Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcĐại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ...

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo


Sáng 20/11, Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu đồng thuận với quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp” nhưng lại chưa rõ ràng với chế độ tiền lương với nhà giáo ở cơ sở ngoài công lập.

Điều hành nội dung phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh bày tỏ lòng tri ân sâu sắc và gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các nhà giáo lão thành, các vị đại biểu Quốc hội đã và đang làm việc trong ngành giáo dục cùng gần 1,6 triệu nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trên mọi miền của Tổ quốc. 

Đồng thời Phó Chủ tịch Quốc hội khẳng định dự án Luật Nhà giáo lần đầu được xây dựng là dự án luật điều chỉnh về đối tượng liên quan đến nhiều luật chuyên ngành. Phạm vi điều chỉnh của dự án luật khá rộng, liên quan đến số đông viên chức là nhà giáo tại các cơ sở giáo dục công lập chiếm tới 2/3 tổng biên chế sự nghiệp của cả nước và đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà giáo tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập, thu hút sự quan tâm của đông đảo cử tri.

Thảo luận tại hội trường, đại biểu Trần Văn Tiến – Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc, cho biết: Về tiền lương và phụ cấp tại Điều 27, điểm d khoản 1 quy định nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, Điều 18 quy định đối với người trúng tuyển, thực hiện chế độ tập sự, thử việc hoặc thính giảng thì chế độ tiền lương và phụ cấp được thực hiện như thế nào lại chưa được quy định cụ thể. Do vậy, đại biểu Tiến đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu quy định này…

Điều 27, dự thảo Luật Nhà giáo quy định: Tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”; Phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng theo quy định của pháp luật;

Nhà giáo cấp học mầm non; nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; nhà giáo trường chuyên biệt, trường chuyên biệt khác; nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập; nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo ở một số ngành nghề đặc thù được ưu tiên trong chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn so với các nhà giáo khác;

Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 01 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.

Với cơ sở giáo dục ngoài công lập, tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo “bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh trừ khi có thỏa thuận khác”…

Về các chính sách hỗ trợ nhà giáo được quy định trong dự thảo Luật, đại biểu cho rằng, việc thực hiện các chính sách hỗ trợ này đang chỉ phù hợp với các cơ sở giáo dục công lập. Đại biểu băn khoăn, đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, các nhà giáo có được hưởng các chính sách hỗ trợ này không? “Nếu không sẽ tạo ra sự mất cân bằng, vì vậy đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu nội dung này để đảm bảo tính công bằng đối với các nhà giáo trong xã hội”, đại biểu nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Ngọc Định, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, cho rằng, quy định tiền lương và chính sách theo lương của nhà giáo ở cơ sở giáo dục ngoài công lập như quy định tại Điều 27 là “bảo đảm không ít hơn tiền lương và các chính sách theo lương của nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập…”. Quy định như vậy là chưa phù hợp với tinh thần tại Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương.

Quy định như trên cũng có nghĩa là các cơ sở giáo dục ngoài công lập chủ động xây dựng thang bảng lương, định mức lao động, trả lương trên cơ sở thỏa ước lao động tập thể trên cơ sở phù hợp với khả năng của cơ sở giáo dục. Trong khi đó, chính tại Điều 27, cũng quy định, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập “được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo- Ảnh 1.

Các đại biểu tại phiên họp

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 28 dự thảo luật quy định: Nhà giáo được bảo đảm chỗ ở tập thể, các điều kiện thiết yếu hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của luật nhà ở khi đến công tác tại vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. Đại biểu cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên toàn quốc còn thiếu khoảng 11.000 nhà ở công vụ giáo viên; nhiều công trình nhà ở tập thể, nhà công vụ đã xuống cấp, hư hỏng hoặc rất tạm bợ, chật hẹp. Đối với các địa phương không có nhà ở công vụ, nhà ở tập thể hầu hết giáo viên phải đi thuê nhà ở tư nhân.

Để bảo đảm điều kiện nhà ở, tạo điều kiện cho nhà giáo yên tâm công tác, tâm huyết và trách nhiệm với nghề, đại biểu đề nghị ban soạn thảo tiếp tục xem xét nghiên cứu bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 28 dự thảo luật theo hướng bên cạnh việc quy định nhà giáo được bảo đảm chỗ ở tập thể đủ các điều kiện thiết yếu, hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở; đề xuất bổ sung quy định nhà giáo được nhà nước hỗ trợ tiền thuê nhà ở khi đến công tác ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Đại biểu Quốc hội băn khoăn với tiền lương, chính sách hỗ trợ nhà giáo- Ảnh 2.

Đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, thảo luận

Đồng quan điểm, đại biểu Dương Khắc Mai – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, cho biết: Về chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, đại biểu tán thành cao với việc lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp. Đại biểu đề nghị việc xếp lương cao nhất trong bậc lương phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, bởi tầm quan trọng, vai trò quyết định của hệ thống giáo viên đối với nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Còn điểm a khoản 5 Điều 21 về bảo lưu chế độ, chính sách trong điều động nhà giáo quy định, trường hợp điều động nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục công lập, nếu chế độ, chính sách ở vị trí công tác cũ cao hơn chế độ, chính sách ở vị trí công tác mới thì được bảo lưu các chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa là 36 tháng. Đại biểu đề nghị cân nhắc việc bảo lưu chế độ, chính sách của vị trí công tác cũ trong thời hạn tối đa 36 tháng, vì cần phải tương đồng với chính sách về cán bộ, công chức, viên chức. Bên cạnh đó, nhà giáo đã có nhiều chính sách ưu đãi theo dự thảo Luật hiện nay. Đại biểu đề nghị bảo lưu chế độ, chính sách trong thời hạn 6 tháng hoặc hơn, nhưng không phải là tối đa 36 tháng.



Nguồn: https://phunuvietnam.vn/dai-bieu-quoc-hoi-ban-khoan-voi-tien-luong-chinh-sach-ho-tro-nha-giao-20241120093413155.htm

Cùng chủ đề

Giáo dục đại học tại Việt Nam lọt top quốc tế ở nhóm ngành Y tế, sức khỏe

TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). TPO - Tổ chức xếp hạng Times Higher Education đã công bố kết quả xếp hạng theo lĩnh vực – World University Ranking by Subjects 2025 (THE WUR by Subjects 2025). Đây là bảng xếp hạng các trường đại học theo 11 nhóm lĩnh vực...

Hàng nghìn giáo viên ngóng thưởng

TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. TP - Giáo viên của hơn 200 trường tại Hà Nội vẫn đang ngóng khoản thưởng theo Nghị định 73 trước khi nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Mỏi mòn chờ đợi Hiện các trường trên cả nước đã triển khai chuyển mức tiền thưởng theo Nghị định...

Không để tâm lý bất bình khi trường chi thu nhập tăng thêm

(NLĐO)- Việc chi trả thu nhập tăng thêm cần phải đảm bảo việc chi trước thời điểm giáo viên, học sinh nghỉ Tết Nguyên đán Át Tỵ 2025 ...

Giáo viên trường công lần đầu hưởng quy định thưởng Tết

Tết Ất Tỵ 2025, hơn 1 triệu giáo viên trường công lập trên cả nước có chung niềm vui khi theo quy định mới, họ sẽ nhận mức thưởng cao nhất được chi từ quỹ lương (khoảng 6...

Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các vấn đề văn hóa, Quốc hội Na Uy cho biết, Na Uy đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực. Sáng 20/1, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Đôn Tuấn Phong và Đoàn nghị sĩ Quốc hội Na Uy do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Gia đình và các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điện lực miền Bắc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định dịp Tết Ất Tỵ

Nhằm đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục và tin cậy phục vụ nhân dân miền Bắc đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã triển...

Phát triển xanh của “ông lớn” ngành tiêu dùng, bán lẻ

Masan là một trong những doanh nghiệp Việt đã thực thi chiến lược phát triển bền vững từ sớm, nghiêm túc, bài bản. Những nỗ lực đó đã hướng hoạt động của tập đoàn theo chiến lược phát...

ABBANK ghi nhận tăng trưởng về quy mô hoạt động, lợi nhuận tăng 58% so với 2023

Kết thúc Quý 4/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 58% so với năm 2023, đạt 809 tỷ đồng. ...

Năm bản lề triển khai Chiến lược Chuyển đổi, lãi trước thuế SHB tăng 25% đạt 11.543 tỷ đồng

Kết thúc 2024 - năm bản lề của Chiến lược Chuyển đổi, SHB ghi nhận kết quả kinh doanh bứt phá với lợi nhuận trước thuế hơn 11.543 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và vượt...

Bài đọc nhiều

Mức lương ngành Quản lý xây dựng có cao?

Hội nhập và phát triển kinh tế đất nước luôn gắn liền với xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu cho các ngành nghề trong xã hội. Đây chính là động lực lớn để phát triển ngành Quản lý xây dựng và thu hút các bạn trẻ đăng ký theo học.Mức lương ngành Quản lý xây dựngQuản lý xây dựng chính là một trong những dịch vụ không thể thiếu khi thực hiện các dự...

Sở GD-ĐT TP.HCM nói gì về chất lượng bữa ăn bán trú?

Ngày 7.11, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cung cấp những thông tin liên quan đến chất lượng bữa ăn bán trú cũng như việc tổ chức sắp xếp thời khóa biểu 6 tiết/buổi diễn ra tại một số trường học tại TP.HCM trong thời...

Tỉnh Hà Nam Ninh được sáp nhập từ những tỉnh nào?

Lâm Hoàng Nguồn: https://vtcnews.vn/tinh-ha-nam-ninh-duoc-sap-nhap-tu-nhung-tinh-nao-ar911805.html

Cùng chuyên mục

Sinh viên cật lực làm thêm mong kiếm vài triệu đồng dịp Tết

TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn tuần làm việc. TPO - Thay vì về quê từ sớm, nhiều sinh viên ở các trường đại học chọn ở lại Hà Nội làm thêm đến ngày giáp Tết với mục tiêu đạt được vài triệu đồng sau hơn...

Dạy thêm là ‘cái bóng’ của giáo dục chính khóa, cần tiến tới bỏ hẳn

TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông Việt Nam cho rằng, Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT vừa ban hành như luồng gió mới, làm triệt tiêu tận gốc những tiêu cực dạy thêm học thêm, hướng tới sẽ tự mất đi và chấm dứt hoạt động dạy thêm học thêm trong các nhà trường. TPO - TS Đặng Tự Ân - Giám đốc Quỹ hỗ trợ...

Người trẻ gieo mầm xuân từ những giọt máu hồng

(NLĐO) – Những ngày cuối năm hối hả, khi mọi người đang tất bật chuẩn bị đón Tết, nhiều bạn trẻ ở TP HCM vẫn dành thời gian gieo mầm xuân cho cộng đồng. ...

5 giáo sư thế hệ 9x được phong hàm dưới 30 tuổi

Học vấn của những giáo sư trẻ được bổ nhiệm chức danh dưới 30 tuổi luôn nhận được sự quan tâm của nhiều người.

Thêm một số tỉnh, thành chốt môn thứ ba thi lớp 10

Một số địa phương vừa thông báo về việc dự kiến/chốt môn thi thứ ba trong kỳ thi lớp 10 năm học 2025-2026. Mới đây, Sở GD-ĐT Hải Phòng ra thông báo về môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học 2025-2026. Cụ thể, môn thi được chọn là Ngoại ngữ, bao gồm một trong các môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Nga, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Thí sinh sẽ làm bài thi dưới dạng...

Mới nhất

Đi sắm Tết chớ nên bỏ qua

Đây là 3 loại quả quen thuộc với người Việt nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho gan. ...

Đây là con động vật hoang dã khiến dân tình chụp ảnh lia lịa ở khu rừng rộng 115.000ha tại Đắk Lắk

Thay vì cưỡi voi, du khách khi đến Vườn quốc gia Yok Đôn, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sẽ vào rừng tham quan, tìm hiểu các hoạt động, sinh hoạt...

HLV Shin Tae-yong nhận đủ tiền đền bù, chúc Indonesia dự World Cup

Chiều 26/1, HLV Shin Tae-yong chính thức nói lời chia tay với Indonesia. Nhà cầm quân cùng nhóm trợ lý Hàn Quốc trở về quê nhà sau quá trình thanh lý hợp đồng. Ông Shin có thể nhận đến 3,6 triệu USD tiền đền bù từ Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) cho hơn 2,5 năm hợp đồng...

Mới nhất

Giá trong nước đi ngang