Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh,...

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên


GS Hoàng Văn Cường – Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội – đề xuất, phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh với giáo viên theo phương thức đánh giá kín, chỉ người được đánh giá và người quản lý biết kết quả.

Sáng 9/11, thảo luận tại tổ ở Quốc hội, GS Hoàng Văn Cường với kinh nghiệm 40 năm giảng dạy đã có những đóng góp rất tâm huyết với dự thảo Luật Nhà giáo. Thảo luận tại tổ, ông Cường khẳng định: “Nghề giáo là một nghề đặc biệt, đối tượng tác động là con người, sản phẩm giáo dục là tri thức. Do vậy, thái độ và các hành vi của người làm thầy trong công việc cũng như trong xã hội cũng phải có tính đặc biệt, khác biệt”.

Giáo viên phải có trách nhiệm khích lệ người học phát triển tư duy, tôn trọng sự khác biệt

Theo đó, ngoài 8 điểm quy định về nghĩa vụ của nhà giáo tại Điều 9, GS Cường góp ý, cần bổ sung và nhấn mạnh việc nhà giáo không chỉ mẫu mực, nêu gương trong hoạt động nghề nghiệp mà cần phải mẫu mực trong sinh hoạt cộng đồng, chuẩn mực trong các hành vi ứng xử xã hội.

Đặc biệt, nhà giáo không chỉ tôn trọng, đối xử công bằng, bảo vệ các quyền lợi của người học mà phải có trách nhiệm động viên, khuyến khích, khích lệ để người học phát triển tư duy sáng tạo của cá nhân. Cần phải tôn trọng các ý kiến khác biệt của học sinh, miễn là không vi phạm chuẩn mực đạo đức và pháp luật của người học.

GS Hoàng Văn Cường đề xuất, trong Điều 26 về đánh giá giáo viên, cần phải có cơ chế lấy ý kiến đánh giá của học sinh, cha mẹ học sinh theo phương thức đánh giá kín, chỉ người được đánh giá (giáo viên) và người quản lý biết kết quả đánh giá.

Đại biểu Quốc hội đề nghị có cơ chế để phụ huynh, học sinh bỏ phiếu kín đánh giá giáo viên- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Hiểu rõ về “quyền nghỉ hè” của giáo viên

Đại biểu Cường khẳng định, nhà giáo, đặc biệt là giảng viên đại học phải có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. “Có thể thấy, hầu hết các giải Nobel trên thế giới đều ở các trường đại học” – GS Cường dẫn chứng.

GS Cường nhấn mạnh, không phải là giáo viên được quyền nghỉ hè mà thời gian nghỉ hè này phải gắn với nhiệm vụ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên, tham gia nghiên cứu khoa học hay tham gia các hoạt động cộng đồng phù hợp với chuyên môn của mình.

Tiếp đó, Việt Nam có 90% bài báo quốc tế là của giảng viên các trường đại học trong khi các trường đại học chỉ nhận có 6,7% kinh phí nghiên cứu khoa học. Do vậy, Điều 28 về Chính sách Nhà giáo cần phải được ưu tiên nhận các đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của Nhà giáo phải được ưu đãi về thuế Thu nhập cá nhân.

Không những thế, nhà giáo phải có trách nhiệm tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ. Bắt buộc phải có Quỹ đào tạo bồi dưỡng giáo viên. “Ở nước ngoài, mỗi giáo viên tối thiểu 3-5 năm phải được đi bồi dưỡng nâng cao trình độ” – đại biểu Cường cho biết.

Nhà giáo cần được ưu tiên mua nhà ở xã hội

GS Hoàng Văn Cường đồng tình với 6 điểm nhà giáo không được làm và 3 điểm không được làm tại điều 11. Tuy nhiên, ông cho rằng, cần phải bổ sung quy định giáo viên không được tham gia hoặc trực tiếp kinh doanh một số hoạt động theo quy định của địa phương và nhà trường, nơi công tác. Bởi một số hoạt động kinh doanh rất phổ biến nhưng đối với nhà giáo thì không phù hợp như: bán bảo hiểm cho phụ huynh, bán giải khát trước cổng trường…

Với quy định cấm ép buộc học thêm dưới mọi hình thức, GS Cường cho rằng quy định này là chưa phù hợp. “Thực hiện phương châm không để học sinh lưu ban, nhiều giáo viên có tinh thần trách nhiệm thường phải yêu cầu học sinh có học lực yếu ở lại để kèm thêm để giúp học sinh nắm được kiến thức, theo kịp bạn bè. Đây không phải là động cơ kiếm tiền, không xấu và cần được khuyến khích” – GS Hoàng Văn Cường nêu thực tế. Do vậy, ông đề nghị sửa quy định thành: “Cấm ép buộc người học tham gia học thêm để vụ lợi dưới mọi hình thức”.

Ngoài ra, đại biểu này cũng cho rằng, nhà giáo là đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, không phải chỉ có đối tượng thu nhập thấp, để đảm bảo có chỗ ở yên tâm công tác.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-co-co-che-de-phu-huynh-hoc-sinh-bo-phieu-kin-danh-gia-giao-vien-20241109142649938.htm

Cùng chủ đề

Thông tin mới nhất về chính sách tiền lương, nghỉ hưu trước tuổi của nhà giáo

TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu.  TPO - Dự thảo Luật Nhà giáo đã chỉnh lý theo hướng bỏ quy định cụ thể về tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp đối với...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về “ao ước” trong điều động, thuyên chuyển giáo viên

(NLĐO)- Ngày 7-2, tiếp tục phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo ...

‘Học thêm dù tự nguyện cũng không được thu tiền’

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị bổ sung quy định, dù phụ huynh tá»± nguyện cho con học thêm thì giáo viên cÅ©ng không được thu tiền. Nội dung trên được đề cập khi cho ý kiến về một số vấn đề lớn tại dự thảo Luật Nhà giáo, phiên họp 42 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay (7/2).Dự thảo Luật Nhà giáo quy định nhiều nội dung liên quan những việc...

Bỏ quy định tăng 1 bậc lương, bổ sung hỗ trợ thuê nhà công vụ trong Luật Nhà giáo

Kinhtedothi - Sáng 7/2, tại phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Nhà giáo. Trình bày báo cáo một số vấn đề lớn về tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, để tháo gỡ hạn chế, bất cập trong việc quản lý,...

Đề nghị bổ sung thêm tiêu chí với nhà giáo nghỉ hưu trước tuổi

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, sáng 7/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Doanh nghiệp “hiến kế” để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2025

Sáng 10/2, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp, nhiều đại diện giới doanh nhân đã đóng góp ý kiến nhằm góp phần xây dựng, phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới mà...

Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp tham gia thực hiện những nhiệm vụ, dự án lớn của đất nước trên cơ sở lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa Nhà...

Hội nghị Thường trực Chính phủ với doanh nghiệp hàng đầu đất nước

Thường trực Chính phủ sẽ lần lượt có các hội nghị với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, ngân hàng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp. ...

Lan tỏa việc dạy và học tiếng Việt

Kỳ thi năng lực tiếng Việt được coi là cầu nối ngôn ngữ giữa hai nước trong bối cảnh quan hệ Việt Nam-Nhật Bản đã được nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. ...

Chứng khoán tuần 10 – 14/2: VN-Index chững nhịp hồi phục tại vùng 1.270

VN-Index giằng co tại 1.275 điểm; Vinamilk dự kiến khởi công nhà máy nghìn tỷ; Lịch trả cổ tức; LPBS công bố nữ lãnh đạo phụ trách hoạt động HĐQT. ...

Bài đọc nhiều

3 ngày tốt để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho hay việc chọn giờ tốt, ngày tốt để khai bút đầu năm rất quan trọng, đảm bảo công việc, học hành và sự nghiệp sẽ hanh thông, gặp may mắn, thuận lợi. Khai bút đầu xuân là tập tục truyền thống mong cầu một năm mới công việc, học hành và sự nghiệp luôn suôn sẻ. Theo quan niệm, thời điểm khai bút cũng cần chọn ngày tốt, giờ tốt. Việc khai...

Thủ tướng yêu cầu công bố phương án thi lớp 10, lớp 6 trong tháng 2

(Dân trí) - Thủ tướng yêu cầu các địa phương hoàn thành việc công bố phương án tuyển sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông năm học 2025-2026 trong tháng 2 để học sinh, giáo viên, các nhà trường chủ động. Công điện do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 7/2, về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở, tuyển sinh trung học phổ thông và quản lý hoạt động...

Người ủng hộ cấm dạy thêm vì ‘quá tiêu cực’, người nói nên cho dạy trong trường

Thông tư về dạy thêm, học thêm của Bộ GD-ĐT có hiệu lực từ 14-2-2025 đang thu hút sự quan tâm của giáo viên và phụ huynh, với nhiều ý kiến trái chiều. Bài viết Quy định mới về dạy thêm sắp có hiệu...

Năm 2025: Nhiều trường đại học ‘nói không’ với xét tuyển học bạ

Tính đến nay, nhiều trường đại học cho biết sẽ bỏ phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT (học bạ) trong năm 2025. Xu hướng "nói không" với học bạ ngày càng xuất hiện ở nhiều đại học lớn trên...

Đại học Huế có hơn 9.000 chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024

Theo HĐTS Đại học Huế, trong đợt xét tuyển bằng hình thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT này (đợt 2, sau các phương thức tuyển sinh sớm), tổng chỉ tiêu trong toàn Đại học Huế là hơn 9.000 chỉ tiêu.Đơn vị có chỉ tiêu cao nhất là Trường Đại học Kinh tế với 1.700 chỉ tiêu và Trường Đại học Y - Dược với 1.690 chỉ tiêu.Tại Trường Đại học Kinh tế ngành tuyển nhiều nhất...

Cùng chuyên mục

Đại học tung ‘túi mù’ với 20 tổ hợp xét tuyển cho một ngành

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, có ngành ở Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển đến 20 tổ hợp. Như vậy so với năm trước, số lượng tổ hợp xét tuyển của mỗi ngành...

Bác thông tin học sinh lớp 4 bị bắt cóc khi đi học về

Cháu bé lớp 4 đi học về kể chuyện bị dụ dỗ bắt cóc với mẹ cho vui. Ai ngờ, người mẹ gọi điện kể cho bố cháu ở Hàn Quốc nghe và câu chuyện được đăng tải lên mạng xã hội. Chiều 10-2,...

Thêm trường Sư phạm tổ chức kỳ thi riêng

TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều lựa chọn; đúng - sai; ghép đôi mục hỏi với câu trả lời đúng; trả lời ngắn. TPO - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ tổ chức kỳ thi riêng với 8 môn để xét tuyển. Các dạng câu hỏi trắc nghiệm là: nhiều...

Chi tiết danh sách 100 trường ĐH, CĐ xét điểm thi đánh giá năng lực ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

Theo thống kê của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, có 100 cơ sở đào tạo ĐH và CĐ sử dụng điểm kỳ thi đánh giá năng lực năm 2025 để xét tuyển.

Nhiệt độ dưới 10°C, học sinh mầm non, tiểu học tại Hà Nội được nghỉ học

Căn cứ vào thông tin về nhiệt độ ngoài trời tại Hà Nội, các trường được phép chủ động quyết định cho học sinh nghỉ học. Học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 10°C; học sinh THCS được nghỉ học khi nhiệt độ dưới 7°C. ...

Mới nhất

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Miền Bắc mưa phùn, sương mù

Dự báo thời tiết 11/2/2025: Thời tiết Miền Nam và miền Bắc đối lập trong ngày 11/2. Trong khi miền Bắc chìm trong mưa phùn và sương mù, trời rét, thì miền Nam lại đón nắng vàng rực rỡ. Theo chuyên gia của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, thời tiết, từ ngày 11 - 20/2,...

Cổ phiếu thép lao dốc, VN-Index giảm gần 12 điểm

NDO - Phiên giao dịch ngày 10/2, áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến thị trường chìm trong sắc đỏ sau bốn phiên tăng liên tiếp, trong đó nhóm cổ phiếu thép lao dốc. Điểm nhấn phiên này là nhóm cổ phiếu khoáng sản lội ngược dòng tiếp tục bứt phá với nhiều mã tăng...

Việt Nam nắm giữ 2 loại nông sản “nóng” nhất toàn cầu

Theo Bloomberg, Việt Nam đang sở hữu 2 loại nông sản 'nóng' nhất toàn cầu là cao su và cà phê, trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Trong 6 tháng vừa qua, hàng loạt nhà đầu tư đã ‘đặt cược’ vào thị trường nông sản vùng nhiệt đới...

Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất?

Cúng Rằm tháng Giêng Ất Tỵ 2025 vào ngày giờ nào đẹp nhất khi rằm tháng Giêng năm nay rơi vào thứ Tư ngày 12 tháng 2 Dương lịch là ngày giữa tuần? ...

Đại học tung ‘túi mù’ với 20 tổ hợp xét tuyển cho một ngành

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2025, có ngành ở Trường đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội xét tuyển đến 20 tổ hợp. ...

Mới nhất