Trang chủNewsThời sựĐặc trưng tư duy và tầm nhìn về văn hóa, con người...

Đặc trưng tư duy và tầm nhìn về văn hóa, con người Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng


1. Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng trong nhiều năm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm đến tất cả lĩnh vực quan trọng của đất nước. Trong từng lĩnh vực, Tổng Bí thư đã thay mặt Đảng đúc kết những vấn đề lý luận hệ trọng nhất, chỉ đạo sự phát triển của đất nước thời kỳ đổi mới. Kết quả tổng quát mang ý nghĩa lịch sử và tầm vóc lớn chính là khẳng định theo quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Trong các vấn đề được đề cập, vấn đề văn hóa và con người Việt Nam được Tổng Bí thư dành nhiều tâm huyết, sự thấu hiểu và trân trọng. Một thời gian dài với cương vị Ủy viên Bộ Chính trị, đồng chí đã trực tiếp phụ trách lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và khoa giáo. Song không chỉ có vậy, từ thời tuổi trẻ, đồng chí đã say mê văn hóa, văn học, tích lũy cả tri thức và tình yêu trong lĩnh vực tinh tế và cực kỳ phong phú này.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – cựu sinh viên khóa 8 Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (người đứng thứ hai từ trái sang, chụp tháng 2/1965 ở ký túc xá Mễ Trì).
Một bài thơ chép tay của Tổng Bí thư thời sinh viên Văn khoa

Yêu văn hóa gắn với yêu con người vì thế khi viết về văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư khẳng định: “Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy ngàn năm để lại. Chúng ta có trách nhiệm giữ gìn trân trọng, phát huy, nếu không là chúng ta có tội với lịch sử là vong ân bội nghĩa với cha ông” (Nguyễn Phú Trọng, Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội-2024, tr.50).

2. Với vị trí và cương vị của mình, khi nghiên cứu, suy ngẫm về văn hóa bao giờ trong tư duy của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là sự thống nhất giữa yêu cầu chính trị với đặc trưng văn hóa. Từ đó, những nhận định, đánh giá của Tổng Bí thư đều mang sắc thái riêng, cách diễn đạt riêng, mà có thể gọi là “phong cách Nguyễn Phú Trọng” khi bàn về văn hóa, con người Việt Nam.

Khi tổng kết từ thực tiễn hàng ngàn năm văn hóa dân tộc, Tổng Bí thư chỉ viết rất gọn “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, tức là nói đến vị trí, vai trò sâu thẳm nhất của văn hóa, tạo nên phẩm giá, bản lĩnh, vẻ đẹp, sức sống vĩnh hằng của dân tộc ta. Hoặc yêu cầu của Tổng Bí thư: “Làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách” vừa khẳng định sứ mệnh của văn hóa là thúc đẩy xây dựng con người về nhân cách vừa chỉ ra đặc trưng của văn hóa chỉ qua một từ “tự” nghĩa là văn hóa không giáo huấn, không “dạy dỗ” mà bằng sức mạnh riêng có của mình. Văn hóa giúp con người tự hoàn thiện nhân cách. Đó là sản phẩm của tư duy về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không thấu hiểu vai trò xã hội của văn hóa trong sự gắn bó hữu cơ với đặc trưng độc đáo của nó không thể diễn đạt cô đúc như vậy.

Tiếp cận nhanh và kịp thời với sự phát triển chuyển đổi số các lĩnh vực của đời sống đương đại, Tổng Bí thư chỉ ra yêu cầu “xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số”, đồng thời không đặt văn hóa trong thế bị động. Tổng Bí thư nêu ra một luận điểm mới “làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Sđd, tr.46). Lâu nay, trong lý luận văn hóa của chúng ta hầu như ít đề cập đến chức năng là hệ điều tiết sự phát triển của văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống. Tổng Bí thư bằng tư duy nhạy bén của mình đã mở ra một hướng nghiên cứu mới rất quan trọng trong việc xây dựng, khai thác, phát huy sức mạnh của văn hóa thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Một đặc điểm nổi bật tạo nên phong cách Nguyễn Phú Trọng trong tư duy, lý luận về văn hóa là vật dụng nhuần nhuyễn, triệt để và khoa học phép biện chứng mác-xít. Những cặp phạm trù, những mối quan hệ biện chứng luôn được Tổng Bí thư sử dụng để lý giải, định hướng khi chỉ đạo xây dựng văn hóa. Cùng với việc làm sáng tỏ hơn nội hàm của luận điểm “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của nền văn hóa Việt Nam, Tổng Bí thư nhấn mạnh 4 cặp phạm trù tạo nên “đặc trưng bản chất” của nền văn hóa đó là: Truyền thống – Hiện đại, Kế thừa – Phát triển, Dân tộc – Quốc tế, Nhân văn – Dân chủ – Khoa học.

Giáo sư Vũ Khiêu tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng câu đối Tết nhân dịp Tổng Bí thư đến thăm, chúc Tết gia đình Giáo sư (16/2/2015)

Khi nói cần chấn hưng văn hóa, Tổng Bí thư không chỉ nêu riêng rẽ một yêu cầu đó, mà bao giờ cũng đồng thời chỉ ra quan hệ không thể tách rời giữa “đổi mới và chấn hưng” (Sđd, tr.43), giữa “chấn hưng và phát triển” (Sđd, tr.53) và “tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển” (Sđd, tr.44). Đặc trưng tư duy biện chứng này của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là định hướng rất quan trọng đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo văn hóa – một dòng chảy văn hóa đang biến đổi mạnh và phức tạp. Đó chính là cơ sở khoa học để định hướng, điều chỉnh, đánh giá đúng đắn dòng chảy văn hóa đó.

Trong tư duy lý luận về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có hai cấp độ rõ rệt và quan hệ biện chứng với nhau. Một là, khẳng định những thành tựu, kết quả đồng thời thẳn thắn, khách quan chỉ ra những hạn chế, yếu kém với mục tiêu cao hơn là nhận rõ xu hướng vận động và phát triển của văn hóa. Hai là, vừa chỉ ra những nhiệm vụ mang tầm chiến lược vừa nhấn mạnh những vấn đề “nóng”, cấp cách cần giải quyết trong đời sống văn hóa.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với các đại biểu tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021. Ảnh: Trần Huấn

Đó là đặc điểm xuyên suốt trong tư duy của Tổng Bí thư khi bàn về văn hóa, khi tổng kết thực tiễn đi tới đúc kết lý luận, nhằm xác định tư tưởng chỉ đạo trong phát triển văn hóa. Chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dẫn chứng về đặc trưng này trong cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Xin lấy một dẫn chứng tiêu biểu. Tổng Bí thư nêu quan điểm: “Trong quá trình đa dạng hóa các hoạt động văn hóa, Nhà nước cần chú trọng đầu tư vào dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng để làm nòng cốt và dẫn dắt truyền cảm hứng chủ đạo trong bồi dưỡng tư tưởng, tâm hồn, tình cảm trong sáng, lành mạnh góp phần xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội” (Sđd, tr.48).

Đây là một định hướng mới vừa có ý nghĩa chiến lược vừa mang tính thực tiễn, phù hợp với quy luật phát triển khách quan của văn hóa và hiện đại. Có thời kỳ người ta khó chấp nhận tính đa dạng của văn hóa, dẫn tới dấu hiệu “đồng phục”. Lại có thời khuyến khích cái gọi là “tính đa dạng”, thiếu định hướng dẫn tới những biểu hiện “nhố nhăng, phản cảm”, thậm chí “phản văn hóa, vô văn hóa” như Tổng Bí thư chỉ ra. Định hướng và xử lý khoa học, biện chứng giữa tính đa dạng và dòng chủ lưu của văn hóa cách mạng như gợi mở của Tổng Bí thư là một đòi hỏi khách quan, đồng thời là một thách thức mới đối với lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hành văn hóa ở nước ta.

Tư duy lý luận văn hóa xét ở góc độ khoa học là tư duy trừu tượng khái quát. Song, đặc trưng của văn hóa, đặc biệt văn học, nghệ thuật là tư duy hình tượng. Vì vậy để thấu hiểu văn hóa, cần sự xử lý hài hòa giữa tư duy khoa học với năng lực cảm thụ, tình yêu và sự trân trọng các sáng tạo văn hóa, văn nghệ. Tư duy lý luận văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thể hiện rõ đặc trưng đó.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc Tết cán bộ, nhân viên Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: daibieunhandan.vn

Đồng chí yêu văn học từ thời phổ thông, say mê văn hóa dân gian, thơ ca và nhạc, trân trọng các di sản văn hóa của cha ông. Tôi nhớ, cách đây 60 năm (năm 1964) cùng với hàng trăm thanh niên ở quê hương, đồng chí đã không cầm được nước mắt khi cảm nhận sự hy sinh, nỗi đau tột cùng và sự kiên cường vô song của đồng bào miền Nam được kể lại chân thực trong tác phẩm “Những lá thư từ tuyến đầu Tổ quốc” từ miền Nam gửi ra miền Bắc.

Tôi chứng kiến sự nghẹn ngào của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đặt tay lên ngực nhắc đến câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ: “Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”. Có lẽ tôi thống kê chưa đầy đủ, trong tác phẩm về văn hóa của mình, Tổng Bí thư đã hơn 20 lần trích dẫn thơ, nhạc và các tác giả nổi tiếng của dân tộc ta. Đặc trưng đó trong tư duy, cảm xúc đã giúp Tổng Bí thư thấu hiểu chiều sâu của văn hóa và làm nên sức thuyết phục trong các quan điểm về văn hóa và con người. Đặc biệt, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết văn hóa tạo nên nhân cách con người, để con người sống trong “sự phong phú của tâm hồn, tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng” (Sđd, tr.74), chống lại “lối sống thực dụng theo kiểu tất cả vì tiền, lạnh lùng, băng giá, vô lương tâm, vô đạo đức” (Sđd, tr.158).

Nhân cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – một nhân cách giản dị, khiêm tốn. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với thầy cô và bạn bè lớp Văn khóa VIII niên khóa 1963 – 1967 (Đại học Tổng hợp Hà Nội) tháng 6-2022. Ảnh: Duy Linh

3. Tầm nhìn về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là đại diện cho sự phát triển và thành tựu của Đảng về lý luận văn hóa từ đổi mới đến nay. Phần lớn các bài viết, phát biểu đều từ đổi mới. Vì vậy các vấn đề cốt lõi về văn hóa thể hiện sự nhất quán và phát triển để tạo thành một hệ thống ngày càng hoàn thiện.

Điều nổi bật trong công trình này là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã diễn đạt theo cách riêng của mình và tiếp tục nhấn mạnh và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và dự báo trúng tình hình đang vận động. Theo hướng tư duy đó, Tổng Bí thư đã khẳng định những tư duy bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa, làm rõ hơn những thành tựu lý luận của Đảng về văn hóa từ đổi mới, để từ đó nhấn mạnh, đi sâu và phát triển những nội dung mới.

Tiếp tục khẳng định quan điểm cốt lõi, xuyên suốt về phát triển văn hóa gắn chặt với xây dựng con người, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ ra hai nội dung mới.

Một là, vai trò của văn hóa trong thời kỳ quá độ lâu dài, phức tạp ở nước ta đòi hỏi văn hóa phải thấu hiểu, tham gia vào cuộc “đấu tranh với nhau giữa cái mới và cái cũ, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai, cái giá trị truyền thống và cái mới du nhập, cái triển vọng và cái quá khứ” khi mà cuộc đấu tranh đó “nhiều khi chưa phân thắng bại. Trận tuyến lại không rõ ràng” (Sđd, tr.64).

Hai là, trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, Tổng Bí thư khẳng định xây dựng văn hóa là “một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cách mạng Việt Nam” (Sđd, tr.54). Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Ngày nay, văn hóa còn được coi là một yếu tố có vai trò quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi quốc gia, dân tộc” (Sđd, tr.50).

Để làm tròn vai trò ngày càng lớn đó, Tổng Bí thư khẳng định: “Văn hóa là một nội dung quan trọng trong đột phá chiến lược và là động lực đột phá tạo ra nguồn lực nội sinh của phát triển bền vững” (Sđd, tr.44). Đó là sự nhấn mạnh và phát triển những quan điểm của Đảng về văn hóa thể hiện trong Văn kiện Đại hội XIII theo “phong cách tư duy” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cũng theo hướng đó, Tổng Bí thư đã có những kết luận mở về một vấn đề hệ trọng của văn hóa Việt Nam đương đại, đó là những gợi mở rất quan trọng có tính định hướng về các hệ giá trị văn hóa, gồm hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình, hệ giá trị của văn hóa và các chuẩn mực của con người Việt Nam.

Trong khi ngoài xã hội đang có những biểu hiện lệch chuẩn, cả loạn chuẩn và các yếu tố ngoại lai như Tổng Bí thư nhận định, xuất hiện và tác động rất phức tạp đối với sự lựa chọn của một bộ phận quần chúng, thì việc xác định các hệ giá trị trên trở nên cấp thiết. Tổng Bí thư đã yêu cầu kết hợp nhuần nhuyễn những giá trị truyền thống với giá trị hiện đại” (Sđd, tr.45) khi nghiên cứu, xác định các hệ giá trị trên.

Đó là định hướng quan trọng bởi hệ giá trị bao giờ cũng chứa đựng trong đó cái tốt đẹp, căn cốt, bền vững của quá khứ với cái đang định hình trong hiện tại và có vai trò định hướng trong tương lai.

Trong rất nhiều vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng quan tâm, vấn đề xây dựng và phát triển đội ngũ sáng tạo và hoạt động văn hóa được nhấn mạnh một cách đặc biệt. Điều đó vừa khẳng định sự tin cậy rất chân thành về sự lớn mạnh, bản lĩnh, thủy chung với lý tưởng, gắn bó với Đảng, dân tộc và nhân dân, vừa thể hiện sự lo lắng, băn khoăn về những bất cập chưa được khắc phục trong xây dựng đội ngũ này.

Xây dựng và phát triển đội ngũ sáng tạo và hoạt động văn hóa được Tổng Bí thư quan tâm một cách đặc biệt. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại biểu dự Lễ kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam (25/7/1948 – 25/7/2023).

Đảng ta đã nhấn mạnh nhiều lần nhiệm vụ này, Tổng Bí thư đã làm rõ hơn những nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược như “Xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ này” (Sđd, tr.62), đảm bảo “sự thống nhất giữa phẩm chất chính trị và năng lực, trình độ chuyên môn, chuyên ngành” (Sđd, tr.43) và “cần những người có tài năng, tâm hồn, nhân cách, bản lĩnh” (Sđd, tr.249)…

Đối chiếu với thực tiễn, những yêu cầu đó là một thách thức lớn đối với lĩnh vực văn hóa nói riêng. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đối với toàn bộ cán bộ của Đảng và hệ thống chính trị khẳng định: “Cán bộ phải có văn hóa làm gốc” (Sđd, tr.105). Từ quan điểm sâu sắc trên, công trình về văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ dành cho văn hóa mà có giá trị lan tỏa trong toàn bộ đời sống xã hội, trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta.

Cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/dac-trung-tu-duy-va-tam-nhin-ve-van-hoa-con-nguoi-viet-nam-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-377291.html

Cùng chủ đề

sắp xếp, tinh gọn bộ máy là đòi hỏi cấp thiết

Kinhtedothi - Trao đổi bên hành lang Quốc hội, các đại biểu Quốc hội nhìn nhận, tổ chức, bộ máy hiện nay còn cồng kềnh; do đó, đây là thời điểm thích hợp để thực hiện chủ trương tinh gọn, sắp xếp lại bộ máy, để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình… Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp Phạm Văn Hòa: Nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ...

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược giữa hai nước. - Trong những...

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại đảo Bạch Long Vỹ

Kinhtedothi - Ngày 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã có chuyến thăm, khảo sát cuộc sống của cán bộ, Nhân dân đang sinh sống, làm việc tại huyện đảo Bạch Long Vỹ. Huyện Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) là đảo nằm xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ, cách đường phân định vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc 15 hải lý; cách Hòn Dáu (Đồ Sơn, Hải...

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật. Đó là...

quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm

Kinhtedothi- Ngày 2/11 Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Các nội dung chỉ đạo, kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm được quán triệt, triển khai tại Hội nghị này gồm: Nội dung chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; kết luận chỉ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng: Hoàn thành cao tốc Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đi khảo sát hai dự án đường bộ quan trọng trên địa bàn là đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh và cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, động viên lực lượng thi công và tiếp tục tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy các dự án. ...

Thủ tướng kiểm tra việc xóa nhà tạm, nhà dột nát tại Quảng Ngãi

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã thăm hộ gia đình ông Trần Trung Kiên tại xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, kiểm tra việc thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của tỉnh Quảng Ngãi. ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tại khu lưu niệm đồng chí Phạm Văn Đồng

Sáng 9/2, trong chương trình công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tại khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng tại quê hương đồng chí. ...

Cán bộ Quảng Nam phải bám đất, bám người, “sống chết” với Quảng Nam để tỉnh đi đầu trong phát triển

Chiều 8/2, tại thành phố Tam Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam về tình hình kinh tế-xã hội, kết quả triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong chuyến công tác tại Quảng Nam năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc. ...

Thủ tướng dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ và Mẹ Việt Nam anh hùng

Sáng 8/2, bắt đầu chương trình công tác tại tỉnh Quảng Nam, địa phương có số liệt sĩ, số Mẹ Việt Nam Anh hùng nhiều nhất cả nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã đến dâng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Quảng Nam và Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng (xã Tam Phú, TP. Tam Kỳ). ...

Bài đọc nhiều

Chi tiết 12 tuyến metro của TPHCM, sẽ kết nối đến Cần Giờ và Củ Chi

TPHCM dự kiến kéo dài metro Bến Thành - Suối Tiên đến huyện Bình Chánh, đồng thời xây dựng thêm 11 tuyến metro kết nối đến các huyện Cần Giờ và Củ Chi. Theo Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng phê duyệt, thành phố phấn đấu đến năm 2030 hình thành các trục cơ bản của đường sắt đô thị, đến năm 2050 hoàn thiện mạng lưới đường sắt đô thị. Cụ thể,...

Bộ trưởng Nội vụ ủng hộ mô hình thị trưởng, tỉnh trưởng trong quản trị địa phương

Bộ trưởng Nội vụ đồng tình với mô hình UBND là cơ quan hành chính và hoạt động theo chế độ thủ trưởng như xu thế thế giới hiện nay có thị trưởng, tỉnh trưởng. Sáng 5/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự thảo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương (sửa đổi).  Mở rộng mô hình chính quyền đô thị để thúc đẩy sự phát triển  Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm...

Ngày nắng nóng, chỉ số UV ở mức nguy hiểm

(NLĐO) - Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết hôm nay, thời tiết TP HCM sáng sớm se lạnh, dần về trưa chiều nắng nóng với chỉ số UV ở mức nguy hiểm ...

Xử lý nghiêm vụ ứng xử thiếu văn hóa tại tháp Nghinh Phong

(NLĐO) - Lãnh đạo TP Tuy Hòa yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc thành viên tổ an ninh trật tự tại Quảng trường Nghinh Phong có ứng xử thiếu văn hóa. ...

TPHCM đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm, Du lịch và Giao thông vận tải

UBND TPHCM đã trình đề án tinh gọn bộ máy, trong đó đề xuất giữ lại các sở An toàn thực phẩm và Du lịch. Sở Giao thông vận tải được đề xuất giữ lại nhưng đổi tên thành Sở Giao thông Công chính. Chiều nay (6/2), Ban Tuyên giáo và Dân vận phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM tổ chức họp báo định kỳ về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn...

Cùng chuyên mục

Cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở Bắc Ninh

Chiều nay (9/2) đã xảy ra vụ cháy lớn tại xưởng sản xuất hạt nhựa ở xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Vụ cháy lan sang 2 xưởng bên cạnh gây thiệt hại nặng nề. Theo thông tin ban đầu, hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 15h20 phút chiều nay. Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an tỉnh Bắc Ninh phối hợp với Công an huyện Tiên Du và lực lượng ở địa bàn lân...

Các công dân Thái Lan bị Hamas bắt giữ trở về đoàn tụ với gia đình

(CLO) 5 công dân Thái Lan bị Hamas giam giữ hơn một năm đã trở về nước vào ngày 9/2, gặp lại gia đình trong những giây phút xúc động tại sân bay Suvarnabhumi, Bangkok. ...

Khi nào Hà Nội thành lập các sở mới?

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chuyên môn hoàn thiện hồ sơ sắp xếp tổ chức bộ máy để kịp tiến độ trình HĐND thành phố phê duyệt thành lập các sở mới trước ngày 20/2/2025. ...

Nỗi niềm trước thềm Thông tư 29

Thông tư 29 có hiệu lực từ 14/2 đang gây xôn xao, trăn trở cho các bậc phụ huynh, các em học sinh và cả các thầy, cô giáo trên giảng đường. Chỉ còn ít ngày nữa, từ 14/2 tới, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ chính thức có hiệu lực, với nội dung then chốt là "siết chặt" hoạt động dạy thêm, học thêm của giáo viên và học sinh....

Hai cháu nhỏ 3 tuổi chết đuối thương tâm

(NLĐO) – Gia cảnh hai cháu đều rất khó khăn. Sau khi xảy ra sự việc, chính quyền địa phương hỗ trợ gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân. ...

Mới nhất

Ngôi đền thờ thần rắn

TPO - Đền Kinh Hạ được xây dựng vào đời nhà Nguyễn, nơi đây thờ thần Rắn làm thành hoàng làng, một trong những tín ngưỡng sơ khai của người Việt cổ. 09/02/2025 | 19:16 ...

Siêu đề án 355km metro tại TP.HCM: Chính phủ trình gì lên Quốc hội?

Các cơ chế, chính sách đặc biệt chính là tiền đề, nền tảng để hai thành phố lớn nhất của cả nước bắt đầu cuộc cách mạng xây dựng mạng lưới metro. ...

Phát hiện mới về vi nhựa trong não người

Một nghiên cứu được công bố ngày 3/2 trên tạp chí Nature Medicine cho thấy sự gia tăng đáng kinh ngạc vi nhựa và nano nhựa trong não người. Các nhà khoa học đã tìm thấy rất nhiều mảnh và vảy polyme cực nhỏ trong mô não người đã tử vong.

Ngành hàng thiết bị vệ sinh Viglacera: Những nỗ lực bứt tốc – Tổng công ty Viglacera

Gần 150 đại diện cho các Nhà phân phối tiêu biểu trên toàn quốc của ngành hàng sứ vệ sinh và sen vòi Viglacera đã dành nhiều thời gian đến tham quan tìm hiểu các nhà máy sản xuất, “mục sở thị” các dòng sản phẩm mới nhất cùng hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại hàng...

Mới nhất