởng 12 học sinh đoạt giải Nhất kỳ thi chọn HSG Quốc gia

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh đoạt giải Nhất trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 – 2025. Sáng 11/2, tại phiên họp thường kỳ của UBND tỉnh Bắc Ninh, ông Vương Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh khen thưởng 12 em học sinh có thành...

Vắc-xin phòng bệnh tay chân miệng sắp về Việt Nam

Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới 90,7 triệu USD mỗi năm. Một ca điều trị thông thường mất khoảng 400 USD, còn ca nặng có thể lên đến 1.400 USD. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí điều trị bệnh tay chân miệng tại Việt Nam lên tới...

Mới nhất