Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại học đau đầu vì đất, khó tìm cho đủ để đạt...

Đại học đau đầu vì đất, khó tìm cho đủ để đạt chuẩn


Trụ sở chính của Trường ĐH Mở Hà Nội khá chật chội - Ảnh: NGUYÊN BẢO

Trụ sở chính của Trường ĐH Mở Hà Nội khá chật chội – Ảnh: NGUYÊN BẢO

Năm 2023, tròn 30 năm Trường ĐH Mở Hà Nội được thành lập. Thế nhưng, khoảng 50% diện tích sàn phục vụ đào tạo của trường phải liên kết hoặc thuê mướn. Hiện trường này có nhiều cơ sở đào tạo nằm rải rác ở Hà Nội.

30 năm vẫn thuê mướn cơ sở đào tạo

Theo báo cáo ba công khai năm học 2023-2024 (lần 1) của Trường ĐH Mở Hà Nội, trường có tổng diện tích đất hơn 55.000m2, trong đó sở hữu chỉ chưa tới 1.500m2. Đây là diện tích thuộc trụ sở chính của trường, phần còn lại là thuê hơn 53.000m2.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đỗ Ngọc Anh – giám đốc Trung tâm truyền thông và tuyển sinh Trường ĐH Mở Hà Nội – cho biết do có sự hiểu chưa đúng về sở hữu nên báo cáo của trường gây hiểu lầm. Trường đã đính chính thông tin công khai cơ sở vật chất. Trong đó, trường sở hữu toàn bộ hơn 55.000m2 này bao gồm trụ sở chính và cơ sở tại Hưng Yên.

Mặc dù vậy, trường này vẫn phải thuê mướn nhiều cơ sở khác nhau để đào tạo. Trong tổng số hơn 45.000m2 diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, chỉ có hơn 21.000m2 thuộc sở hữu của trường, hơn 50% diện tích sàn còn lại là liên kết hoặc thuê.

Ở phía Nam, Trường ĐH Mở TP.HCM cũng trong tình cảnh tương tự. 30 năm thành lập, trường chỉ sở hữu 9.034m2 diện tích sàn phục vụ đào tạo trong tổng diện tích 57.695m2. Số diện tích còn lại là liên kết (gần 33.000m2) và thuê (hơn 15.500m2).

Đáng chú ý là diện tích đất của trường rất nhỏ. Tính đến năm học 2023-2024, tổng diện tích đất của trường là 454.029m2 nhưng phần đất trường sở hữu chỉ có 2.484m2. Như vậy, phần đất sở hữu chỉ chiếm trên 0,5% trong tổng diện tích đất hiện có mà trường kê khai, phần còn lại là đất trường liên kết và thuê.

Việc thuê địa điểm đào tạo khiến trường bị động khi chủ khu đất có sự thay đổi. Điều này dẫn đến hệ lụy trường phải dời địa điểm thuê từ quận Gò Vấp về huyện Nhà Bè năm 2023 khiến sinh viên phản ứng dữ dội.

Nhiều trường đại học khác tuy cũng có đất nhưng diện tích nhỏ, phải thuê mướn thêm nhiều cơ sở bên ngoài để tổ chức đào tạo. Trong đó, Trường ĐH Công Thương TP.HCM phải thuê nhiều địa điểm quanh trường để đào tạo. Trường có tổng diện tích đất 188.106m2. Đáng chú ý trong số này đã bao gồm 153.529m2 đất tại huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Địa điểm này cách trụ sở trường khoảng 150km.

Đây là khu đất được Bộ Công Thương cấp cho trường nhưng do khoảng cách quá xa nên hầu như trường không có hoạt động đào tạo nào ở đây. Để đáp ứng đủ nơi đào tạo, trường thuê ba địa điểm tại quận Tân Phú và huyện Bình Chánh làm cơ sở đào tạo. Diện tích đất/sinh viên đạt 12,2m2 và diện tích sàn đạt 3,2m2/sinh viên.

Tương tự, một số trường đại học khác tuy đã xây dựng cơ sở khang trang nhưng vẫn phải thuê mướn địa điểm bên ngoài làm cơ sở đào tạo. Trong đó, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành thuê năm địa điểm, liên kết hai địa điểm. Tuy nhiên, diện tích đất/sinh viên cũng chỉ đạt 9,96m2 và diện tích sàn đạt 3,04m2/sinh viên.

Cơ sở chính Trường ĐH Công Thương TP.HCM khá chật chội. Sinh viên chen chúc chờ gửi xe vì bãi xe quá nhỏ - Ảnh: T.L.

Cơ sở chính Trường ĐH Công Thương TP.HCM khá chật chội. Sinh viên chen chúc chờ gửi xe vì bãi xe quá nhỏ – Ảnh: T.L.

Bài toán khó

Nói về diện tích đất theo chuẩn đại học, ông Thái Doãn Thanh – phó hiệu trưởng Trường ĐH Công Thương TP.HCM – cho biết hiện nay khoảng 90% trường đại học tại Việt Nam không đạt chuẩn tiêu chí này, tuy nhiên vẫn còn thời gian để các trường xoay xở mở rộng cơ sở đào tạo.

Dự kiến một đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương là Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu (trụ sở tại quận 1, TP.HCM) sẽ sáp nhập vào Trường ĐH Công Thương TP.HCM. Trường sẽ có thêm diện tích đất và diện tích sàn phục vụ đào tạo. Dẫu vậy, theo ông Thanh, với quy mô khoảng 20.000 sinh viên, trường cần đến 50 hecta đất nữa mới đáp ứng được chuẩn.

“Cơ sở tại Trà Vinh có diện tích đất lớn nhưng xa, chủ yếu làm trung tâm nghiên cứu, thực nghiệm chứ trường không tổ chức đào tạo gì ở đây. Trong bối cảnh đó, trường phải thuê địa điểm để đào tạo.

Định hướng của trường là tìm cách chuyển dịch, mở rộng cơ sở đào tạo chứ đâu thể nào thuê mãi được. Với diện tích đất còn thiếu lớn như vậy, đây là bài toán rất khó. Nhà nước và cơ quan quản lý phải có cơ chế hỗ trợ các trường may ra mới đạt được” – ông Thanh nói thêm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Anh – Trường ĐH Mở Hà Nội – cho biết hiện nay TP Hà Nội có chủ trương giao gần 30 hecta cho một số trường đại học tại huyện Chương Mỹ, trong đó có Trường ĐH Mở Hà Nội.

“Cơ sở ở Hưng Yên của trường chủ yếu tổ chức học quốc phòng an ninh. Trường cũng mong muốn có một cơ sở đủ lớn để sinh viên học tập. Trong điều kiện chưa có, trường thuê các địa điểm bên ngoài tổ chức đào tạo. Để thuận lợi cho sinh viên, trường bố trí một số ngành có liên quan học chung tại một địa điểm” – ông Anh cho biết thêm.

Không chỉ các trường đại học thành lập chưa lâu, ngay cả nhiều đại học lâu đời cũng chưa đạt chuẩn về diện tích đất. Hầu hết các trường đại học hiện có diện tích đất/sinh viên đều dưới chuẩn, trường đại học chật chội, tù túng.

Một giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết cảm thấy không gian của trường không đúng tính chất của trường đại học. “Trong khuôn viên chính của nhà trường, đập ngay vào mắt là hai tòa nhà của hai trường THPT chuyên và Nguyễn Tất Thành. Vào trường thì học sinh tập thể dục khắp khuôn viên, nhiều hơn sinh viên. Giảng viên thì chen lấn với học sinh để xe. Điều này diễn ra nhiều năm nhưng càng ngày càng tăng mức độ” – giảng viên này nói.

Để có đất đã khó, đất sạch cho giáo dục với quy mô lớn còn khó hơn. Đó là chưa kể chi phí cho đất đai và xây dựng lớn, các trường khó có thể kham nổi. Vay ngân hàng cũng là giải pháp nhưng các chi phí phát sinh lớn và phần này có thể bị đẩy lên vai người học, tạo thêm gánh nặng khi học phí tăng cao.

Diện tích đất/sinh viên (m2) Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường - Đồ họa: TUẤN ANH

Diện tích đất/sinh viên (m2) Nguồn: Báo cáo 3 công khai của các trường – Đồ họa: TUẤN ANH

Trường lâu đời cũng đau đầu vì đất

Ngay cả ĐH Bách khoa Hà Nội, trường lâu đời và có khuôn viên lớn nhất nhì Hà Nội, cũng chưa đạt chuẩn về diện tích đất/sinh viên. Các trường thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM như Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Kinh tế – Luật, Trường ĐH Quốc tế vốn có khuôn viên lớn nhưng cũng chưa đạt chuẩn diện tích đất.

Gánh nặng cho sinh viên

Ông Lê Trường Tùng – chủ tịch hội đồng trường Trường ĐH FPT – nêu ví dụ các khoản chi phí khi các trường thực hiện chuẩn cơ sở giáo dục đại học. Đất tính rẻ 20 triệu đồng/m2. Tính ra tiền đất cho mỗi sinh viên là 20 triệu đồng x 25m2 (chuẩn diện tích đất mỗi sinh viên) bằng 500 triệu đồng.

Giả sử vay ngân hàng mua đất, với lãi suất 10%/năm, khi đó lãi trả cho ngân hàng mỗi sinh viên là 50 triệu đồng/năm. Học phí nếu thu 50 triệu đồng/năm thì vừa đủ để trả lãi tiền đất cho ngân hàng.

Theo chuẩn, tỉ lệ sinh viên/giảng viên là 40. Lương giảng viên 400 triệu đồng/năm, mỗi sinh viên gánh thêm 10 triệu nữa. Diện tích sàn xây dựng 2,8m2/ sinh viên, chi phí xây dựng khoảng hơn 10 triệu đồng/m2, tổng 30 triệu đồng. Như vậy, chi phí ba khoản (đất, xây dựng và giảng viên) là 63 triệu/năm/sinh viên.



Nguồn

Cùng chủ đề

Người thầy “mát tay”!

(NLĐO) – Không chỉ là một nhà khoa học tâm huyết, PGS-TS Nguyễn Đình Quân còn được biết đến là người thầy "mát tay". ...

Trường Đại học Thủ Dầu Một trả lại hàng chục tỷ đồng cho sinh viên

TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu Một (Bình Dương) bất ngờ khi tài khoản báo nhận được tiền mỗi người vài triệu đồng từ nhà trường chuyển. Đây là số tiền thu bị chênh lệch trong giai đoạn trường này chuyển Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên sang tự chủ tài chính. TPO - Cựu sinh viên và sinh viên học tại Trường Đại học Thủ Dầu...

Giáo viên dạy thêm kiếm 100 triệu USD: “Sự nghiệp con tôi sẽ luôn suôn sẻ”

(Dân trí) - Zhang Xuefeng là một giáo viên dạy thêm kiêm chuyên gia tư vấn hướng nghiệp rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Người đàn ông này tuyên bố kiếm được hơn 100 triệu USD từ kỳ thi đại học tại xứ tỷ dân. Mới đây, Zhang Xuefeng cho biết định hướng về tương lai sự nghiệp của anh dành cho con gái rất đơn giản và rõ ràng: "Nếu con gái tôi học không giỏi, tôi sẽ cho...

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở 8/11 nhóm ngành

(Dân trí) - Tạp chí giáo dục danh tiếng Times Higher Education (Anh) vừa công bố bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới dựa trên nhóm ngành đào tạo. Trong 11 nhóm ngành được tạp chí Times Higher Education (THE) đưa lên bàn cân, không có trường đại học nào của châu Á đứng đầu ở bất cứ nhóm ngành nào. Dù vậy, nhìn chung, ban biên tập của THE đánh giá sự xuất hiện của các...

Sinh viên ăn tết ấm lòng vì được lì xì, tặng gạo, bình hoa, vé tàu…

Những phần quà kèm phong bao lì xì từ lãnh đạo trường và thầy cô khiến hàng trăm sinh viên dù về quê ăn tết hay ở lại đều cảm thấy ấm lòng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bí thư Nguyễn Văn Nên thăm hỏi, lì xì gia đình công nhân

Sáng 26-1 (27 Tết), Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chương trình 'Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà công nhân, lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025' cho hơn 200 gia đình công nhân. ...

Rau quả, nước ép gì có thể ‘giải rượu ngay lập tức’?

Trong dịp Tết, việc sử dụng rượu bia trong những bữa tiệc khi gia đình tụ họp, bạn bè gặp mặt gia tăng. Để tránh say rượu, các quý ông đang rỉ tai nhau một phương pháp "giải rượu ngay lập tức". Có thật...

Quất Tết Hội An thắng lớn, nhiều nhà vườn đã bán hết ‘sạch sành sanh’

Nhiều nhà vườn ở vựa quất lớn nhất TP Hội An, Quảng Nam đã bán hết sạch, một mùa quất Tết theo họ là thắng lớn. ...

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hiệu trưởng sau 4 năm

Sau 4 năm khuyết chức vụ hiệu trưởng, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa có hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc...

Bài đọc nhiều

Học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa không được cộng điểm vào lớp 10

Bộ GD-ĐT cho biết, quy định về điểm khuyến khích vào lớp 10 không bao gồm học sinh được giải thi học sinh giỏi các môn văn hóa trong chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS. ...

Giáo viên phải trả lại hơn 8,8 tỷ đồng phụ cấp do trường chi sai

Hàng chục trường học trên địa bàn thị xã An Khê (Gia Lai) đã chi sai phụ cấp ưu đãi cho giáo viên số tiền hơn 8,8 tỷ đồng, nay bị truy thu để trả lại ngân sách nhà nước. Thanh tra tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kết luận thanh tra về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí và công tác đầu tư xây dựng tại UBND thị xã An Khê. Theo đó, hàng chục trường...

Cùng chuyên mục

Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM có hiệu trưởng sau 4 năm

Sau 4 năm khuyết chức vụ hiệu trưởng, Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM vừa có hiệu trưởng được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định bổ nhiệm lại ông Phạm Ngọc...

Bộ Công an công bố đề minh hoạ thi đánh giá năng lực năm 2025: Nhiều điểm mới

TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. TPO - Cục Đào tạo (Bộ Công an) vừa công bố cấu trúc và đề minh họa kỳ thi đánh giá năng lực 2025 với nhiều điểm mới. Theo đó, dạng thức đề thi kỳ thi đánh giá tuyển sinh công an nhân dân năm nay có một...

Hàng nghìn giáo viên vùng cao Thanh Hóa có tiền thưởng dịp Tết

Theo đó, các giáo viên vui mừng, phấn khởi khi vừa được nhận tiền thưởng vào dịp Tết, với số tiền lớn theo nghị định 73 của Chính phủ. "Năm nay, thực hiện nghị định 73, cán bộ, giáo viên nhà trường có tiền...

Cậu học trò Asian School chinh phục 2 trường đại học danh tiếng châu Âu

Với bảng thành tích học thuật ấn tượng, đồng thời là thủ lĩnh 'Sports President', Nguyễn Khang (lớp 12/12 cơ sở Cộng Hòa) đã xuất sắc trúng tuyển vào 2 trường đại học danh tiếng tại châu Âu: HEC Paris (Pháp) và Bocconi...

Bất ngờ gặp Bảo An ‘Xúc xắc xúc xẻ’ gói bánh chưng tết

Chúng tôi bất ngờ gặp Bảo An 'Xúc xắc xúc xẻ' trong một ngày hội gói bánh chưng tết. Bé gái sở hữu video âm nhạc 'Xúc xắc xúc xẻ' với 370 triệu lượt xem trên YouTube nay đã thành cô gái 18...

Mới nhất

TPHCM đón Tết với không khí lạnh 20 độ

TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1 (29 tháng Chạp và mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh tăng cường, thời tiết TPHCM sẽ se lạnh về đêm và sáng sớm, nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 21 độ C. TPO - Trong khoảng ngày 28 - 29/1...

Thanh niên rửa xe, thu trăm triệu đồng gây quỹ từ thiện dịp Tết

TPO - Hơn 1 tuần lập điểm rửa xe, bán hàng… đoàn viên thanh niên toàn huyện Anh Sơn (Nghệ An) đã thu về gần 150 triệu đồng góp vào quỹ để tặng quà các gia đình khó khăn dịp Tết Nguyên đán 2025. 26/01/2025 | 05:47 ...

Lợi ích vững bền từ nỗ lực dấn thân của Iceland vào “hành trình xanh”

Baoquocte.vn. Trong cuộc đua về các giải pháp năng lượng bền vững, Iceland có nhiều câu chuyện thành công, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo không gian để phát triển bền vững.

Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc

Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc. ...

Cận cảnh cặp linh vật ở Huế được lấy ý tưởng rắn từ Cửu Đỉnh

Tạo hình linh vật rắn Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại TP.Huế (Thừa Thiên Huế) được lấy cảm hứng từ hình ảnh Nhiêm xà khắc trên Anh đỉnh, chiếc đỉnh đồng thứ ba trong bộ Cửu Đỉnh Huế....

Mới nhất