Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển...

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia

Tại hội thảo Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành đại học quốc gia (1994 – 2024), Đại học Huế kiến nghị T.Ư sớm tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia.

Ngày 1.11, nhân kỷ niệm 30 năm tái lập (1994 – 2024), Đại học Huế tổ chức tọa đàm gặp mặt thế hệ lãnh đạo qua các thời kỳ và hội thảo về tiến trình xây dựng, phát triển thành đại học quốc gia.

Một trong 3 đại học vùng của cả nước

Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, cho biết Đại học Huế tiền thân là Viện đại học Huế, thành lập vào tháng 3.1957 và được tổ chức lại vào năm 1994 theo Nghị định số 30/CP ngày 4.4.1994 của Chính phủ, là một trong 3 đại học vùng của cả nước, là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, “thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước”.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 1.

PGS-TS Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, phát biểu tại hội thảo

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Năm 2024, khi Tổ chức QS Quacquarelli Symonds công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới năm 2025 (QS WUR 2025), Đại học Huế lần đầu tiên có tên trong danh sách ở vị trí đồng hạng 1.201-1.400. Đây là một cột mốc mới cho Đại học Huế trong quá trình phấn đấu để được ghi tên vào các bảng xếp hạng đại học uy tín toàn cầu.

Tổ chức US News & World Report (Mỹ) cũng đã công bố bảng xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học tốt nhất toàn cầu 2024 – 2025 (2024-2025 Best Global Universities Rankings), và lần đầu tiên Đại học Huế xuất hiện trong bảng xếp hạng này cùng với 8 cơ sở giáo dục đại học khác của Việt Nam. Cụ thể, Đại học Huế tiếp tục duy trì vị trí 1.501+ thế giới, và là một trong 6 cơ sở giáo dục đại học tốt nhất Việt Nam.

Kiến nghị T.Ư tháo gỡ vướng mắc

Cũng theo PGS-TS Lê Anh Phương, định hướng phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia đã được khẳng định tại Kết luận 48-KL/TW ngày 25.5.2009 của Bộ Chính trị. Tiếp đó, Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10.12.2019 của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định: “Xây dựng trung tâm giáo dục – đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao trên cơ sở phát triển Đại học Huế trở thành đại học quốc gia, phấn đấu nằm trong tốp 300 các trường đại học hàng đầu châu Á”.

Trong các Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 3.11.2022 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27.5.2020 của Chính phủ đều khẳng định chủ trương xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia. Đó là những cơ sở chính trị và pháp lý vững chắc để phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Bên cạnh đó, truyền thống, vị thế, vai trò, quy mô, chất lượng của Đại học Huế cũng mang tầm vóc của một cơ sở giáo dục quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng Đại học Huế trở thành đại học quốc gia đang gặp nhiều khó khăn. Trong đó, hệ thống văn bản pháp luật quy định về cơ chế tự chủ chưa đồng bộ; thiếu hành lang pháp lý để thực hiện cơ chế đặt hàng của Nhà nước đối với các đơn vị tự chủ; đầu tư công giảm mạnh do ngân sách thâm hụt, cơ sở học tập và nghiên cứu thiếu và chưa tiên tiến, trong khi đòi hỏi của xã hội là công nghệ mới, hiện đại, chất lượng đào tạo cao…

Vì vậy, Đại học Huế kiến nghị Quốc hội sớm ban hành luật Sửa đổi, bổ sung luật Ngân sách, luật Đầu tư công, luật Tài sản công, luật Cán bộ, công chức, viên chức, luật Nhà giáo nhằm tạo sự đồng bộ về cơ sở pháp lý để thực hiện cơ chế tự chủ đại học.

Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở đào tạo giáo viên thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, giúp Đại học Huế có đủ cơ sở pháp lý để trình các cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia.

Đại học Huế kiến nghị tháo gỡ vướng mắc để phát triển thành đại học quốc gia- Ảnh 3.

PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, PGS-TS Phan Thanh Bình, nguyên Giám đốc Đại học quốc gia TP.HCM, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Quốc hội, cho rằng Đại học Huế có đủ tiềm năng, lợi thế và nền tảng để phát triển thành đại học quốc gia. Tuy nhiên, tiến trình này nếu có sự hỗ trợ từ Chính phủ, cộng đồng quốc tế.

Theo ông Bình, Đại học Huế có thể vươn lên trở thành trung tâm giáo dục hàng đầu, không chỉ miền Trung mà còn trên toàn quốc và quốc tế.

“Đại học Huế với thuận lợi về địa bàn của kinh đô Huế, với bề dày truyền thống, các điều kiện về nhân lực, nguồn lực, hoạt động có những thuận lợi cơ bản, tiền đề để trở thành đại học quốc gia, tuy nhiên cần tương tác, phối hợp trong khu vực để xây dựng một đại học quốc gia, một hệ thống đại học là một phương án có thể cân nhắc”, PGS-TS Phan Thanh Bình gợi mở.

Trong 30 năm tái lập, Đại học Huế đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, trở thành một trong những nơi đào tạo nhân lực quan trọng, phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực của cả nước. Cụ thể, đào tạo và cấp bằng cho khoảng 320.265 bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, cử nhân, gần 24.230 thạc sĩ và gần 700 tiến sĩ.

Đại học Huế hiện có 3.647 viên chức và lao động, trong đó có 214 giáo sư, phó giáo sư, 807 tiến sĩ, 1.526 thạc sĩ, 38 giáo sư danh dự người nước ngoài; tăng hơn 9 lần so với năm 1994.

Năm 2024, Đại học Huế có 153 ngành đào tạo đại học, 108 ngành đào tạo thạc sĩ, 58 ngành đào tạo tiến sĩ, 63 ngành đào tạo bác sĩ chuyên khoa I và II, 12 ngành đào tạo bác sĩ nội trú.




Nguồn: https://thanhnien.vn/dai-hoc-hue-kien-nghi-thao-go-vuong-mac-de-phat-trien-thanh-dai-hoc-quoc-gia-185241101172248729.htm

Cùng chủ đề

Tiếp tục xét tuyển học bạ một số ngành

TPO - Trong 6 phương thức tuyển sinh năm 2025, Đại học Huế tiếp tục xét tuyển sử dụng kết quả điểm học bạ cho một số ngành đào tạo, xét tuyển sử dụng kết quả của kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông… TPO - Trong 6 phương thức tuyển sinh năm 2025, Đại học Huế tiếp tục xét tuyển sử dụng kết quả điểm học bạ cho một số ngành đào tạo, xét tuyển...

Giám đốc Đại học Huế chiếm đoạt của sinh viên hơn 2,6 tỉ đồng

Khi còn giữ chức vụ hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Huế, ông Lê Anh Phương (giám đốc Đại học Huế) cùng cấp dưới đã chiếm đoạt của sinh viên hơn 2,6 tỉ đồng. Chiều 18-1, Công an TP Huế đã có thông...

Giám đốc Đại học Huế bị bắt liên quan vụ chiếm đoạt hơn 2,6 tỉ đồng

Liên quan đến vụ ông Lê Anh Phương (Giám đốc Đại học Huế) bị bắt, Công an TP.Huế thông tin ông Phương đã cùng đồng phạm vượt quá chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn để 'chiếm đoạt tài sản' của sinh viên số...

Bắt Giám đốc Đại học Huế, khám xét trụ sở làm việc và nhà riêng

Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế, bị bắt giữ do liên quan đến sai phạm thời điểm giữ chức Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế. ...

Giám đốc Đại học Huế bị bắt

Ông Lê Anh Phương, giám đốc Đại học Huế vừa bị Công an TP Huế khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ. Ngày 18-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Làm mới tủ đồ từ 5 gợi ý đơn giản nhưng sang xịn

Hãy áp dụng những gợi ý này để làm mới tủ đồ hiệu quả bởi vì đây cũng...

Chìm tàu cá ngoài khơi Hàn Quốc, có thuyền viên Việt Nam

Báo Korea Times ngày 9.2 thông báo một tàu cá chở 14 thuyền viên chìm ngoài khơi bờ biển phía nam Hàn Quốc, khiến ít nhất 4 người chết và 6 người mất tích. ...

Bài đọc nhiều

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Thư gửi loài người từ đại dương

Tôi là đại dương, một phần quan trọng của hành tinh xanh. Nhưng giờ đây, tôi đang phải đối mặt với những mối nguy hiểm nghiêm trọng. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the ocean. Write a...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Tôi là đại dương

VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên...

Cả bốn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia đều chịu thua bài toán lớp 5

Câu đố của chÆ°Æ¡ng trình Đường lên đỉnh Olympia này chắc chắn sẽ khiến nhiều người phải bó tay. Câu đố trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia với nội dung như sau: "Một con cá có đuôi nặng 150 gam, đầu cá nặng bằng đuôi cộng nửa thân, thân nặng bằng đầu cộng đuôi. Hỏi con cá nặng bao nhiêu gam?"Thí sinh Tấn Sang đối diện với câu hỏi trên đã cho đáp án là 400 gam nhưng không...

Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54: Lời thủ thỉ của đại dương

Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 54 đã được khởi động. VietNamNet xin giới thiệu bài mẫu viết thư lần này với chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương". Năm 2025, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề: “Tưởng tượng bạn là đại dương. Hãy viết một bức thư cho ai đó, giải thích lý do và cách họ nên làm để chăm sóc, bảo vệ bạn thật tốt”. Tiếng Anh là: “Imagine you are the...

Sau Tết, giáo viên Lâm Đồng vẫn ngóng tiền thưởng theo nghị định 73

Đã qua Tết, giáo viên tại Lâm Đồng vẫn ngóng chờ tiền thưởng theo nghị định 73. Nhiều giáo viên nóng ruột vì các tỉnh thành khác đã chi thưởng cho giáo viên trước Tết. Ông Nguyễn Ngọc Nhi - giám đốc Sở Tài...

Cùng chuyên mục

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy định học sinh có được nghỉ học không? ...

Trao trả túi đồ cho khách Tây bị thất lạc ở Quảng Trị

Nhặt được túi đồ bên trong chứa tiền, máy móc thiết bị và đồ dùng cá nhân, một người dân đã nhanh chóng giao cho công an xã để tìm người đánh rơi. ...

Năm 2025, trường chất lượng cao tuyển sinh lớp 6 ra sao?

Quy định chỉ xét tuyển vào lớp 6 được kỳ vọng giảm áp lực cho học sinh tuy nhiên, các trường còn băn khoăn cho rằng sẽ khó tuyển được học sinh đáp ứng yêu cầu. Từ ngày 14/2, Thông...

Lĩnh vực giáo dục bất ngờ được nhiều tỷ phú Trung Quốc ưa chuộng đầu tư, vì sao vậy?

Thay vì các kênh đầu tư truyền thống, ngày càng có nhiều tỷ phú Trung Quốc lựa chọn bỏ vốn vào ngành giáo dục. Theo các chuyên gia kinh tế, đây đang là kênh đầu tư hiệu quả và thông minh, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nỗ lực thúc đẩy nội lực trong một loạt ngành kinh tế công nghệ cao.

Nữ sinh viên mất tích trước Tết đã về đến TP.HCM

Nữ sinh viên năm 4 Đại học Kinh tế TP.HCM bất ngờ mất tích từ trước Tết, vừa về đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) sáng nay 9-2. Người mất tích là Lìu Ngọc Hằng, 22 tuổi, sinh viên năm 4 khóa 47...

Mới nhất

Sáng mai (10/2) trời rét bao nhiêu độ, học sinh có được nghỉ học không?

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc đang trải qua đợt không khí lạnh. Sáng mai, 10/2, trời rét bao nhiêu độ và theo quy...

Chỉ trong 1 tháng, cà phê xuất khẩu đạt mức kỷ lục, lần đầu vượt rau quả, thủy sản

Giá cà phê tháng 1 tăng hơn 78% so với cùng kỳ năm 2024, đẩy cà phê xuất khẩu lên 763 triệu USD, mức kỷ lục lịch sử chỉ trong 30 ngày. ...

Sau Tết, lãi suất nhiều ngân hàng biến động trái chiều

Ngay trong tuần làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất tại nhiều ngân hàng đã có những biến động trái chiều. Trong khi một số ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất để thu hút dòng tiền nhàn rỗi, nhiều đơn vị khác lại giảm nhẹ nhằm tối ưu chi phí vốn.

Tạo sự chủ động hơn cho các địa phương

Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, theo TS Nguyễn Đức Kiên - nguyên Tổ trưởng Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, việc mở rộng áp dụng các cơ chế chính sách đặc thù như tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập, tăng cường phân cấp phân quyền về các địa phương hay...

Mới nhất